Vết thương thời chiến do hoả khí ở riêng biệt vùng này hiếm gặp. Nhưng trong thời bình, các tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn trong các hoạt động thể dục thể thao trong đó có những môn võ dùng chân để đá… chấn thương vùng bìu thường hay gặp.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân hay gặp thường là:

  • Bị đá trực tiếp vào vùng bìu.
  • Ngã ở tư thế cưỡi ngựa (có thể bị chấn thương niệu đạo trước hoặc có thể bị chấn thương bìu).
  • Trong các trận đấu thể thao và võ thuật.
  • Do hoả khí.

Cần lưu ý là ngoài những chấn thương có nguyên nhân rõ ràng, cần phải biết phân biệt trước những thương tổn bên trong bìu, do viêm nhiễm hoặc khối u mà bệnh nhân không rõ nguyên nhân gây chấn thương.

GIẢI PHẪU BỆNH LÝ

Vùng da bìu gồm rất nhiều lớp cho nên các thương tổn bệnh lý giải phẫu được thể hiện à nhiều mức độ khác nhau:

  • Tụ máu ở nông, ở giữa da và lớp mô sợi (Tissu fibreux) đám tụ máu lan rộng trên mặt da nhìn thấy các chấm xuất huyết.
  • Tụ máu ở sâu – giữa lớp mô sợi và lớp thanh mạc.
  • Tụ máu ở trong màng tinh hoàn.
  • Thương tổn dập nát mào tinh hoàn, tinh hoàn.
  • Gây xoắn tinh hoàn.

TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN

Sau chấn thương, xuất hiện đau dữ dội và thường ngất đi. Khởi đầu trên lớp da bìu có những đám chấm xuất huyết, sau đó da bìu bầm tím tụ máu rõ, xưng to dần và rắn. Bệnh nhân vẫn đái được bình thường.

Nếu có xoắn tinh hoàn cơn đau ngày một tăng, bìu đau co thắt nên bệnh nhân rất sợ bị sờ nắn, bìu to dần đỏ thẫm hoặc bầm tím, dưới da bìu nổi lên một khối (tinh hoàn và mào tinh hoàn) co rút về phía lỗ bẹn, thừng tinh đau, cơn đau có thể tạm ngừng rồi lại tiếp tục (đó là dấu hiệu thường làm thầy thuốic bỏ sót trong chẩn đoán).

Trong chẩn đoán phân biệt nên lưu ý loại trừ trường hợp chấn thương niệu đạo (bí đái và chảy máu niệu đạo) nhất là các bệnh viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn thời kỳ khởi phát nhân cơ hội có một chấn thương tình cò không đáng kể.

ĐIỀU TRỊ

Sau khi hỏi kỹ và nguyên nhân gây bệnh, thăm khám kỹ lưỡng để loại trừ hoàn toàn các bệnh do chấn thương ở các cơ quan khác hoặc các bệnh không phải do chấn thương. Việc điều trị được tiến hành:

Điều trị nội khoa

  • Khi chắc chắn thương tổn nhẹ. Các đám tụ máu chỉ khu trú ở nông và không tiến triển lan rộng. Bệnh nhân hết đau chỉ cần tiến hành:
  • Nằm nghĩ yên tĩnh
  • Băng treo cố định vùng bìu lên cao (kiểu như mặc một chiếc quần lót bằng thun thật chặt).
  • Có thể cho đề phòng trước: kháng sinh, các loại thuốic giúp cho việc tiêu máu như: Anpha chymotrypsine.
  • Chườm đá tại chỗ.

Điều trị phẫu thuật

Quan niệm mới về hướng điều trị hiện nay là nên mở rộng chỉ định mổ thăm dò nhưng khi xử trí các thương tổn ở tinh hoàn (nếu có) thì cố gắng hết sức bảo tồn hoặc phải cắt bỏ từng phần thì hết sức tiết kiệm mục đích cố giữ được càng nhiều càng tốt để giữ được sự thăng bằng về nội tiết tố sau này. Tiến hành:

  • Rạch rộng da bìu
  • Cẩm máu cẩn thận qua tùng lớp
  • Thăm dò tinh hoàn
  1. Nếu tinh hoàn vỡ gọn: cố gắng khâu cầm máu vỏ bao tinh hoàn. Lấy hết máu cục, khâu da.
  2. Nếu dập vỡ một phần, cũng chỉ nên cắt bỏ những phần dập nát sau đó khâu kỹ vỏ bao tinh hoàn.
  3. Trường hợp tinh hoàn bị dập nát hoàn toàn thì mới phải cắt bỏ tinh hoàn.

Cũng như trường hợp xoắn tinh hoàn cố gắng tháo xoắn và bảo tồn. Trừ trường hợp tinh hoàn đã bị hoại tử, bầm tím đen thì phải cắt bỏ.

Để tránh gây những trường hợp về tâm lý, tại một sô nước khoa học phát triển, người ta đặt vào thay thế bằng một tinh hoàn nhân tạo giả bằng một chất có thể tồn tại được trong cơ thể mà không gây những kích thích bệnh lý nào.

  • Với những vết thương vùng bìu, cần thiết phải mổ thăm dò và xử trí tuỳtheo thương tổn như trên.

Với các vết thương, cần phải dẫn lưu và điều trị kháng sinh tiếp tục.

Bài trướcCách tính ngày rụng trứng chuẩn
Bài tiếp theoĐộ tuổi và thời gian mang thai tốt nhất

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.