Điều trị ung thư phổi

Bệnh hô hấp

ĐẠI CƯƠNG

Có 4 phương pháp để điều trị: Miễn dịch, nội khoa, tia xạ, phẫu thuật.

Ngày nay người ta còn dùng phương pháp điều trị bằng tia laser lạnh, cắt các mảnh ung thư kéo ra ngoài qua ống soi.

Các phương pháp trên được sử dụng tuỳ theo tính chất mô bệnh học của khôi u.

về mô bệnh học đại thể có 4 loại:

+ Ư dạng biểu bì + ư dạng tuyến + u không biệt hóa tế bào nhỏ + u không biệt hóa tế bào to.

Ngoài ra còn phải tính đến giai đoạn dựa trên hệ thống      phân loại           theo TNM.

  1. T = Tumor (khối u)
  • Tis: u nằm dưới niêm mạc phế quản
  • Tx: u nằm ở niêm mạc phế quản, nhưng không nhìn thấy được vị trí khi soi phế quản.
  • TI: u có đường kính 3 cm.
  • T2: u có đường kính 3 cm hoặc nếu u ở phế quản gốc thường cách ngã ba chạc khí phế quản trên 2 cm. Đã xâm nhập vào lá tạng màng phổi. Rôì loạn thông khí một thuỳ.
  • T3: Bất kì đường kính bao nhiêu nhưng đã xâm nhập vào thành ngực, lá thành màng phổi, màng phổi trung thất hoặc cách carena dưới 2 cm, gây rối loạn thông khí một phổi.
  • T4: u đã xâm nhập vào trung thất (tim, các mạch máu lớn, khí quản, thực quản, đốt sống, carena, tràn dịch màng phổi).
  1. N : Node (hạch ngoại biên)
  • N0: không có hạch ngoại biên
  • Ni: Có hạch quanh phế quản hay rốn phổi cùng bên
  • N2: Hạch ở ngã ba chạc khí – phế quản (carena) hoặc hạch trung thất cùng bên.
  • N3: Hạch trung thất và/hoặc hạch bên đối diện, và/hoặc hạch thượng đòn.
  1. M = Metastasis (di căn)
  • M0: không thấy có di căn ở xa
  • Mi: có di căn ở xa

Dựa vào TNM, ta chia giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 0 Tis No Mo
+ Giai đoạn 1 Ti No Mo
T2 No Mo
+ Giai đoạn 2 Ti Ni Mo
t2 Ni Mo
+ Giai đoạn 3A Ti N2 Mo
T2 N2 Mo
t3 No, Ni, N2 Mo
+ Giai đoạn 3B t4 N2,N3 Mo
+ Giai đoạn 4 Các loại T Các loại N Mi
Dựa vào mô bệnh học và TNM. Ta sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau: tia xạ, nội khoa hay phẫu thuật

ĐIỀU TRỊ

  1. Điều trị bằng phương pháp miễn dịch

Người ta thấy các loại ung thư phế quản bất kì ở giai đoạn nào cũng có tính chất giảm miễn dịch.

Hiện nay với bệnh AIDS, tuy chưa có công trình nào nghiên cứu sự liên quan giữa ung thư phổi và AIDS. Nhưng theo Lo-Gerfo, ung thư phế quản hầu như mang kháng nguyên đặc hiệu. Điều đó cho phép ta sử dụng phương pháp điều trị bằng miễn dịch.

Có hai cách:

  • Miễn dịch thụ động: Dùng huyết tương hay máu người bị ung thư phổi đang lúc bệnh tồi rồi tiêm cho người bị ung thư phổi.
  • Miễn dịch chủ động
  • Không đặc hiệu: Dùng BCG:

Lấy 2 ml hỗn hợp BCG (1 ml chứa 75.000 vi khuẩn sống đã làm khô) bôi lên da sau khi rạch da – rạch da với diện tích khoảng 5cm2 – Mỗi tuần 1 lần.

Có thể làm trong nhiều tuần (6 – 8 tuần).

  • Đặc hiệu: Tổng hợp các bệnh nhân bị ung thư phổi khác nhau – Lấy tế bào ung thư của các bệnh nhân ấy tiêm cho bệnh nhân cần điều trị.

6 mũi đầu phải xử lí bằng formon.

Những mũi sau phải xử lí bằng tia cực tím (ƯV) hay tia X.

  1. Điều trị bằng tỉa xạ (Telecobalt, Betatron)

Liều: 40 – 70 Grays/1 khối u.

Thường sử dụng để điều trị ung thư dạng biểu bì.

Không dùng khi khối u quá lớn ( 5 cm) vì dễ gây hoại tử hoặc chảy máu.

Có thể áp dụng phương pháp này trước khi mổ.

  1. Điều trị nội khoa

về nguyên tắc phải đa hóa tộ liệu (Polychimis therapie). Sau đây là các thuốc chính:

  • Thuốc chống phân bào: Huỷ hoại nucleoprotein gồm 4 loại chính:
  • Dần xuất p Chloro Ethylamin gồm:

+   Methyl bis Chlore thylamin (Caryolysine)

+   Chloro – ethylamine Dexoxy – Mannitol (Degranol).

+ Acid Chloro – Ethylamino – Phenylbutyric (Chloraminophene)

+   Cyclophosphamid (Endoxan)

+   Chloroamino – phenyl – alamin (Sarcolysine)

  • Dẩn xuất của Ethylin – Imin gồm:

+   Triethylene – Melamin (TEM)

  • + Thio Ethylen Phosphoramid (Thiotepa)

+   Ethylen – Imino – Bcnzoquinon (E39).

  • Estres Disulfonic:

+   Dimethyl Sulfonyloxy Butan (Misulban)

+   Dimethyl – Sulfonyl Mannitol (Myleran)

  • Dần xuất của Methyl Hydrazin

+   Procarbazym

+   Natulan.

  • Thuốc chống chuyển hóa

Có tác dụng ức chế tổng hợp acid nucleic Gồm có:

  • Kháng Folic
  • Acid amino phteoryl glutamic (Aminopterin)
  • Acid methyl – phteoyl glutamic (Methotrexat)
  • Chất đối kháng Adenin Mercapto – 6 – Purin (Purinethol)
  • Chất đối kháng của ThyminFluoro- 5 – Ưracyl (5 U).
    • Kháng sinh chống ung thư

Là những chất lấy từ vi sinh vật, gồm có:

  • Azoserin, actinomycin D, milomycin c, ruíochromonycin (5278 R.P), bleomycin.
    • Còn có các chất sau (Poisons Fusorừiiix)
  • Desacetyl methyl colchicin (Demecolcin)
  • Desacetyl thio colchicin (Thio Colcizan)
  • Alcaloid của cây dừa cạn (Pervenche)

+ Vincaleucoblastin

+ Vincaleucorislin (Vincristin, Leucoristin).

Khi dùng hóa chất phải theo dõi công thức máu.

Liều lượng dùng phải thay đổi để có tác dụng tối đa tới tế bào ung thư và không độc đối với tế bào bình thường.

Nếu dùng gián đoạn: Dùng một loại trong thời gian ngắn (10 ngày) – Khi cần phải điều trị tiếp có thể thay thế loại thuốc khác.

Đốì với hóa trị liệu, dùng phương pháp đa hóa, phải dùng phương pháp gián đoạn

  • Mỗi đợt cách nhau lừ 15 ngày đến 01 tháng.

sau đây là mô hình điều trị hóa chất:

  • Dùng thuốc chồng phân bào, tác dụng đến ADN tế bào, huỷ hoại nhân và nhiễm sắc thể:

+ Mannomustin (Degranoi): 50 mg + glucose 5% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch/ngày. Truyền 20 ngày liền.

Có tác dụng đối với ung thư không biệt hóa.

+ Cyclophosphamid: 200 mg/ngày – uống hoặc tiêm tĩnh mạch, nhỏ giọt tĩnh mạch.

  • 5 F.Ư: 0,75 – 1 g + glucose 5% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.
  • Kháng sinh chống ung thư

Bleomycin 15 mg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc nhỏ giọt tĩnh mạch. Thờ i gian: 15 – 20 ngà y.

  1. Điều trị bằng phẫu thuật

Cần phải dựa vào phân chia giai đoạn theo hệ thống TNM. Ngoài ra còn dựa vào thăm dò chức năng hô hấp về phương diện thông khí riêng rẽ (Examen separe des poumons); Khí máu, thông tim phải.v.v…

Không mổ khi có:

  • u lan tràn đến khí quản.
  • Tắc hoàn toàn tĩnh mạch chủ trên.
  • Di căn hạch ngoại biên.
  • Liệt thần kinh hoành quặt ngược.
  • Hạch thượng đòn
  • Tràn dịch màng phổi.

Phẫu thuật có thể:

  • Cắt phổi rộng (cắt một phổi và lấy các hạch xung quanh).
  • Cắt phổi
  • Cắt thuỳ phổi
  • Mở lồng ngực thăm dò.

Dưới đây là bảng tóm tắt về điều trị ung thư phổi

5. Chỉ định và chông chỉ định vể điều trị ung thư phổi

Tính châ’t của K Chỉ định Chống chỉ định
K dạng biểu bì hay K dạng tuyến A. Phẫu thuật Bệnh nhân dưới 70 tuổi –  K không biệt hóa

–    70 tuổi

–  Suy mòn

–  Có suy hô hấp

+ FEV1 1200 ml + Tiffeneau 55%

+ Rối loạn thông khí bên đốì diện

–  Áp lực động mạch phổi 40 mmHg

–  Có hạch trung thất, xâm nhập vào màng phổi, xương sườn

–  Di căn xa: chống chỉ định tuyệt đối

K không biệt hóa B. Dùng tia xạ Suy mòn, bội nhiễm, rối loạn tạo huyết, u quá lớn, có di căn vào màng phổi thực quản hoặc các nơi khác
–  Khi không có chĩ định mổ hoặc dùng tia

–  Dùng các phương pháp trên không kết quả

c. Điều trị bằng hỏa chất –  Suy mòn

–  Có rối loạn cơ quan tạo huyết

Bệnh hô hấp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận