Chẩn đoán và điều trị rò trực tràng – tiền đình bẩm sinh ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

Rò trực tràng – tiền đình bẩm sinh là một bệnh hay gặp ở trẻ em gái. Bệnh thường biểu hiện ở tuổi từ 1 đến 3 tháng.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Cháu gái sau đẻ vẫn đại tiện bình thường.
  • Khoảng 1 đến 3 tháng tuổi xuất hiện viêm tấy ở môi lớn và xuất hiện rò mủ sau đó rò phân. Có trường hợp viêm loét nặng ở vùng môi lớn và tầng sinh môn, có trường hợp chỉ xuất hiện rò phân qua tiền đình.
  • Thăm khám: toàn trạng không có gì đặc biệt.

Tại chỗ: cho 1 miếng gạc tẩm xanh methylen qua hậu môn và ép về phía tiền đình thấy xanh methylen rò sang tiền đình.

Cận lâm sàng

Các xét nghiệm cần thiết cho phẫu thuật.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tạm thời chờ mổ

  • Khi có viêm mủ: dùng kháng sinh (cephalosporin liều 50mg/1kg cân nặng) tiêm và rửa tại chỗ bằng oxy già rồi chấm betadin cho đến khi hết viêm.
  • Nếu có rò phân mà không có viêm thì chỉ cần vệ sinh tại chỗ.
  • Trường hợp có viêm loét nặng điều trị kháng sinh không đỡ phải làm hậu môn nhân tạo.

Phẫu thuật cắt và khâu lỗ rò

Đa số trường hợp được tiến hành không làm hậu môn nhân tạo trước.

Tuổi mổ

Từ 2 tuổi trở lên.

Chuẩn bị mổ

  • Ăn nhẹ 1 ngày trước mổ.
  • Kháng sinh đường ruột (Flagyl liều 15mg/1kg cân nặng, bactrim liều 100mg/1kg cân nặng) 3 ngày trước mổ.
  • Thụt đại tràng kỹ tối hôm trước mổ và sáng sớm ngày mổ.

Kỹ thuật mổ

Dùng 1 catheter đặt vào đường rò qua hậu môn. Rạch da đường ngang qua tầng sinh môn sát rìa hậu môn. Phẫu tích cơ thắt ngoài và kéo xuống phía dưới. Phẫu tích tách thành trực tràng ra sau và thành âm đạo ra trước cho đến đường rò. cắt đôi đường rò và tiếp tục phẫu tích lên đường rò khoảng 1cm tách thành trước trực tràng khỏi thành âm đạo. Cắt lọc xung quanh mép lỗ rò. Khâu lỗ rò bằng chỉ tiêu, mũi rời, khâu 2 lớp. Phía tiền đình khâu lỗ rò một lớp mũi rời. Kéo cơ thắt ngoài chèn vào giữa thành trực tràng và âm đạo ở vị trí đường rò. Đóng vết mổ. Đặt sonde niệu đạo để 5 ngày.

Kỹ thuật tiếp cận trực tiếp đường rò. Đặt 1 catheter vào đường rò. Rạch da đường ngang hoặc chữ T ngược qua tầng sinh môn. Phẫu tích vào thẳng đường rò. cắt đôi đường rò. Tiếp tục phẫu tích, cắt và khâu lỗ rò như kỹ thuật trên.

Điều trị và chăm sóc sau mổ

  • Nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch 5 ngày.
  • Dùng kháng sinh tiêm phổ rộng 7 ngày (cephalosporin thế hệ thứ ba liều 50mg/1kg cân nặng + gentamicin liều 4mg/1kg cân nặng).
  • Tại chỗ vết thương để hở không băng, chấm betadin 2 lần /ngày.

Xuất viện sau mổ 7 ngày. Nếu bị rò lại (thường vào ngày thứ 5-6) cho vệ sinh tại chỗ và hẹn 6 tháng sau mổ lại.

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Bác sỹ ơi cho em xin phép được Bác sỹ tư vấn , con gái em bị bệnh rò trực tràng tiền đình lúc 4 tháng tuổi và cháu được bác sỹ Ngọc bệnh viện nhi đồng 2 mổ , nhưng bị nhiễm trùng nên phải tháo chỉ , năm 2011 e được giới thiệu sang bệnh viện Việt Đức Hà nội và được bác sỹ trần Ngọc Bích phẫu thuật cho cháu nhưng vẫn chưa được , năm nay e lại tiếp tục cho cháu ra gặp bác sỹ Bích nhưng vết thương của cháu vẫn đang bị viêm , bác sỹ Bích đã hướng dẫn về vệ sinh cho cháu hết viêm đến tháng 10 quay ra mổ , vì điều kiện nhà ở trong Đà lạt xa xôi , e thì là bộ đội , nên e muốn hỏi bác sỹ không biết con nhà e phẫu thuật lần này có khỏi hẳn được không ạ , gia đình em rất sốt ruột và thấy thương cháu ? Chân thành cảm ơn bác sỹ

    Reply

Hỏi đáp - bình luận