Cổ trướng Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bệnh chứng Đông y

“Bệnh cổ trướng là mặt, mắt chân tay không sưng, chỉ có bụng trướng lên mà trong thì rỗng như cái trông” (Nam dược thần hiệu), “đó là hiện tượng nổi ở bên ngoài mà rỗng ở bên trong” (Y trung quan kiện), cổ trướng là bụng trướng thân to, da căng, da vàng bệch, nổi gân xanh ở bụng (Loại chứng trị tài), cổ trướng là bụng to lên như trống, da vàng bệch, nổi gân xanh ở bụng (Nội khoa học).

Bệnh cổ trướng tức là bệnh xơ gan của y học hiện đại (Thuốc nam và châm cứu), bệnh xơ gan bụng có nước, ung thư ỗ trong ổ bụng, lao phúc mạc gây báng nước ỗ bụng (Nội khoa học)

Nguyên nhân gây cổ trướng là nội thương thất tình ngoại cảm lục dâm ăn uống thức ăn có thấp khí (Nam dược thần hiệu), là tình chí uất kết khí cơ mất điều hòa, uống rượu quá độ ăn uống không sạch sẽ làm tổn thương tỳ vị, tắm rửa, giặt dũ trong nước tù bẩn nhiễm phải trùng độc (huyết hấp trùng – sán lá gan), hoàng đản tích tụ, sốt rét lâu ngày, bệnh truyền nhiễm… (Nội khoa học – Thuốc nam châm cứu)

Tình chí uất kết làm can uất khí trệ tuần hoàn của huyết dịch bị trở ngại, huyết ứ tích ở lạc mạch của can làm việc sơ tiết của gan suy yếu, ảnh hưởng đến vận hóa của tì vị; làm thủy thấp đình trệ và lưu lại. Thủy thấp kết hợp với huyết ứ, lâu ngày làm tắc trung tiêu gây nên bệnh ở cả can và tỳ, dần dần ảnh hưởng đến thận, không hóa thủy khí thành nước tiểu được làm bụng trướng ngày càng nặng.

Ăn uống rượu quá độ, ăn thức ăn bẩn làm tổn thương tỳ vị, tụ lại ở trung tiêu làm cho thanh và trọc lẫn lộn dẫn đến khí của tỳ vị úng trệ, việc sơ tiết của can rối loạn từ đó, thủy trọc tích lại ngày càng nhiều, lại thêm thận khí không hoá được thủy khí nước đái ít, dần dần hình thành cổ trướng.

Trùng độc sốt rét vào người không bị tiêu diệt sớm thì sẽ làm tổn thương can tỳ, làm ứ tắc lạc mạch, khí cơ thăng giáng rối loạn, thanh trọc không được phân ra và tích lại dần dần thành cổ trướng.

Thấp nhiệt của hoàng đản ứ lại lâu sẽ làm tổn thương can tỳ khí huyết ngưng trệ, lạc mạch bị tắc, dần dần thành cổ trướng, ở tích tụ, khí uất kết với đờm ứ ngày một tăng làm khối tích tụ tăng dần. Khí cơ cũng bị tắc ứ, thủy thấp bị ngưng lại thành cổ trướng. Nhìn chung bệnh này chủ yếu ở hai tạng can và tỳ. Bệnh lâu có ảnh hưởng đến thận, ở can chủ yếu là chức năng sơ tiết suy yếu, khí cơ bị rối loạn, phép chữa lấy điều khí là chính, ở tỳ chức năng vận hóa bị rối loạn, thủy thấp ngưng trệ, thận yếu làm thủy khí không hóa được nên làm nước ứ lại, phép chữa phải lợi thủy là chính. Tất nhiên bệnh lâu thường có hư và cần bổ hư.

Có nhiều cách phân loại khác nhau. Thuốc nam châm cứu phân làm 3 thời kỳ: thời kỳ đầu, thời kỳ phúc thủy, thời kỳ sau (bệnh nặng), Hải thượng thì cho là tỳ thổ hư là chính, Giản minh trung y chia làm khí trướng khí cổ, huyết trướng huyết cổ, hàn trướng, nhiệt trướng, hư trướng, thực trướng. Nội khoa học chia làm thực trướng có khí trệ thấp trở, huyết uất huyết ứ, hư trướng có tỳ thận dương hư, tỳ thận âm hư. Trung y học tân biên chia làm thủy cổ, huyết cổ, trùng cổ, khí trướng.

ở đây lấy phân loại của Thuốc nam châm cứu có kết hợp với các phân loại khác ở từng thời kỳ của bệnh.

1. Thời kỳ đầu:

Triệu chứng: Bụng to đầy chưa có nước trong bụng, da hơi vàng, gan bàn tay nóng, ăn kém hay nôn oẹ, có sốt nhẹ, lưỡi nhờn, mạch huyền hoạt, (tương đương thể khí trệ thấp trỏ, khí trướng hoặc khí trướng khí cổ) chủ yếu do khí trệ thấp trở gây nên.

Phép điều trị:

1. Sơ can lý khí hành thấp tán mãn.

Phương thuốc: Lý khí hành thấp tán (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Vỏ rụt 30g Cỏ roi ngựa (cây, hoa, lá) 80g

Tân lang 20g Trần bì sao 20g

Thanh bì sao 16g Đại phúc bì 16g

Tô tử sao 16g La bặc tử sao 16g

Củ gấu 20g Chỉ xác sao 12g

Nghệ xanh sao 16g Ô dược 12g

Sa nhân 12g Hoa mã đề sao 12g

Cách dùng: Tán mịn, mỗi lần uống 12 gam với nước sôi để ấm. Ngày 2-3 lần.

Ý nghĩa: Tô tử, Vỏ rụt, Tân lang, Trần bì, Thanh bì, củgấu, Chỉ xác, Sa nhân, Ô dược để lý khí hành khí giáng khí, tỉnh tỳ, cỏ roi ngựa, Nghệ xanh để hoạt huyết hành huyết. La bặc tử, Đại phúc bì, Hoa mã đề để hành thủy trừ thấp,mãn.

Vị thuốc Đại phúc bì
Vị thuốc Đại phúc bì

Phương thuốc: Sài hồ sơ can tán hợp bình vị Ị tán (Nội khoa học)

Sài hồ 9g Chỉ xác 9g

Thược dược 18g Cam thảo 6g

Mộc hương 6g Xuyên khung 6g

Thương truật 9g Hậu phác 9g

Trần bì 9g

Ý nghĩa: Cam thảo để ích khí kiện tỳ, Sài hồ để sd can lý khí, Chỉ xác, Hậu phác, Trần bì, Mộc hương để lý khí hành khí tỉnh tỳ. Thương truật để trừ thấp vận tỳ. Bạch thược để liễm can, Xuyên khung để lý khí trong huyết giúp hoạt huyết.

Nếu đái ít, thêm Xa tịền, Trư linh, Trạch Tả để lợi tiểu.

Bụng trướng thêm Tân lang để phá khí.

Phương thuốc: Trung mãn phân tiêu hoàn (Lỵ Đông Viên)

Hậu phác 1 lạng Hoàng cầm 1,5 lạng

Bán hạ 5  đồng cân Hoàng liên 5  đồng cân

Chỉ xác 5  đồng cân Trạch tả 3  đồng cân

Can khương 2  đồng cân Bạch linh 2  đồng cân

Bạch truật 1  đồng cân Trư linh 1  đồng cân

Nhân sâm 1  đồng cân Cam thảo chích 1 đồng cân

Ý nghĩa: Hoàng cầm, Hoàng liên để thanh nhiệt, Hậu phác, Chỉ xác để hạ khí đạo trệ, Bán hạ Can khương để ôn hóa đờm ẩm, Trạch tả Trư linh để lợi thủy, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo để ích khí kiện tì hoà trung.

2. Kiện tỳ hành khí: (Trung y học tân biên)

Phương thuốc: Tứ quân tử thang (Cục phương)

Nhân sâm 10g Bạch truật 9g

Chích thảo 6g Bạch linh 9g

Ý nghĩa: Sâm để bổ nguyên khí, Bạch truật để kiện tỳ tác thấp,. Bạch linh để kiện tỳ thảm thấp Cam thảo để hòa trung. Thêm các vị thuốc lý khí Trần bì, Mộc hương, Chỉ thực…

2. Thời kỳ phúc thủy (có nước trong bụng)

2.1. Thể thủy thấp

Triệu chứng: Bụng ngày một to hơn có nước, mặt vàng, hốc hác và khô, người gầy mòn, mỏi mệt, hay ngủ, nước đái ít, mắt hõm gò má gồ lên, lưỡi đỏ hoặc có rêu vàng, mạch nhu hoãn hoặc trầm tế huyền sác.Chủ yếu là bản hư tiêu thực

Phép điều trị: Công bổ đều dùng. Kiện tỳ, ôn thận (hoặc ôn trung) hóa khí hành thủy (nếu không có kết quả thì trục thuỷ).

Phương thuốc: để hóa khí hành thuỷ

Thuốc cổ trướng (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Hắc sửu 40g Mộc hương 20g

Thanh bì sao 16g Tân lang 16g

Trần bì sao 16g Chỉ thực sao 16g

La bặc tử sao 20g Rễ cỏ tranh 20g

Cách dùng: Tán mịn, mỗi lần dùng 12 g chiêu với nước chín, ngày uống hai lần.

Phương thuốc để trục thuỷ: Thập táo thang (Thương hàn luận)

Nguyên hoa Cam toại Đại kích (lượng bằng nhau)

Tán mịn mỗi lần dùng 0,5 – 1  đồng cân, thang bằng nước sắc 10 quả táo. Uống lúc đói buổi sáng. Đi ngoài được thì ăn cháo.

Ý nghĩa: Cam toại để thông các đường thủy thấp, đại kích để tả thủy tạng phủ, Nguyên hoa để tiêu đờm ở sườn ngực. Đại táo để ích vị, hòa hoãn tính độc của ba vị thuốc trên. Cháo để kiện tỳ.

Phép điều trị: kiện tỳ ôn trung

Phương thuốc (Trích từ Thuốc nam châm cứu)

Củ sả Cù mài Rễ vú bò Rau má

Bố chính sâm tẩm nước gừng sao

Ý dĩ tẩm nước gừng sao

Rễ đinh lăng (nhỏ lá) tẩm nước gừng sao 20g

Sắc uống.

Ý nghĩa: sả để ôn trung tiêu đờm lợi thủy. Củ mài, Rễ vú bò, Bố chính sâm, Ý dĩ, Rễ đinh lăng để kiện tỳ ôn trung (vì có tẩm nước gừng), Rau má để nhuận gai lợi tiểu. Phương thuốc vừa kiện tỳ ôn thận vừa hóa khí hành thủy.

Phương thuốc: Phụ tử lý trung thang gia Ngũ linh tán. (Thương hàn luận)

Phụ tử 2 đồng cân Nhân sâm 3 đồng cân

Can khương 3 đồng cân Cam thảo 3 đồng cân

Quế chi 3 đồng cân Bạch truật 3  đồng cân Bạch linh 3  đồng cân Trư linh 3  đồng cân

Trạch tả 3  đồng cân .

Ý nghĩa: Phụ tử lý trung thang để ôn dương khu hàn ích khí kiện tỳ, Ngũ linh tán để hóa khí hành thủy.

Nếu có cả chân phù, đái ít dùng thêm Tế sinh thận khí hoàn (Tế sinh phựơng) để ôn bổ thận dương, lợi thủy tiêu dùng.

Thục địa 5 Quan quế 5

Sơn dược 10 Sơn thù 10

Trạch tả 10 Phục linh 10

Đơn bì 10 Xa tiền tử 10

Ngưu tất 5 Phụ tử 5

Phương thuốc: Ôn bổ trục thuỷ hoàn (Trung y học tân biên)

Thục phụ tử 3 đồng cân Nhục quế 3  đồng cân

Đảng sâm 10  đồng cân Bạch truật sao 5 đồng cân

A giao 3  đồng cân Hắc bạch sửu mỗi thứ 3  đồng cân

Phục linh 5  đồng cân Cam toại 3  đồng cân

Đại kích 3  đồng cân Táo 30 quả

Cách làm: Trừ A giao, Táo, các vị khác tán mịn, làm tan

A giao, Táo luộc chín bỏ vỏ hột, làm nát trộn đều với bột trên, làm hoàn bằng hạt đậu xanh. Mỗi sáng uống 1 – 3  đồng cân.

Ỷ nghĩa: Phụ Quế, Sâm, Truật, Táo để ôn dương bổ tỳ. A giao để dưỡng âm linh. Toại, Kích, Sửu để lợi thủy trục thủy.

2.2. Thể huyết ứ

Triệu chứng: Nổi gân xanh ở bụng (có tuần hoàn bàng hệ) sờ thấy cục ở cạnh sườn, đau, nước đái ít, đái không thông, khoái lưỡi tím đỏ, mạch huyền tề (sác), (có biểu hiện huyết ứ).

Phép điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, lợi thủy.

Phương thuốc: Không khiếu hoạt huyết thang (Y lâm cải thác)

Đương quy 6  đồng cân Xuyên khung 3  đồng cân

Xích thược 3  đồng cân Sinh khương 3  đồng cân

Hồng hoa 3  đồng cân Hành già 6  đồng cân

Đào nhân 3  đồng cân Xạ hương 1 phân

Sắc các vị thuốc đến khi còn một bát nước thuốc, thêm nửa cân Hoàng tửu lại sắc đến còn 1 bát nước thuốc rồi đem Xạ hương cho vào túi vải và cùng sắc đến khi tan hết.

Nếu có hòn cục dưới cạnh sườn thêm Tam lăng, Nga truật, Uất kim, Hương phụ, Diên hồ sách, Mẫu lệ, Xuyên sơn giáp. (Nga truật = nghệ đen, khương hoàng = nghệ, uất kim – dái nghệ).

Phương thuốc: Đương quy hoạt huyết hoàn (Trương thị y thông)

Đương quy 3 đồng cân Xích thược 1,5 đồng cân

Đào nhân 2 đồng cân Chỉ xác 0,8 đồng cân

Hồng hoa 0,2 đồng cân Phục linh 0,8 đồng cân

Sài hồ 0,8 đồng cân Nhục quế 1,5 đồng cân

Sinh địa 1,5 đồng cân Cam thảo 0,5 đồng cân

Can khương 0,4 đồng cân

Ý nghĩa: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, để hoạt huyết phá ứ. Hành, Xạ hương để thông dương lạc khai khiếu. Sài hồ, Chỉ xác để lí khí, Quế Can khương để ôn trung, Phục linh. Cam thảo để kiện tì thảm thấp.

3. Thời kỳ cuối

Triệu chứng: Bụng to gân xanh nổi lên, gầy còm, chân tay phù thũng, sau khi ăn đầy tức không chịu nổi, chân răng chảy máu, ỉa đái bất thường, buồn phiền không yên, nặng nữa sẽ toát mồ hôi rồi quyết lạnh, hôn mê và chết.

Phép điều trị: Đại bổ nguyên khí chữa chảy máu

Phương thuốc: Độc sâm thang, vẫn tiếp tục các phương thuốc công bổ kiêm thi ở trên

Phương thuốc kinh nghiệm:-

Dạ dầy lợn 1 cái, ếch to sống một con rửa sạch cho vào dạ dày cột chặt, cho vào nồi nổi lửa luộc chín, rồi bỏ ếch đi chỉ lấy bao tử heo, phơi sương một đem, hôm sau cắt cho ăn ba lần với 2 – 3 củ tỏi sẽ khỏi. (Hành giản trân thu – Nam dược thần hiệu)

– Chè xanh 1 nắm. Giun đất khoang cổ 10 con, nước mía 250 ml, Uất kim 3  đồng cân, Phèn chua 2  đồng cân, sắc uống.- Ếch xanh 2 con (sấy khô), dế trũi 7 con sấy khô, vỏ quả bầu sao 5  đồng cân. Tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân vổi rượu vào lúc đói, uống 3 lần là khỏi. (Nam dược thần hiệu)

.- Dế mèn 5 con sấy khô tán nhỏ, Hạt bìm bìm nấu lấy nước uống vào lúc đói, thấy lợi tiểu là lành (Nam dược thần hiệu)

– Đình lịch sao 3  đồng cân, Trần bì ngâm nước sôi sao qua 3 đồng cân, Tang bạch bì (kỵ sắt) 6 đồng cân, Gừng sống 3 lát, sắc chung uống lúc đói rất hay (Nam dược thần hiệu).

– Ếch 1 con, Sa nhân 6g mổ bụng ếch nhét Sa nhân vào để chỗ râm mát cho khô, tán mịn dùng dần. Ngày uống hai lần, mỗi lần 6g với cháo đường.

– Gà mái đẻ 1 con vặt lông mổ bụng, bỏ ruột, giữ gan tim. Hoàng kỳ 30g. Đảng sâm 30g, Sa nhân 30g gói bằng vải để vào trong bụng gà, hầm lửa nhỏ cho dừ, bỏ xương và bã thuốc. Ăn lúc đói mỗi ngày hai lần.Đồng thời hàng ngày uống bài ếch sa nhân và gà hầm (100 ngày).

Bệnh chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận