Vật lý trị liệu gãy xương chi dưới

Bệnh nhi khoa

I. ĐỊNH NGHĨA

Gãy xương chi dưới thường gặp ở trẻ từ 10 – 15 tuổi. Nguyên nhân thường do chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày, do tai nạn giao thông, do bệnh lý (bệnh tạo xương bất toàn …). Ngoài ra, có một số trường hợp gãy xương đùi ở trẻ sơ sinh do sang chấn sản khoa, do tai nạn…

II. CHẨN ĐOÁN

1. Hỏi bệnh

  • Hỏi thời gian gãy cách nay bao lâu? Nguyên nhân gãy? Đã điều trị bằng phương pháp nào? (bó thuốc nam, bó bột, phẫu thuật…).
  • Tháo bột cách nay bao lâu?

2. Khám lâm sàng

Sau khi cắt bột, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau :

Sưng, đau.

Giới hạn tầm vận động (ROM – range of movement) khớp gối (ghi nhận tầm độ giới hạn bằng thước đo độ).

Teo cơ  4  đầu     đùi,  cơ  bụng  chân…(cần  thử  cơ,  đo  chu vi cơ…).

Có ngắn chi ? (đo chiều dài biểu kiến và chiều dài tương đối 2 chân).

Cách di  chuyển  của  bệnh  nhân:  tự  đi  một  mình  hay  đi với nạng

Chú ý: Trong trường hợp gãy xương đùi sơ sinh (trẻ dưới 3 tháng tuổi): mang nẹp Pavlik ngay sau khi gãy hoặc sau khi kéo Bryant 1tuần (theo chỉ định của bác sĩ)

III. ĐIỀU TRỊ VẬT LÝ TRỊ LIỆU

1. Giai đoạn bó bột hoặc giai đoạn đang kéo tạ

  • Mục đích:

+ Ngăn ngừa biến chứng hô hấp.

+ Giảm đau, giảm sưng.

+ Gia tăng tuần hoàn.

+ Duy trì lực cơ của chi đau.

+ Tránh teo cơ, cứng khớp do bất động lâu ngày.

+ Gia tăng sức mạnh nhóm cơ thân mình, nhóm cơ đi nạng.

–  Chương trình:

+ Tập thở, hay cho bệnh nhân ngồi dậy

+ Nâng cao chi bị gãy

+ Cử động nhanh cổ chân, bàn chân, và các ngón chân

+ Gồng cơ tứ đầu đùi

+ Tập vận động chủ động ở các khớp không bị bất động

+ Tập vận động chủ động có đề kháng bằng tạ, túi cát các cơ cần đi nạng

+ Hướng dẫn bệnh nhân đi nạng

2. Giai đoạn sau khi bó bột

  • Mục đích:

+ Giảm sưng, đau, co thắt cơ, gia tăng tuần hoàn chi bị gãy

+ Gia tăng tầm vận động khớp hông, gối

+ Gia tăng lực cơ tứ đầu đùi, cơ tam đầu cẳng chân

+ Chịu sức nặng ở chi đau (khi bác sĩ cho phép)

–  Chương trình:

+ Sử dụng nhiệt nóng, ấm: túi nước nóng, túi đắp điện để giảm sưng ,giảm đau

+ Cử động chủ động có trợ giúp (giàn treo, ròng rọc, tay bệnh nhân)

+ Vận động thụ động, kéo giãn để gia tăng ROM

+ Áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ, co nghỉ, trượt khớp để gia tăng ROM

+ Tập vận động chủ động có đề kháng (túi cát, tạ, dây thun, bàn đá tạ…)

+ Hướng dẫn dáng đi đúng

3. Giai đoạn cấp gãy xương đùi ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

  • Cho bệnh nhân mang nẹp Pavlik ngay sau khi gãy hoặc sau khi kéo Bryant 1 tuần
  • Theo dõi X-quang hàng tuần, mang nẹp trong 1 tháng
  • Thời gian tháo nẹp tùy theo chỉ định của bác sĩ chỉnh hình
  • Hướng dẫn gia đình cách chăm sóc bệnh nhân khi mang nẹp

Lưu ý khi bệnh nhân mang nẹp Pavlik:

  • Không áp 2 đùi, không tháo nẹp
  • Không xách 2 chân lên khi thay tã
  • Không nằm nghiêng, không nằm sấp
  • Dây đai ngực không quá siết
  • Các dây đai được siết theo mức đã đánh dấu
  • Quần áo rộng, không mặc áo liền quần, quần áo ngoài nẹp
  • Hông gập 90o, dang 110o(tùy theo độ di lệch của xương gãy).

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận