Áp xe má

Bệnh răng hàm mặt

I. ĐỊNH NGHĨA

Là áp xe khu trú ở vùng má, nguyên nhân thường do răng.

II. NGUYÊN NHÂN

– Do răng

+ Răng viêm quanh cuống không được điều trị.

+ Răng có viêm quanh răng không được điều trị.

+ Do biến chứng răng khôn.

– Do nguyên nhân khác

+  Do tai biến điều trị.

+ Do chấn thương.

+ Nhiễm trùng các vùng lân cận.

III. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Toàn thân

Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….

  • Tại chỗ

Ngoài miệng

+ Vùng má có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể thâm nhiễm lan rộng lên trên đến mi mắt dưới hoặc hố thái dương, ra sau tới vùng cơ cắn hoặc mang tai, xuống dưới tới vùng dưới hàm. Các rãnh tự nhiên trên mặt bị xóa.

+  Giai đoạn đầu khối có mật độ cứng, về sau ấn lõm hoặc có dấu hiệu chuyển sóng. Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào.

Trong miệng

+  Không có dấu hiệu khít hàm.

+  Niêm mạc má căng phồng, đầy ngách tiền đình, niêm mạc in dấu răng và có nhiều cặn tơ huyết hoặc giả mạc.

+ Khi ấn tay vào khối sưng trong miệng thấy mềm, lún, chuyển sóng.

+ Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.

Cận lâm sàng

  • X quang thường quy

Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.

  • CT Scanner: có khối thấu quanh ranh giới rõ ở vùng má.

Chẩn đoán phân biệt

  • Áp xe vùng cơ cắn: vị trí áp xe ở vùng cơ cắn và có dấu hiệu khít hàm.
  • Áp xe vùng mang tai: vị trí áp xe ở vùng mang tai và dấu hiệu chảy mủ qua lỗ ống Stenon khi thăm khám.

IV. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.

  1. Điều trị cụ thể

2.1 Điều trị toàn thân

Kháng sinh và nâng cao thể trạng.

2.2. Điều trị tại chỗ

Đường trong miệng

  • Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía niêm mạc miệng
  • Kỹ thuật

+  Vô cảm.

+  Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.

+ Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.

+  Bơm rửa.

+ Đặt dẫn lưu.

+ Điều trị răng nguyên nhân.

Đường ngoài mặt

  • Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía dưới da vùng má.
  • Kỹ thuật

+  Vô cảm.

+ Rạch da vùng dưới hàm.

+ Bóc tách da và mô dưới da.

+ Dùng kẹp Korche thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.

+  Bơm rửa.

+ Đặt dẫn lưu.

+ Điều trị răng nguyên nhân.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.

  1. Biến chứng
    • Viêm tấy tỏa lan vùng mặt
    • Nhiễm trùng huyết

VI. PHÒNG BỆNH

Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, mọc lệch để điều trị kịp thời.

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

15 Comments

  1. Bác sĩ ơi cho em xin hỏi khi mang thai bị Áp xe Má có ảnh hưởng đến sức khỏe Thai nhi không ạ

    Reply
    1. Author

      Ổ áp xe nói chung thường do vi khuẩn, và hầu hết không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng trong điều trị bạn cần tham khảo thuốc kháng sinh với bác sĩ điều trị để thuốc không ảnh hưởng cho thai nhi.

      Reply
  2. Vợ em có dấu hiệu mệt mỏi và em sờ bên má thấy sưng và có như một cái hạch đó có phải bị Áp xe không ạ

    Reply
    1. Author

      Bạn vui lòng đọc kỹ, Ngoài miệng: + Vùng má có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể thâm nhiễm lan rộng lên trên đến mi mắt dưới hoặc hố thái dương, ra sau tới vùng cơ cắn hoặc mang tai, xuống dưới tới vùng dưới hàm. Các rãnh tự nhiên trên mặt bị xóa.

      + Giai đoạn đầu khối có mật độ cứng, về sau ấn lõm hoặc có dấu hiệu chuyển sóng. Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào. Ngoài ra còn các triệu chứng khác trong bài viết. nếu thấy má sưng và có hạch chưa chắc đó là áp xe má. Nhưng bạn cũng nên đưa vợ đi kiểm tra. để xem nguyên nhân nào dẫn đến và có phương pháp điều trị.

      Reply
  3. BS oi cho e hỏi? Bị ép xe do răng khôn thi nhổ răng có Bị ảnh hưởng gì không? Nhưng nếu không nhổ thi nên uống những loại thuốc gì?Co nên uống epixilin để tiêu mủ không?

    Reply
    1. Author

      Ý bạn có phải là ampicillin. thuốc này là kháng sinh thông thường, không dùng trong trường hợp của bạn, nếu bạn bị áp xe thì tốt nhất nên đi khám để điều trị ổ áp xe ổn định, sau đó bác sĩ sẽ có lịch mổ cho bạn.

      Reply
  4. Da thua bs e nho rang duoc 2 ngay roi ma cho chan rang nho rat dau nhuc, so ngoai ma ngay chan rang do co mach va sung, an vao ha mieng ra thi thay cho vet nho co dich trang duc nghi la mu vay cho em hoi co phai la apxe ko a

    Reply
  5. Dạ thưa bs e nhổ răng được 2 ngày rồi mà chổ chân răng rất đau nhức,sờ ngoài má chổ chân răng đó hơi sưng ấn vào há miệng ra thấy chỗ vết nhổ có dịch trắng nghi là mủ vậy cho em hỏi có phải là Apxe ko a

    Reply
  6. bsi cho e hỏi.e bị sâu răng nên rất đau và nhức sau nhiều ngày đau nhức thì má của e sưg lên rất đau và rất to.sờ vào thì rất đau có nổi lên từg cục trog má nhất là gần chỗ răng sâu ạ.vây bsi cho e hỏi là e bị j ag?

    Reply
  7. Bs cho e hỏi. E bị áp xe má, uống kháng sinh một thời gian đã hết đau và sưng tấy nhưng lại xuất hiện một hạch nhỏ sần sần bên má. Vậy có nguy hiểm kg, cần làm thế nào để hạch đó mất đi. E cảm ơn bs ạ

    Reply
  8. Bác sĩ ơi cháu làm má lúm 5 tháng rồi nhưng giờ nó sưng cục lên và trên cục có mũ trắng có sao không ạ liệu đó có phải bị áp xe ??? Ban đêm lạnh cụcđó ở trongkhoang miệng chỗ tạo má lúm nhức ạ ?

    Reply

Trả lời Lê văn trà Hủy