30 bài thuốc nam chữa cảm cúm hiệu quả

Bài thuốc Nam
  1. Bột cảm cúm
  • Thạch cao 300g – Địa liền 200g
  • Kinh giới 150g          – Kim ngân hoa 150g
  • Lá tía tô 150g            – Lá bạc hà 50g

Dược liệu đem sấy khô ở nhiệt độ vừa phải để tránh làm bay tinh dầu thơm, tán nhỏ, rây trộn đều.

  • Công dụng: Chữa cảm lạnh, nhức đầu sổ mũi, hắt hơi, đau mình mẩy, không ra mồ hôi.
  • Liều dùng:
  • Người lớn: mỗi lần uống 1 gói
  • Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: uống mỗi lần 1/4 gói
  • Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: uống mỗi lần 1/3 gói
  • Trẻ em từ 9 đến 12 tuổi: uống mỗi lần 1/2 gói
  • Trẻ em từ 13 đến 15 tuổi: uống mỗi lần 2/3 gói

Ngày uống 2 lần với nước nóng rồi đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Ăn cháo nóng (có thể thêm hành, tía tô tươi) không nên ăn cơm hay những chất khó tiêu.

  1. Bột Khung chỉ
  • Xuyên khung 500g – Bạch chỉ 500g

Chữa cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, không ra mồ hôi.

  • Liều dùng:

Người lớn, mỗi lần uống 1 gói, ngày uống từ 2 – 4 gói, chiêu bằng nước nóng. Uống xa bữa ăn.

Trẻ em tùy tuổi uống 1/4 – 1/3 – 1/2 – 2/3 liều người lớn.

Phụ nữ có thai không dùng.

Vị thuốc Bạch chỉ
Vị thuốc Bạch chỉ
  1. Thoái nhiệt tán
  • Bột Kinh giới 300g                      – Bột Thạch cao 200g
  • Ma hoàng 100g                            – Cam thảo 50g
  • Xuyên khung 50g – Tế tân 50g
  • Phác tiêu 50g
  • Bột phèn chua phi (Khô phàn) 200g
  • Công dụng: Chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu, tắc mũi, đau mình mẩy.
  • Liều dùng: Như thuốc cảm cúm ở trên.
  1. Lục nhất tán
  • Hoạt thạch 60g – Cam thảo sống 10g

Cam thảo thái mỏng, phơi sấy nhẹ cho khô, tán bột rây kỹ. Hoạt thạch để sống tán bột rây kỹ. Hai thứ trộn, rây thật đều. Chia thành 10 gói, mỗi gói 7g.

  • Công dụng: Chữa cảm nắng, cảm nóng, khát nước, sốt nhiều.
  • Liều dùng:
  • Người lớn mỗi lần 1 gói, ngày uống 2-4 lần. Khi uống cho bột thuốc vào nửa bát nước (150ml) khuấy đều mà uống với nước.
  • Trẻ em tùy tuổi uống 1/4, 1/2, 2/3 liều người lớn.
  • Kiêng ăn cay nóng, gừng.
  1. Chè Huyền sâm
  • Huyền sâm 100g – Đại táo 100g
  • Xuyên khung 10g – Cam thảo 50g
  • Ngũ vị tử 20g

Giải nhiệt, giải khát, giải độc, chông mệt mỏi dùng cho người lao động trong điều kiện nóng bức, căng thẳng kéo dài (ngoài nắng, bên lò nung, bếp)

  • Liều dùng: Mỗi ngày 1 gói hãm vào phích hay bi đông, uống dần trong ngày: 1 gói hãm với 1 lít nước. Ngày uống 1-2 gói.
  1. Lá tre chữa cảm nắng

Về mùa hè làm việc lâu ngoài nắng gắt hoặc ở những nơi nhiệt độ cao, rất dễ bị cảm nắng.

  • Cách chữa: Đưa ngay người bệnh ra chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo, thắt lưng. Cho uống nước trà pha đường và chữa bằng một trong số các bài thuốc đơn giản sau đây:
  • Bài 1:

Lấy một nắm lá tre tươi, rửa sạch, giã nát, hòa với một ít nước, vắt lấy vài chén thật đặc uống.

  • Bài 2:
  • Lá tre tươi 30g – Lá hương nhu tươi 30g
  • Gừng tươi 3 lát

Tất CẲ sắc với SOOml nước, còn 200ml. uống một lẩn.

  • Bài 3:
  • Lá tre tươi 12g            – Rau má tươi 12g
  • Lá hương nhu tươi 16g          – Củ sắn dây (Cát căn) 12g

Cho các vị vào ấm, đổ 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, người lớn uống một lần, trẻ em chia ra 2 – 3 lần uống tùy theo tuổi. Ngày uống 2 lần.

  • Bài 4:
  • Lá tre tươi 30g – Lá sắn dây tươi 20g
  • Lá đậu ván trắng tươi 20g

Tất cả sắc với 300ml nước, còn 200ml. Uống 1 lần.

Trên đây là những bài thuốc chữa cảm nắng, cảm nóng đơn giản. Trường hợp bị cảm nặng, người bệnh sốt cao hôn mê, co giật, sau khi sơ cứu xong nhất thiết phải chuyển ngay đến cơ sở điều trị gần nhất để cấp cứu.

  1. Bột cà gai tía tô
  • Chủ trị: Cảm cúm, nóng, sợ gió, gai rét, đau đầu, ngạt mũi, khô mũi, nhức mình, nhức khớp, không ra mồ hôi.
  • Tía tô (khô) 80g         – Dây cà gai (khô) 160g
  • Thanh hao (khô) 80g – Hoa Kim ngân (khô) 100g

Cách bào chế và bảo quản: Các vị rửa sạch phơi khô tán nhỏ, rây mịn đóng gói cho vào hộp, tránh ẩm.

  • Liều lượng và cách dùng:
  • Trẻ em 5-10 tuổi, mỗi lần uống 2 gói.

Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 3 gói.

  • Người lớn, mỗi lần uống 3 gói.

Hãm với nước sôi, gạn lấy nước mà uống.

Trường hợp không hãm được thì uống 1/2 liều lượng trên với nước chín, ngày uống 2 lần sáng và chiều.

  • Kiềng kỵ: Các chất tanh, mỡ và khó tiêu.

Bột Thanh hao, Địa liên

  • Chủ trị: Cảm cúm, mình nóng, ho, gai rét, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, người đau ê ẩm, nhức mỏi gân xương, không có mồ hôi.
  • Công thức:

Địa liền (khô) 150g

Kinh giới 150g

Hành hoa (khô) 50g

Thanh hao (khô) 300g

Tía tô (khô) 150g

Bạc hà (khô) 50g

Kim ngân hoa (khô) 150g – Gừng sống 50g

  • Cà gai (dây hoặc rễ) (khô) 50g

Cách bào chế và bảo quản: Các vị sấy nhẹ đến khô. Tán nhỏ rây lấy bột mịn (rây số 2), trộn đều. Đóng gói 4g cho vào hộp kín dể chông ẩm và bảo đảm hương vị.

  • Liều lượng và cách dùng:

Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: mỗi lần uống lgói

8 tuổi: mỗi lần uống 2 gói

9-12 tuổi: mỗi lần uống 3 gói 13 – 16 tuổi: mỗi lần uống 4 gói

Người lớn (17 tuổi trở lên): mỗi lần uống 5 gói

Ngày uống 2 lần, hãm với nước sôi, gạn lấy nước mà uống, bỏ bã. Nếu không hãm được thì uống 1/2 liều lượng với nước nóng. Uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi * Kiêng kỵ: Nên ăn cháo, không nên ăn cơm và các chất khó tiêu.

  1. Bột Kinh giới, Thạch cao
  • Chủ trị: Cảm sốt, nhức đầu, người nóng bừng khó chịu, khô môi, khát nhiều, hơi thở nóng, nước tiểu đỏ, đại tiện táo.
  • Hoa Kinh giới (khô) 600g                  – Bạc hà (khô) 310g
  • Thạch cao (khô)                 620g         – Phác tiêu (khô) 160g
  • Phèn chua (phi) 310g
  • Cách bào chế và bảo quản: Hoa Kinh giới, lá Bạc hà rửa sạch, sấy nhẹ đến khô, tán nhỏ, rây lấy bột mịn, Thạch cao, Phác tiêu, Phèn chua (phi) nghiền thành bột mịn. Tất cả các vị hợp lại trộn thật đều đóng gói 4g, cho vào hộp kín tránh ẩm.
  • Liều lượng và cách dùng:
  • Trẻ em từ 1 – 5 tuổi: mỗi lần uống 1/2 gói 1-10 tuổi: mỗi lần uống 1 gói

Trên 10 tuổi: mỗi lần uống 1,5 gói Ngày uống 1 lần

  • Người lớn: ngày uống 2 lần mỗi lần 1,5 gói với nước chín.
  • Kiêng kỵ: Chất cay, nóng.
  1. Bột Hoạt thạch, Thạch cao
  • Chủ trị: Cảm sốt nóng nhiều, mặt đỏ, môi khô, khát nhiều, nước tiểu đỏ và sẻn, rêu lưỡi khô, chất lưỡi đỏ, tiêu lỏng, phân vàng đỏ, hôi khắm.
  • Hoạt thạch 200g                          – Thạch cao 200g
  • Phèn chua (phi) 100g                 – Cam thảo 50g
  • Cách bào chế và bảo quản:
  • Phèn chua phi khô. Bốn vị tán thật nhỏ, rây bột mịn, trộn dều, đóng gói 2g, cho vào hộp đậy kín, tránh ẩm.
  • Liều lượng:
  • Trẻ em 5-10 tuổi, mỗi lần uống 1-2 gói Trên 11 tuổi: mỗi lần uống 2-3 gói
  • Người lớn: mỗi lần uống 4 gói Ngày 2 lần, uống với nước đun chín
  • Kiêng kỵ: Kiêng ăn chất nóng và khó tiêu.
  1. Bột Hương nhu, Đậu ván
  • Chủ trị: Cảm nắng, choáng váng, nôn nao, mắt đỏ, da nóng, họng khô, miệng ráo, khát nước nhiều, nhức đầu, mỏi mệt, ra mô hôi.
  • Lá Hương nhu (khô) 320g – Hạt đậu ván (khô) 320g
  • Củ sắn dây (khô) 320g – Gừng sống 120g
  • Cách bào chế và bảo quản: Gừng thái mỏng phơi khô, hạt đậu ván sao vàng, Hương nhu phơi khô, củ sắn dây rửa sạch thái mỏng phơi khô. Các vị tán nhỏ, rây lấy bột mịn, trộn dều, đóng gói 4g cho vào hộp kín, tránh ẩm.
  • Liều lượng và cách dùng:
  • Trẻ em 5-10 tuổi, mỗi lần uống 1-2 gói Trên 10 tuổi: mỗi lần uống 2 gói
  • Người lớn: mỗi lần uống 4 gói

Hãm với nước sôi, gạn lấy nước mà uống. Nếu không hãm được thì uống 1/2 liều. Ngày uống 2 lần.

  • Kiêng kỵ: Chất cay, nóng.
  1. Bột Sắn dây, Hoạt thạch

* Chủ trị: Cảm mạo về mùa hè, nóng rét, đau đều, khát nước, nước tiểu đỏ, ho đờm, hoặc có nôn mửa, tiêu chảy.

  • Tía tô (khô) 200g
  • Hương nhu (khô) 200g
  • Hoạt thạch 400g
  • Trần bì 60g
  • Bán hạ (chế) 60g
  • Củ sắn dây (khô) 400g
  • Cam thảo 60g
  • Phèn chua (phi) 40g
  • Bạc hà (khô) 100g
  • Cách bào chế và bảo quản: Bán hạ chế (theo hướng dẫn bào chế), các vị khác phơi giòn tán nhỏ, rây lấy bột mịn trộn đều, đóng gói 4g, cho vào hộp kín, tránh ẩm.
  • Liều lượng và cách dùng:
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: mỗi lần uống 1/2 gói đến 1 gói 1-5 tuổi: mỗi lần uống 1/2 gói
  • 10 tuổi: mỗi lần uống 1,5 – 2 gói Trên 10 tuổi: mỗi lần uống 2-3 gói
  • Người lớn: mỗi lần uống 4 gói

Ngày uống 2 lần sáng và chiều. Hãm với nước sôi, gạn lấy nước uống bỏ bã. Trường hợp không làm được, chỉ uống 1/2 liều. Uống xong nằm nghỉ thấy ra mồ hôi thì ngừng thuốc.

  • Kiêng kỵ: Không ăn chất cay, nóng và sống lạnh.
  1. Chè Kinh giới, Hoắc hương (Kinh nghiệm Viện Đông y)
  • Chủ trị: Cảm sốt giá rét, nhức đầu, cứng gáy, không ra mồ hôi đầy bụng, nôn mửa.
  • Kinh giới (khô) 120g
  • Tía tô (khô) 80g
  • Bạc hà (khô) 80
  • Gừng sống 40g
  • Hoắc hương (khô) 120
  • Củ sắn dây (khô) 120g
  • Hương phụ (chế) 80g
  • Hành tăm 40g

Cách bào chế và bảo quản: Kinh giới, Hoắc hương, Bạc hà, Hành tăm, Gừng sống đều rửa sạch, phơi khô, tán thô (hoặc sấy nhẹ 40°C), củ sắn dây rửa sạch thái mỏng, phơi khô, tán thô, Hương phụ (chế) sao giòn tán thô. Tất cả các vị tán thô trộn đều, đóng gói 10g cho vào hộp kín.

Liều lượng và cách dùng:

Trẻ em từ 1 – 5 tuổi: mỗi ngày uống 1 gói chia 2 lần,

  • 10 tuổi: mỗi lần uống 2 gói chia làm 2 lần.

Người lớn: ngày uống 3 gói, chia 2 lần uống.

Hãm với nước sôi, gạn lấy nước uống như nước chè.

Uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

  • Kiềng kỵ: Chất tanh, mỡ, thức ăn sống và lạnh.
  1. Bột Tía tô, Hương phụ
  • Chủ trị: Cảm mạo 4 mùa nhức đầu, sợ lạnh, không ra mồ hôi, nhức mình, đầy bụng, đau bụng.
  • Công thức:
  • Hương phụ (khô) 240g – Tía tô (khô) 320g
  • Trần bì (khô) 120g                      – Bạch chỉ (khô) 160g
  • Cam thảo 80g                               – Gừng sống 40g
  • Cách chế và bảo quản: Hương phụ tứ chế tẩm nước tiểu, rượu, giấm, muối. Tía tô sấy khô, Trần bì thái nhô phơi khô, Bạch chỉ, Gừng sống, Cam thảo đều thái mỏng phơi khô. Các vị đem tán nhỏ, rây lấy bột mịn, đóng gói 4g, cho vào hộp kín, tránh ẩm.
  • Liều lượng và cách dùng:
  • Trẻ em từ 5 – 10 tuổi: mỗi lần uống 1-2 gói.

Trên 10 tuổi: mỗi lần uống 2 gói.

  • Người lớn: mỗi lần uống 4 gói.

Hãm vởi nước sôi gạn lấy nước uống. Nếu không hãm được thì chỉ uống 1/2 liều lượng trên với nước nóng.

Ngày uống 2 lần, sáng và chiều.

  • Kiềng kỵ: Các chất tanh, mỡ.
  1. Viên Hoạt thạch, Phèn chua
  • Chủ trị: Cảm sốt, nhức đầu, đau mình, nhức xương, hắt hơi, trong người cảm thấy nặng nề khó chịu, gai rét, sợ lạnh, sợ gió, không ra mồ hôi.
  • Phèn chua (phi) 400g – Hoạt thạch 600g
  • Địa liền 400g – Long não 200g
  • Cách bào chế và bảo quản: Các vị nghiền nhỏ, rây lấy bột mịn, trộn đều, luyện với hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, áo bằng bột Hoạt thạch, sấy nhẹ 40°c – 50°c đến khô, đóng lọ, gắn kín.
  • Liều lượng và cách dùng:
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: mỗi lần uống 1 – 2 viên 5-10 tuổi: mỗi lần uống 2-4 viên

1-5 tuổi: mỗi lần uống 4-6 viên

  • Người lớn: mỗi lần uống 6 – 10 viên

Uống với nước nóng, ngày uống 2 lần, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi. Ra mồ hôi thì ngừng thuốc.

* Kiềng kỵ: Không ăn các chất sống lạnh.

  1. Cảm mạo thể phong hàn

Sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, nhức đầu, không có mồ hôi, ho, ngứa cổ không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

  • Bạc hà 12g     – Kinh giới 12g
  • Vỏ quít 12g    – Gừng tươi 3 lát
  • Hành tăm (hoặc hành ăn để sống) 8g
  • Củ gấu (tẩm nước gừng sao khô) 12g
  • Tía tô (cành lá) 12g
  • Mía (nướng chín, róc vỏ, chẻ nhỏ) 5g

Nếu kèm theo chướng đầy bụng, nôn ọe, tiêu chảy thì thêm lá Hoắc hương 8g (lá khô) vỏ với 10g (khô).

Các vị rửa sạch cho vào ấm đổ 1/2 lít nước, sắc còn phân nửa, lọc trong, chia ra uống lúc đói bụng, uống xong trùm chăn cho ra mồ hôi.

