Bệnh bụi phổi và những bệnh phổi nghề nghiệp khác

Bệnh hô hấp

Bệnh bụi phổi là bệnh do thở hít phải những hạt nhỏ các chất liệu, nói chung là các chất vô cơ (chất khoáng), trong quá trình lao động. Tính nhậy cảm cá nhân phụ thuộc vào khả năng thanh thải những hạt nhỏ ra khỏi đường hô hấp, khả năng này rất thay đổi. Phòng bệnh bụi phổi là nhằm làm giảm hoặc khắc phục hẳn sự phơi nhiễm (tiếp xúc) với bụi thông qua những quy tắc ấn định nồng độ tối đa hạt bụi trong không khí ở nơi lao động.

Có những bệnh phổi nghề nghiệp khác do thở hít phải khói (oxyd kim loại), thở hít phải các chất hơi, chất khí, những bào tử, và các chất protein (xem bảng ở bên dưỡi).

Khi các hạt và các chất lắng đọng ở trong phế quản, thì chúng có thể gây ra co thắt phế quản (gọi là hen nghề nghiệp), gây ra viêm phế quản tắc nghẽn hoặc ung thư phổi (sợi amiăng). Các hạt lắng đọng trong nhu mô phổi có thể gây ra viêm phế nang dị ứng, phản ứng u hạt, hoặc xơ phổi.

Sinh trắc học những hạt khoáng chất là một phương pháp xác định và định lượng những hạt nhỏ khoáng chất ở trong dịch chế tiết của phế quản được hút ra qua phương pháp soi phế quản ống mềm, trong dịch rửa phế quản-phế nang, và trong những bệnh phẩm khác nữa.

BỆNH BỤI THAN PHỔI

Tên khác: lao phổi thợ mỏ, bệnh phổi do bụi than.

Định nghĩa: bệnh bụi phổi xơ hoá lan toả do thở hít phải bụi trong các mỏ than.

Căn nguyên: bụi than và bụi than chì

Giải phẫu bệnh: thông thường nhất là thấy hình thành bệnh bụi phổi đơn thuần với những nốt quanh tiểu phế quản và giãn phế nang trung tâm tiểu thuỳ. Trường hợp xơ hoá lan rộng tiến triển hiếm xẩy ra, nhưng nếu có thì thể hiện bệnh nặng với những nốt có đường kính > 1 cm, diễn biến tới suy tuần hoàn- hô hấp. Có thể có những nốt bụi đá kết hợp.

Triệu chứng: nếu đôi tượng không hút thuốc lá thì có thể bệnh không có hoặc có biểu hiện triệu chứng rất nhẹ. Tuy nhiên, cũng thường thấy viêm phế quản mạn tính và những dấu hiệu giãn phế nang (khí phế thũng).

X quang: cho thấy những hình mờ dạng lưới hoặc dạng nốt cực nhỏ không rõ nét, kém đậm đặc, trải rộng từ rôn phổi tối vùng ngoại vi của phổi. Xơ hoá phổi rộng có thể tạo thành những nốt rỗng.

Phòng bệnh: làm trong sạch không khí. Kiểm tra lâm sàng và X quang định kỳ cho công nhân mỏ. Nếu người nào có triệu chứng của bệnh phổi thì phải ngừng lao động.

Điều trị: là điều trị triệu chứng.

BỆNH BỤI AMIĂNG (AMIANT) PHỔI

Định nghĩa: bệnh bụi phổi xơ hoá lan toả do thở hít phải bụi amiăng (amiant).

Căn nguyên: trong thành phần bụi thở hít vào phổi có các sợi amiăng cấu tạo bởi những chấ. silicat khác nhau (đặc biệt là chất chrysotil). Những sợi này có tỷ lệ chiều dài/ đường kính lớn hơn 3/1. Bệnh bụi amiăng phát triển sau khi tiếp xúc với chất này ở mức trung bình trong thời gian kéo dài hơn 10 năm.

Những ngành công nghiệp gây bệnh (sử dụng amiăng hiện nay đã bị cấm ở nhiều nước); công nhân lao động trong những mỏ amiăng, cách điện những ống và nồi cao áp, nhất là troi g công nghiệp đóng tầu, sản xuất bộ phận hãm, và những sản phẩm ximăng/ giấy-amiăng.

Giải phẫu bệnh: xơ hoá phế nang, mô kẽ và màng phổi lan toả. Thấy những sợi amiăng hoặc những “thể amiăng” (phức hợp có sắt) ở trong mô phổi và ở trong đờm là chứng có bệnh nhân có tiếp xúc với amiăng, nhưng cũng không nhất thiết là bị bệnh bụi amiăng phổi tiến triển.

Triệu chứng: khó thở tăng dần, ho, viêm phế quản đôi khi viêm phế quản thể hen. Diễn biến tới suy hô hấp, nhất là trong trường hợp hút thuốc lá kết hợp, và tới suy tâm thất phải.

Xét nghiệm bổ sung

  • X quang: chụp X quang lồng ngực cho thấy phổi có vết mò dạng lưới không rõ nét, chủ yếu xuất hiện ở vùng đáy phổi. Màng phổi có thể bị dầy (xơ màng phôi) ít nhiều vôi hoá. Khác với bệnh bụi cilicat, bệnh bụi amiăng phổi không tạo nên điều kiện thuận lợi cho bệnh lao.
  • Sinh thiết: sinh thiết phổi qua thành phế quản kém tin cậy. Sinh thiết bằng mở lồng ngực chỉ là hãn hữu.

Biến chứng

  • Viêm màng phổi tiết dịch lành tính: bệnh nhân có tràn dịch màng phổi mắc đi mắc lại, với sốt, và tăng bạch cầu trong máu. Tràn dịch có thể phát triển 20 năm sau thời kỳ tiếp xúc với amiàng.
  • Các mảng màng phổi: chụp X quang lồng ngực thấy có các mảng màng phổi ít nhiều bị vôi hoá và/hoặc dầy màng phổi cả hai bên (viêm dầy màng phổi). Những mảng màng phổi là bằng chứng tiếp xúc từ trước với amiăng. Các mảng này không tạo điều kiện thuận lợi cho u trung biểu mô ác tính phát triển, và không kèm theo thiểu năng hô hấp.
  • u trung biểu mô ác tính của màng phổi (xem bệnh này).
  • Ung thư phế quản-phổi: xuất hiện 10 đến 15 năm sau kể từ lúc bắt đầu thở hít phải sợi amiăng. Hút thuốc lá làm cho nguy cơ ung thư phế quản-phổi do hít thở amiăng tăng lên gấp 10 lần, nhưng không làm tăng nguy cơ bị u trung biểu mô màng phổi.

Diễn biến và tiên lượng: giai đoạn tiềm tàng đôi khi vượt quá 30 năm, nhưng khi những triệu chứng đã xuất hiện, thì bệnh bụi amiăng phổi sẽ diễn biến ít nhiều nhanh chóng tối suy hô hấp.

Phòng bệnh: làm sạch không khí. Kiểm tra lâm sàng và X quang một cách hệ thống cho công nhân. Mọi người lao động tiếp xúc với amiảng đều phải bỏ hút thuốc lá.

Điều trị: là điều trị triệu chứng.

BỆNH BỤI BERYLLI PHỔI

Định nghĩa: là bệnh phổi lan toả do thở hít phải bụi và khói chứa chất berylli (berillium).

Căn nguyên: thở hít phải bụi và hơi có chứa chất berylli. Khả năng dễ bị mắc bệnh thay đổi tuỳ theo từng cá nhân. Một số cá nhân phơi nhiễm thường xuyên với chất này nhưng không bao giờ bị bệnh, trong khi một số người khác chỉ tiếp xúc với lượng nhỏ và trong thời gian ngắn lại có thể phát sinh những tổn thương sau một số năm.

Những ngành công nghiệp gây bệnh: khai khoáng berylli, công nghiệp sản xuất đèn ống, các công nghiệp in, điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ, và đồ gốm.

Giải phẫu bệnh: phù nề trong phế nang, thâm nhiễm viêm lan toả trong nhu mô phổi, u hạt chứa bạch cầu đơn nhân và những tế bào khổng lồ tương tự như trong bệnh sarcoid.

Triệu chứng

  • Thể cấp tính: bệnh phế quản- phổi không điển hình với khó thở, ho và hình ảnh X quang của tổn thương phế nang. Viêm kết mạc mắt hoặc viêm da.
  • Thể mạn tính: về lâm sàng, mô học và X quang, giống với bệnh sarcoid vì cũng có biểu hiện thâm nhiễm phổi lan toả và sưng hạch bạch huyết rốn phổi.

Tiên lượng: thể cấp tính có thể nguy kịch, nhưng nếu sống sót thì khỏi hoàn toàn. Thể mạn tính có thể diễn biến tới xơ phổi, suy hô hấp, và suy tâm thất phải (bệnh tâm-phế mạn).

Điều trị: điều trị triệu chứng.

Corticoid đã được sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm berylli mạn tính nhưng kết quả không chắc chắn.

BỆNH BỤI SẮT PHỔI

Xơ phổi mạn tính do thở hít phải không khí có bụi hoặc khói oxyd sắt, biểu hiện lâm sàng bởi khó thở vừa, ho và khạc đờm. Bệnh diễn biến tối suy hô hấp và suy tâm thất phải. Xét nghiệm X quang cho thấy tăng những vệt phế quản-mạch máu, trường phổi lấm tấm hình ảnh những chấm mờ và bóng mờ rộng.

BỆNH BỤI SILIC PHỔI

Định nghĩa: bệnh bụi phổi xơ hoá lan rộng, do thở hít phải bụi khoáng chất chứa tỉnh thểsilic tự do.

Căn nguyên: thở hít phải các hạt tinh thể silic tự do (SiO2) có đường kính dưới 5 micron (tinh thể thạch anh).

Ngành công nghiệp gây bệnh: lao động trong những mỏ than hoặc mỏ sắt, trong hầm lò, những phòng tranh tượng, những nghề sử dụng đá granit, đất sét, đá bảng. Nghề khắc đá, phá đá đẽo đá, nghề gốm, công nghiệp xây dựng, công nghiệp bột mài, công nghiệp thuỷ tinh. Nghề mài bằng cát, nghề đúc, nghề tráng men.

Giải phẫu bệnh: những tinh thể silic hình kim bao quanh bởi những đại thực bào và tạo thành u hạt, các u hạt này có thể kính-hoá (hình ảnh trở nên trong suốt như vỏ củ hành), thành hốc rỗng (nhất là trong hội chứng Caplan), ăn mòn vào mạch máu của phổi. Phổi có những dấu hiệu xơ hoá, giãn phế nang (khí phế thũng) và viêm phế quản mạn tính.

Triệu chứng

THỂ CẤP TÍNH: hiếm gặp, xuất hiện sau khi tiếp xúc với rất nhiều bụi silic trong một thời kỳ tương đôi ngắn (từ 10 tháng trở lên). Đôi khi thể này được gọi là ” bệnh silic- protein cấp tính”, và có biểu hiện như những trường hợp xơ phổi tiến triển nguy kịch. Xét nghiệm X quang cho thấy phổi bị thâm nhiễm với hình ảnh giống như lao kê.

THỂ MẠN TÍNH: những triệu chứng đầu tiên xuất hiện phụ thuộc vào thời lượng và cường độ phơi nhiễm với bụi silic. Thời kỳ tiềm tàng thay đổi từ 10 đến 30 năm. So với thời gian thâm nhiễm vào lúc phát hiện bằng X quang thì các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện chậm hơn từ vài tháng tới 20 năm. Khi bệnh bụi silic đã có biểu hiện thì bệnh sẽ diễn biến tự phát trong nhiều năm sau khi đã không còn bị phơi nhiễm với bụi nữa. Các triệu chứng đầu tiên là triệu chứng của viêm phế quản mạn tính (khó thở, ho, phế quản tiết nhiều dịch). Những triệu chứng này kín đáo trong bệnh bụi silic nốt nhỏ. Ngược lại các triệu chứng diễn biến tới suy tuần hoàn-hô hấp nặng trong bệnh bụi silic nốt to hoặc bệnh bụi silic giả khối u.

X quang (thể mạn tính):

GIAI ĐOẠN I: tăng độ đậm các vệt phế quản-mạch máu, nhất là trong vùng rôn phổi, rốn phổi hình như giãn rộng ra. Xuất hiện hình ảnh các nốt cực nhỏ (vi nốt, có đường kính < 4 mm).

GIAI ĐOẠN II: hình ảnh đặc phổi giới hạn nhỏ (< 6 mm), hình tròn, bờ khá rõ nét, hay thấy ở một phần ba giữa của trường phổi. Rốn phổi rộng ra hơn bình thường.

GIAI ĐOẠN III: hình ảnh nốt to hơn (> 10 mm), tụ thành đám (giả khối u), có hình ảnh sưng hạch bạch huyết rôn phổi, đôi khi vôi hoá (hình ảnh vỏ trứng). Những tổn thương bao giờ cũng có ở cả hai bên phổi và đôi xứng, trừ khi có bệnh lao-bụi silic.

Xét nghiệm bổ sung: sinh thiết r phổi bằng mở lồng ngực đôi khi cần thiết để xác định chẩn đoán, nhất là trong y học lao động (đánh giá mức độ mất khả năng lao động).

Đo phế dung: cho thấy giảm tất cả các thể tích, đặc biệt là thể tích thở ra tối đa giây (FEVl hoặc VEMS). Trao đổi khí bị rối loạn.

Biến chứng

  • Nhiễm khuẩn phế quản-phổi mắc đi mắc lại: do vi khuẩn sinh mủ, nấm, nhất là nấm aspergillus, nocardia,.V…
  • Tràn khí màng phổi tự phát.
  • Lao (bệnh bụi silic-lao): phải tìm cách phát hiện bằng xét nghiệm đờm làm lại nhiều lần để tìm trực khuẩn Koch (hoặc những vi khuẩn mycobacterium không điển hình), nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn phế quản-phổi tái phát nhiều lần hoặc có tổn thương phổi không đối xứng hoặc thành hang.
  • Suy tâm thất phải.

Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào hỏi tiền sử nghề nghiệp và điều tra tình hình phơi nhiễm với bụi silic, dựa vào hình ảnh X quang phổi, và trong trường hợp nghi vấn thì làm sinh thiết phổi qua mở lồng ngực.

Chẩn đoán phân biệt: biểu hiện của bệnh bụi silic phổi giống với nhiều bệnh phổi khác cần phân biệt: lao phổi (nhất là thể lao kê), bệnh sarcoid, bệnh mô bào X, ung thư tiểu phế quản-phế nang, u lympho ác tính, bệnh nấm phổi, bệnh bụi berylli phổi và bệnh bụi sắt phổi.

Điều trị: là điều trị triệu chứng (xem: viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng và suy hô hấp). Trong trường hợp bệnh bụi silic-lao thì điều trị bằng thuốc chống lao.

Phòng bệnh: làm sạch không khí bằng biện pháp loại bỏ các hạt silic. Lắp đặt các phương tiện thông gió. Kiểm tra lâm sàng và X quang định kỳ cho tất cả mọi người bị phơi nhiễm với bụi silic.

GHI CHÚ: Hội chứng Caplan (hoặc Caplan-Colinet) là sự kết hợp giữa bệnh bụi silic (hiếm hơn: giữa bệnh bụi than hoặc bệnh bụi amiăng) với bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trên phim X quang chụp lồng ngực thấy một hoặc nhiều nốt mờ hình tròn đường kính từ 1-5 cm. Những nốt này có thể tăng lên nhanh chóng trong vòng vài tuần, rồi trở thành hốc rỗng. Có khả năng đó là hình ảnh những tổn thương do phản ứng quá mẫn đối với bụi silic ở những đối tượng mà tình trạng miễn dịch đã bị rối loạn sẵn vì bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Dấu hiệu lâm sàng Dấu hiệu X quang
Các bệnh bụi sinh học phổi

(viêm phế nang dị ứng)

-Bệnh phổi ở nông trang viên

-Bệnh bụi bã mía

-Bệnh của người nuôi chim

-Bệnh của người hái nấm

-Bệnh của thợ mộc

-Bệnh của nguởi làm pho mát

-Bệnh của thợ làm mạch nha

-Bệnh của người được tiêm tinh chất tuyến yên.

Cỏ bị mốc.

Thermospora (mía).

Protein của chất thải động vật.

Thermosspora.

Silophilus.

Mốc.

Aspergillus.

Protein trong chất thải của động vật (lợn, bò).

Khó thở dạng hen.

Phơi nhiễm dài hạn có thể dẫn tới suy hô hấp mạn tính.

Phơi nhiễm cấp tính có thể không gây ra dấu hiệu X quang nào, hoăc dấu hiệu thâm nhiễm thoáng qua.

Phơi nhiễm dài hạn có thể dẫn tới hình ảnh xơ phổi.

Bệnh phổi của công nhân hẩm ủ phân Oxyd nitơ Khó thở, phù phổi. Hình ảnh nốt mờ rất nhỏ (vi thể).
Bệnh bụi kim loại nặng phổi Vonfram + cobalt, crôm, kền, titan. Khó thở, có thể diễn biến tới suy hô hấp. Hình ảnh xơ phổi mô kẽ.
Bệnh bụi sắt phổi Sắt (thợ hàn, thợ mài sắt). Không khó thở hoặc khó thở vừa phải. Vệt phế quản-mạch mau tăng đậm.
Bệnh bụi silic phổi (xem chi tiết trong bài viết) Sillc. Sụỵ hô hấp tiến triển năng dần. Vệt phế quản-mạch máu tăng đậm, hình ảnh nốt mờ, sung hạch bạch huyết rốn phổi.
Bệnh bụi thiếc phổi Muối thiếc. Không khó thở hoặc khó thở vừa. Không có hình ảnh X quang hoäc vệt phế quản-mạch máu tăng đậm.
Bệnh bột talc phổi Silicat magnesi (công nghiệp cao su). Sụy hô hấp tiến trien năng dẩn. Hình ảnh xơ phổi mô kẽ.

Bệnh hô hấp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận