Vật lý trị liệu liệt mặt (Dây thần kinh số 7)

Bệnh nhi khoa

I. ĐẠI CƯƠNG

Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động cơ mặt. Dây thần kinh số 7 bắt đầu từ một nhân thần kinh ở cầu não, đi qua rãnh hành, cầu não, chui qua xương đá, lỗ trâm chũm và phân bố thần kinh cho các cơ mặt. Vì vậy liệt thần kinh VII làm bệnh nhân liệt các cơ ở nửa mặt

II. NGUYÊN NHÂN

  • Nguyên nhân Dây thần kinh số 7 bị chèn ép ở đoạn đi qua xương đá là do phù nề, rối loạn tuần hoàn dây thần kinh, sau khi viêm nhiễm do virus hoặc do nhiễm lạnh
  • Ngoài ra, liệt mặt có thể gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn ở tai (viêm xương chủm, viêm tai giữa…), u tuyến mang tai, chấn thương trực tiếp dây thần kinh số VII, hội chứng Guillain_Barré,di chứng của Zona

III. CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh

  • Hỏi thời gian khởi phát liệt mặt?
  • Bệnh chính là gì? (viêm tai giữa, do chấn thương…)
  • Có nhiễm lạnh trước đó không (ngủ dưới đất, ngủ với quạt thổi ngay mặt…)? Có phẫu thuật vùng răng hàm mặt trước đó?

Khám lâm sàng

  • Liệt các cơ ở nửa mặt, cần thử cơ để xác định mức độ liệt (từ bậc 0 đến bậc 3).
  • Quan sát xem bệnh nhân có mất cân xứng 2 bên mặt? Nhân trung có lệch không?
  • Mắt nhắm kín? Mất nếp nhăn ở trán? Có méo miệng qua bên lành khi khóc, cười?
  • Có hay đọng thức ăn ở má, nước bọt chảy ra ở mép bên liệt?
  • Trắc nghiệm dấu hiệu đặc hiệu:
    • Dấu Charles_Bell
    • Dấu Souque

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Giai đoạn cấp: (trong 2 tuần đầu)

  • Mục đích:

+ Giảm sưng.

+ Ngừa biến dạng.

  • Chương trình:

+ Cử động nhẹ nhàng, giảm các cử động (ít nói, ít cười).

+ Kích thích đá. Massge nhẹ nhàng các cơ vùng liệt. Không vuốt mặt xuống.

2.  Giai đoạn mạn tính

  • Mục đích:

+ Gia tăng tuần hoàn nửa bên liệt.

+ Phục hồi các cơ bị liệt. Ngăn ngừa các biến dạng. Giảm co thắt cơ.

+ Cải thiện chức năng ăn uống.

+ Cải thiện khả năng biểu đạt cảm xúc qua nét mặt.

  • Chương trình:

+ Massage toàn bộ cơ vùng mặt (không vuốt xuống).

+ Nhiệt trị liệu (túi đắp nóng, hồng ngoại…).

+ Kích thích điện.

+ Vận động tập thụ động, chủ động trợ giúp tiến tới vận động chủ động các cơ: nhăn trán, nhíu mày, nâng mũi, trề môi trên, cơ cười, chu môi, trề môi dưới.

+ Khuyến khích bệnh nhân nhai bên liệt (nhai kẹo cao su), hút ống hút bên liệt (đặt ở khoé miệng). Vuốt mặt từ dưới lên.

+ Diễn đạt một vài tình huống trước gương như: làm điệu, bỉu môi, ngạc nhiên, giận dữ.

+ Hướng dẫn bệnh nhân giữ ấm mặt, bảo vệ mắt (đeo kính), tránh các cử động mạnh ở mặt. Khuyến khích bệnh nhân nhắm 2 mắt, huýt sáo, thổi lửa, thở mím môi, phát âm môi (a, o, ô, i…).

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

3 Comments

  1. Tôi xin hỏi tôi bị dây 7 ngoại biên chữa ở đâu. Tôi đi châm cứu bấm huyệt mãi mà không khỏi.

    Reply
  2. Xin chào bác sĩ,
    Tôi năm nay 25 tuổi và đã từng điều trị khối u ngoại mach ác tính ở lợi trái, phương pháp điều trị là phẫu thuật khối u và xạ trị tại chỗ. Sau quá trình cắt bỏ khôi u, thì tôi phải làm cầu răng cho ba chiếc tại khối u. Tuy nhiên sau thời gian xạ trị tôi nhận thấy phần má bị teo dần, hóp hơn hẳn so với bên má còn lạ và khuôn miệng cũa bị méo, hếch lên ở bên xạ trị. Tôi mong bác sĩ có thể giải thích giúp tôi nguyên nhân và phương pháp khắc phục được không ạ. Rất mong hồi âm của bác sĩ. Xin chân thành cám ơn!

    Reply

Trả lời Nguyễn Hủy