Bệnh Lao và Aids

Bệnh hô hấp

Nguy cơ mắc bệnh lao lâm sàng là cao ở những đối tượng nhiễm HIV, vì họ đều là những người đã bị suy giảm miễn dịch, ở những nước đang phát triển, có từ 30-50% số trường hợp AIDS mắc bệnh lao kết hợp.

Ở một số vùng, bệnh lao là nguyên nhân chính gây ra tử vong ở những đối tượng có HIV dương tính. Bệnh lao ở những người nhiễm HIV thường thuộc thể không điển hình (lao sơ nhiễm tiến triển rất nhanh), và thể ngoài phổi (lao hạch bạch huyết, lao màng não), với những biểu hiện của bệnh AIDS đã xuất hiện từ nhiều tháng hoặc thậm chí từ nhiều năm trước đó.

Tiêm chủng vaccin BCG phòng lao từ trước cũng không thể có hiệu quả trong trường hợp nhiễm HIV. Phản ứng bì với tuberculin có thể âm tính giả và phiến đồ bệnh phẩm đờm cũng có thể âm tính, vì thế cấy bệnh phẩm để phát hiện trực khuẩn lao là quan trọng trong chẩn đoán, và trong việc tìm hiểu tính cảm thụ của trực khuẩn đối với các thuốc chống lao.

ĐIỀU TRỊ: Yêu cầu phối hợp 3 hoặc 4 thuốc chống lao trong vòng ít nhất 2 tháng, tiếp theo là liệu pháp hai thuốc để củng cố trong vòng ít nhất 7 tháng kể từ khi cấy vi khuẩn đã có kết quả âm tính, ở một số nước, phần lớn các chủng M. tuberculosis (trực khuẩn lao) phân lập từ những bệnh nhân nhiễm HIV nội trú trong các bệnh viện đều kháng các thuốc chống lao chính, và ở những bệnh nhân này thì tỷ lệ tử vong có thể tới 50% trong khoảng thời gian từ 4 đến 16 tuần kể từ khi họ được chẩn đoán bị bệnh lao tới lúc họ bị tử vong.

 

Bệnh hô hấp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận