Phẫu thuật điều trị móng chọc thịt

Bệnh da liễu

I.  ĐỊNH NGHĨA

Phẫu thuật cắt móng chọc thịt là một tiểu phẫu nhằm cắt bỏ phần cạnh ngoài của móng quá phát đâm vào phần thịt cạnh móng và phần mềm móng tương ứng (để tránh tái phát).

II.  CHỈ ĐỊNH

Phẫu thuật được chỉ định cho các người bệnh được chẩn đoán xác định móng chọc thịt giai đoạn 2,3 (không đáp ứng điều trị nội khoa).

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp móng chọc thịt đang trong quá trình viêm.

IV.  CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ: 1 người
  • Điều dưỡng viên : 1 người

2.  Dụng cụ

  • Bàn mổ.
  • Bàn dụng cụ.
  • Dao điện (để cầm máu).
  • Bộ dụng cụ vô khuẩn gồm:
  • Dây ga-rô: 1 chiếc (thường cắt găng chỗ ngón tay để làm ga-rô gốc ngón)
    • Dao 11: 1 chiếc
    • Kẹp phẫu tích Kelly: 1 chiếc
    • Kẹp phẫu tích có mấu: 1 chiếc
    • Kéo cong: 1 chiếc
    • Kéo thẳng: 1 chiếc
    • Kìm kẹp kim: 1 chiếc
  • Thuốc và vật tư tiêu hao:
    • Dung dịch oxy già.
    • Dung dịch sát khuẩn: povidin 10%.
    • Dung dịch nước muối: NaCl 9‰.
    • Thuốc tê: xylocain 1% (2-3 ống).
    • Mỡ kháng sinh: 1 ống
    • Gạc vô khuẩn: 1 gói
    • Bơm tiêm 5ml: 1 chiếc
    • Chỉ khâu: 1 sợi (khâu da bằng nylon 0 hoặc nylon 4.0).
    • Tấm vải (vô khuẩn) có lỗ phủ vùng mổ (giấy hoặc vải): 1 chiếc
    • Găng vô khuẩn: 2 đôi

3.  Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích người bệnh:
    • Tình trạng bệnh.
    • Sự cần thiết điều trị.
    • Các bước thực hiện.
    • Hiệu quả điều trị.
    • Thời gian khỏi.
    • Biến chứng có thể có.
    • Móng có bề rộng nhỏ hơn sau phẫu thuật.
    • Chi phí (bảo hiểm y tế, tự người bệnh chi trả).
  • Kiểm tra:
    • Tiền sử dị ứng của người bệnh (đặc biệt với thuốc tê như xylocain).
    • Các bệnh rối loạn đông máu.
    • Sử dụng thuốc chống đông.
    • Bệnh mạn tính: hen phế quản, các bệnh tim mạch, tiểu đường.
    • Tiền sử choáng phản vệ của người bệnh.
    • Tình trạng ăn uống trước khi làm thủ thuật.

4.  Hồ sơ bệnh án

  • Kiểm tra chỉ định của bác sĩ.
  • Các thuốc đã dùng.
  • Kiểm tra tình trạng máu chảy máu đông.

V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nơi thực hiện thủ thuật

  • Phòng mổ hoặc phòng tiểu phẫu.

2.  Chuẩn bị người bệnh

  • Tư thế người bệnh thoải mái, thuận tiện cho việc tiến hành thủ thuật.
  • Bộc lộ nơi tiến hành thủ thuật.

3.  Người thực hiện

  • Đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.

4.  Tiến hành thủ thuật

  • Sát khuẩn da vùng tiến hành thủ thuật.
  • Ga-rô gốc ngón.
  • Trải tấm vải vô khuẩn có lỗ phủ vùng mổ.
  • Gây tê tại chỗ gốc ngón hai bên.
  • Tiến hành thủ thuật: cắt bỏ phần góc móng chọc vào thịt, lấy bỏ hết phần nền móng.
  • Cầm máu kĩ bằng dao điện hoặc laser CO2.
  • Rửa sạch tổn khuyết bằng oxy già, povidin 10%.
  • Khâu tổn khuyết: khâu 1 lớp, mũi rời.
  • Lau sạch vết mổ bằng NaCl 9‰.
  • Tháo ga-rô.
  • Băng vết mổ bằng gạc mỡ vô khuẩn.

VI.  THEO DÕI

  • Để người bệnh nằm tại chỗ 5 – 10 phút, gác chân
  • Cho người bệnh về nếu không có dấu hiệu chảy máu, đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn.
  • Thay băng hàng ngày.
  • Cắt chỉ sau 10 ngày.

VII.  TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Choáng phản vệ:

  • Cho người bệnh nằm đầu thấp, chân
  • Cởi bỏ quần áo chật.
  • Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, sắc mặt, tri giác, ngậm kẹo.
  • Cho người bệnh uống nước đường pha loãng.
  • Nặng: tiêm dưới da adrenalin 1ml tiếp tục cho tới khi huyết áp trở lại bình thường. Bổ sung bằng Nếu ngừng tim: adrenalin tiêm vào tĩnh mạch, xoa bóp tim, hoặc sốc điện, thở oxy.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

Trả lời thuocchuabenh Hủy