Gây tê ngoài màng cứng

Bệnh ngoại khoa

Gây tê ngoài màng cứng là đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng làm tê các rễ thần kinh tuỷ sống đi qua nó, từ đó gây tê các vùng ngoại vi phụ thuộc các dây thần kinh này.

I. CHỈ ĐỊNH:

  • Nhìn chung như gây tê tuỷ sống.
  • Một số chỉ định đặc biệt cho:

+ Phẫu thuật khớp háng và khớp gối phối hợp với gây mê toàn diện.

+ Phẫu thuật tạo hình chi dưới.

+ Đẻ không đau.

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  1. Như chống chỉ định gây tê tuỷ sống.
  2. Đặc biệt chú ý khi người bệnh có bệnh về đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu sẽ làm chảy máu vào khoang ngoài màng cứng gây chèn ép thần kinh tuỷ sống vì kim gây tê ngoài màng cứng

III. CHUẨN BỊ:

-Cán bộ chuyên khoa: bác sỹ, cử nhân gây mê, KTV chính gây mê.

  • Phương tiện:

+ Phương tiện theo dõi điện tim, mạch, huyết áp, SPO2.

+ Phương tiện cấp cứu và hồi sức tuần hoàn, hô hấp.

+ Kim tiêm, bơm tiêm, kim chọc mồi.

+ Kim gây tê ngoài màng cứng Touchy số  17 G, 18 G.

+ Catheter ngoài màng cứng nếu cần gây tê kéo dài và giảm đau sau mổ.

+ Thuốc gây tê cần thiết.

+ Bông, gòn, gạc, cồn sát khuẩn.

– Người bệnh:

+ Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.

+ Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: ondansetron, primperan, kháng acid…

+ Người bệnh đồng ý.

+ Thăm khám người bệnh và đánh giá tình trạng cột sống.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

  • Tư thế người bệnh: ngồi trên bàn phẫu thuật, để hai chân xuống ghế hoặc nằm nghiêng cong lưng tôm.
  • Sát khuẩn vùng định chọc kim, trải vải mổ vô khuẩn.
  • Xác định đốt sống định chọc
  • Gây tê vùng da khe sống định chọc kim, chọc kim mồi qua
  • Chọc kim gây tê ngoài màng cứng qua lỗ chọc mồi, tiến kim từ từ.
  • Xác định khi kim chọc vào khoang ngoài màng cứng:

a/ Kỹ thuật mất sức cản: kim gây tê lấp vào bơm tiêm có huyết thanh mặn hoặc không khí, khi chọc kim qua mỗi lớp có những lực cản khác nhau, chú ý tiến kim từ từ vài milimet một, một tay ấn nhẹ vào pit-tông của bơm tiêm, khi kim qua dây chằng vàng có cảm giác “sựt” nhẹ là lúc kim vào khoang ngoài màng cứng, áp lực trong bơm tiêm giảm, pit-tông sẽ vào rất nhẹ.

b/ Kỹ thuật giọt nước treo:

  • Thuốc dùng:

+ Lidocain 1,5 – 2%: 6–7 mg/kg liều tính theo đốt thần kinh sẽ bị phong bế 1- 1,5ml/1 đốt sống tính từ  S5 trở lên.

+ Bupivacain: 0,25% – 0,5%: 70 – 120 mg (tối đa 2mg/kg).

  • Có thể sử dụng nhóm morphinique kết hợp để kéo dài thời gian tác dụng của thuốc tê: ± 20 – 50mg
    • Lắp bơm tiêm có thuốc tê vào, để một bóng khí nhỏ trong bơm tiêm, hút nhẹ bơm tiêm trước khi bơm thuốc không thấy máu và nước não tuỷ chảy
    • Tiêm liều thử 3 – 5 ml  lidocain 2% có pha 1/000  adrenalin. Nếu liều thử này tiêm vào mạch máu thì nhịp tim có thể tăng lên.
  • Giữ bơm tiêm cố định, bơm thuốc từ từ từng đợt, trước khi bơm thuốc phải hút thử bơm tiêm xem có máu hoặc nước não tuỷ không, mỗi lần tiêm không quá 5ml. Nếu tiêm thuốc vào nhẹ nhàng, bong bóng khí trong bơm tiêm không bị ép nhỏ lại, tình trạng người bệnh ổn định thì bơm hết số thuốc cần thiết.
  • Đặt catheter ngoài màng cứng vào, rồi rút kim Chú ý không làm tụt catheter khi rút kim và không được rút ngược catheter khi kim đang còn ở trong khoang ngoài màng cứng vì dễ đứt catheter.
  • Băng cố định catheter.
  • Đặt tư thế người bệnh thuận lợi khi phẫu thuật.
  • Tiếp tục theo dõi và hồi sức.
  • Nếu cần cho thêm thuốc thì phải căn cứ vào tình trạng người bệnh, liều sau bằng 1/3 đến 1/2 liều đầu.

V. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:

  • Gây tê tuỷ sống liều cao do kim chọc thủng màng cứng: điều trị triệu chứng.
  • Đứt catheter trong khoang ngoài màng cứng: theo dõi, nếu cần phải phẫu thuật để lấy ra

Bệnh ngoại khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận