Điều trị sẹo lồi bằng tiêm corticoid trong thương tổn

Bệnh da liễu

I. ĐỊNH  NGHĨA

Điều trị sẹo lồi (keloid) bằng tiêm corticoid trong thương tổn là thủ thuật đưa một lượng thuốc thuộc nhóm steroid tác dụng kéo dài vào trong tổ chức sẹo nhằm làm mềm và xẹp sẹo.

II. CHỈ ĐỊNH

Sẹo lồi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Sẹo bị loét, chảy máu, nhiễm khuẩn, chàm hóa.
  • Hội chứng Cushing hoặc giả
  • Rối loạn kinh nguyệt kéo dài, trứng cá nặng.
  • Bệnh lý dạ dày – tá tràng tiến triển.
  • Mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy
  • Các bệnh nhiễm khuẩn như lao phổi hay nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ: 1 người
  • Điều dưỡng viên: 1 người

2.  Dụng cụ

    • Bàn dụng cụ.
    • Dụng cụ, thuốc và vật tư tiêu hao:

Dung dịch sát khuẩn: povidin 10% hoặc cồn 70.

Dung dịch nước NaCl 0,9%.

Thuốc corticoid: thường dùng là triamcinolone acetonid, ống 80mg/2ml hoặc 40mg/2ml.

Lidocain 2%/2ml: 1-3 ống

  • Gạc vô trùng: 3 chiếc.
  • Bơm tiêm 5ml: 1 chiếc.
  • Bơm tiêm áp lực hoặc bơm tiêm 1ml: 1 chiếc.
  • Bông sát khuẩn.
  • Găng vô trùng: 1 đôi.

3. Người bệnh

  • Tư vấn và giải thích cho người bệnh:
    • Tình trạng bệnh.
    • Các bước thực hiện.
    • Các biến chứng có thể có.
  • Kiểm tra:
    • Hỏi tiền sử dị ứng của người bệnh, đặc biệt với thuốc tê.
    • Các bệnh liên quan đến chống chỉ định.

4.  Hồ sơ bệnh án

  • Kiểm tra chỉ định của bác sĩ: hồ sơ bệnh án, phiếu chỉ định.
  • Các thuốc dùng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nơi thực hiện thủ thuật

Phòng thủ thuật.

2. Chuẩn bị người bệnh

  • Tư thế người bệnh nằm sấp hay nằm ngửa tùy thương tổn (thuận lợi cho việc tiến hành thủ thuật).
  • Bộc lộ rộng nơi tiêm.

3. Người thực hiện

Đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng vô khuẩn.

4. Tiến hành thủ thuật

Cách pha thuốc:

Thuốc được pha loãng với dung dịch lidocain HCl  2% để đạt nồng độ 15mg/ml (pha 1ml dung dịch triamcinolone acetat ống 80mg/2ml với 1,5ml dung dịch lidocain).

Tiến hành tiêm:

  • Sát trùng vùng sẹo.
  • Tiêm thuốc vào trong tổn thương sẹo lồi bằng cách chọc kim từ vùng da lành, cách bờ sẹo khoảng 0,2 – 0,5cm luồn kim vào trong tổn thương sẹo sao cho hướng kim song song với mặt sẹo.
  • Bơm thuốc chậm đến khi trên bề mặt sẹo nơi tiêm trở nên nhạt màu thì dừng bơm thuốc, sau đó rút kim ra khoảng 0,5cm thì tiếp tục bơm thuốc (đảm bảo đạt 0,5ml dung dịch thuốc tiêm /1cm2), cứ như vậy vừa bơm thuốc vừa rút kim đến khi cách bờ tổn thương 0,5cm thì dừng bơm. Để giảm đau có thể chườm lên vùng tổn thương túi đá 10 phút trước khi tiêm.
  • Băng ép sau khi tiêm.
  • Liều tối đa cho một lần tiêm không quá 80mg.
  • Liệu trình điều trị: 4 – 9 lần tiêm, mỗi lần cách nhau 4 tuần. Nếu sau 4 lần tiêm không thấy cải thiện à ngừng tiêm.

VI. THEO DÕI

  • Để người bệnh nằm lại tại chỗ 5 – 10 phút.
  • Cho người bệnh về khi không có các biểu hiện bất thường như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hay nôn.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Choáng phản vệ: theo phác đồ.
  • Loét sau tiêm thuốc: làm sạch và thay băng hàng ngày.
  • Nhiễm khuẩn: thay băng hàng ngày và kháng sinh (nếu cần).
  • Trứng cá do thuốc, rối loạn kinh nguyệt (rong kinh), loét dạ dày: ngừng điều trị.
  • Teo da xung quanh thương tổn do thuốc tiêm ra ngoài thương tổn.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

4 Comments

    1. Author

      Chi phí tùy vào từng cơ sở và loại thuốc điều trị. về hiệu quả tương đối khả quan nhưng cũng không nên quá hi vọng về tình trạng mỹ mãn.

      Reply
  1. Cho mình hỏi: tại sao phải pha thuốc xuống 15 mg, ko pha thuốc để nguyên 80 mg tiêm có được không? Nếu giữ nguyên tiêm sẽ có ảnh hưởng gì???

    Reply

Hỏi đáp - bình luận