I. ĐẠI CƯƠNG

  • Mọi bất thường trên đường xuống của tinh hoàn (nội tiết, cơ học, thần kinh) khiến tinh hoàn không xuống bìu được gọi là tinh hoàn ẩn
  • Tần suất: Một bên nhiều hơn hai bên (khoảng 25% tổng số).

Bên phải thường gặp hơn bên trái.

Trẻ sanh thiếu tháng tháng, nhẹ cân (33%). Trẻ 1 tuổi khoảng 1%.

II. ĐỊNH NGHĨA

Tinh hoàn ẩn (undescended testis): tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm dọc trong đường đi của nó (trong bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn, lỗ bẹn nông).

Tinh hoàn lạc chỗ: (ectopic testes) sau khi ra khỏi lỗ bẹn nông tinh hoàn đi lạc tới một vị trí khác mà không đến bìu (tầng sinh môn, củ mu, gờ mu, dây chằng bẹn, cân đùi). 80% xảy ra một bên, kích thước và chức năng thường bình thường

Tinh hoàn co rút (true retractile testis): tinh hoàn đi lên khỏi bìu (do cơ nâng bìu hoạt động quá mức và không dính hoàn toàn cực dưới tinh hoàn với bìu). Tự trở lại bìu khi hết kích thích, thường xảy ra hai bên.

Tinh hoàn co rút cao (high retractile testis, gliding testis): tương tự tinh hoàn co rút, nhưng khó kéo tinh hoàn xuống bìu và khi buông tay tinh hoàn lập tức chạy lên lại

Không có tinh hoàn: (Anorchia) tinh hoàn không phát triển hay bất sản tinh hoàn (hiếm), có thể kèm bất thường ở thận, niệu quản, bìu.

III. NGUYÊN NHÂN

  • Thần kinh sinh dục đùi.
  • Khiếm khuyết hormon: gonadotropine vàtestosterone.
  • Khiếm khuyết giải phẫu: bất thường dây chằng tinh hoàn bìu, mào tinh, mạch máu…

IV. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

  1. Bệnh sử: có giá trị trong việc phân biệt tinh hoàn co rút với tinh hoàn ẩn
  2. Khám: nên khám hai tư thế nằm ngửa và ngồi xổm (frog-legged sitting position).
  • Tinh hoàn sờ được: co rút, lạc chỗ, trong ống bẹn
  • Tinh hoàn không sờ được: trong bụng, không có.
  • Kích thước tinh hoàn (trong trường hợp có 1 tinh hoàn, tinh hoàn thường to), hình dạng bìu.
  • Khám tổng thể phát hiện dị tật đi kèm và sự phát triển của hệ sinh dục

2. Cận lâm sàng

  • Siêu âm: không có giá trị phân biệt tinh hoàn trong ổ bụng với không có tinh hoàn.
  • Đo Testosterone, liệu pháp HCG, nhiễm sắc thể nếu tinh hoànẩn kèm theo tật lỗ tiểu thấp, tinh hoàn ẩn 2 bên.
  • Nội soi ổ bụng: có giá trị trên 95%, chẩn đoán và điều trị.

V. BIẾN CHỨNG TINH HOÀN ẨN

  • Xoắn tinh hoàn: nguy cơ cao hơn tinh hoàn trong bìu.
  • Vô sinh: giảm khả năng sinh sản ở cả tinh hoàn ẩn một bên hoặc hai bên. Tỉ tệ vô sinh ở Tinh hoàn ẩn hai bên cao hơn một bên.
  • Hóa ác: nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn ở trẻ có Hai bên bị cao hơn một bên. Mổ Tinh hoàn ẩn vẫn còn nguy cơ ung thư.

VI. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Hạ tinh hoàn xuống bìu và cố định vào cânDartos.
  • Thời điểm phẫu thuật: 6 tháng tuổi
  • Điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ xoắn, vô sinh và hóa ác, cải thiện chức năng nội tiết của tinh hoàn, hình dạng của bìu.
  • Tinh hoàn co rút cao (gliding testis): chỉ định mổ như tinh hoàn ẩn
  • Tinh hoàn ẩn sau tuổi dậy thì: cố định ở bìu nếu dễ dàng, nếu khó hoặc bất thường (khó đưa xuống, teo nhỏ, mềm) nên cắt bỏ.

2. Điều trị nội khoa bằng hormon: còn tranh cãi.

3. Điều trị ngoại khoa

  • Tinh hoàn ẩn sờ được: cột cắt ống phúc tinh mạc, cố định tinh hoàn vào giữa da bìu và cânDartos.
  • Tinh hoàn ẩn không sờ được: nội soi thám sát, đưa tinh hoàn xuống bìu bằng Stephens Fowler một thì hoặc 2 thì.

4. Biến chứng sau mổ

  • Máu tụ vùng bẹn bìu: bẹn bìu to, bầm tím. Siêu âm loại trừ thoát vị bẹn nghẹt, điều trị nội khoa là chủ yếu, can thiệp nếu không loại trừ xoắn tinh hoàn.
  • Tinh hoàn còn nằm trong ống bẹn: do cố định không chắc vào cân Dartos, phẫu thuật lại sau 6 tháng.
  • Tổn thương thần kinh chậu bẹn: đau, dị cảm vùng bìu.
  • Xoắn tinh hoàn.
  • Tổn thương ống dẫn tinh
  • Teo tinh hoàn.

5. Theo dõi sau mổ: tái khám sau 6 tháng.

Sơ đồ điều trị tinh hoàn ẩn
Sơ đồ điều trị tinh hoàn ẩn
Bài trướcViêm tuyến tiền liệt cấp tính – triệu chứng, điều trị
Bài tiếp theoVùi dương vật ở trẻ và điều trị

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.