  1. Cảm mạo thể phong nhiệt

Sốt nhiều, sợ gió, có mồ hôi, nặng đầu, khô miệng, khát nước, ho hoặc viêm họng, chảy máu mũi, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

  • Bạc hà 8g – Lá tre 16g
  • Kinh giới 8g – Sắn dây 16g
  • Mía 12g (róc vỏ)

Các vị rửa sạch cho vào ấm đổ 4 bát nước, sắc còn 2 bát. Người lớn chia 2 lần uống nóng lúc đói bụng. Trẻ em chia nhiều lần.

  1. Bài thuốc xông (Cảm mạo không có mồ hôi)
  • Lá tre, lá duối, lá sả, lá Cúc tần, lá Hương nhu, lá Đại bi. Các thứ bằng nhau, để tươi, cho vào nồi nhỏ miệng, đổ nước ngập bã, dùng lá chuôi bịt kín miệng nồi, nấu sôi bắc ra, bệnh nhân trùm chăn chọc thủng lá chuôi cho hơi bốc lên xông cho ra mồ hôi, xong lau sạch mồ hôi, thay quần áo chú ý tránh gió phòng lạnh đột ngột.
  1. Cảm cúm

Sợ lạnh, sợ gió, có sốt hoặc chưa phát sốt, nhức đầu, hắt hơi, nghẹt mũi, hoặc sổ mũi, chảy nước mắt, ho ngứa cổ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, đau nhức tay chân, cơ thể, có khi tay chân co giật.

  • Tía tô 12g –    Mía (róc vỏ chẻ nhỏ)     8g
  • Hành tăm 8g –    Gừng tươi 3 lát
  • Vỏ quít 12g –    Hoắc hương 10g
  • Củ gấu (tẩm nước gừng sao) 12g
  • Bán hạ (củ chóc) 8g

Thái mỏng, ngâm nước gạo đặc 1 đêm, vớt ra phơi se, lại ngâm với nước luộc đậu đen một đêm, vớt ra rửa sạch phơi ráo, lại tẩm nước gừng, rồi sao kỹ.

  • Nếu kèm theo đầy bụng, nôn ọe, tiêu chảy thêm: Hậu phác tức vỏ vối 10g.
  • Nhức đầu nhiều thêm: Màn kinh tử (hạt Quan âm) 5g, Bạch chỉ 8g.

Các vị rửa sạch cho vào ấm đổ nửa lít nước, sắc còn phân nửa, lọc trong chia 2 lần uống khi bụng đói, uống xong trùm chăn cho ra mồ hôi.

Sốt cao, không sợ lạnh, mũi khô, rêu lưỡi vàng, bụng đầy, đại tiện táo, nước tiểu vàng, mạch trường hoặc hồng sác.

  • Rau má 12g –    Hạt muồng 12g
  • Mía (róc vỏ) 8g –    cỏ     nhọ nồi 8g
  • Dây mơ lông 12g –    cỏ   mần trầu 8g
  • Rễ cỏ tranh 8g –    vỏ  quít 8g

Các vị rửa sạch, để tươi cho vào ấm, đổ 6 bát nước sắc lấy 3 bát. Người lớn, chia làm 3 lần uống trong ngày lúc bụng đói.

Trẻ em, chia làm 4-5 lần uống.

Thuốc xoa, đánh gió.

  • Trầu không 3 lá – Dầu hỏa vừa đủ

Vò nát trầu không, tẩm dầu hỏa hoặc gói vào miếng vải mỏng mà xoa ở gáy cổ, 2 bên xương sống từ trên xuống rồi lại xoa ngược lên, rồi xoa ngực và lay chân.

* Bài thuốc xông

  • Lá đại bi                      – Lá hương nhu           – Lá cúc tần
  • Lá tre                           – Lá sả  – Lá duối

Các thứ bằng nhau, rửa sạch, cho vào nồi đổ nước ngập bã, dùng lá chuối bịt kín miệng, nấu sôi bắc ra, trùm chăn kín chọc thủng lá chuôi, xông cho ra mồ hôi, xong lau sạch mồ hôi, thay quần áo và tránh gió.

  1. Chữa chứng thử tả
  • Lá mướp (Ty qua diệp) 1 lá to
  • Quả mơ muối 1 quả

Cả 2 vị đều giã nhỏ bỏ vào bát nước giếng mới múc về khuấy kỹ, lóng bỏ bã cho uống.

  • Kiềng kỵ: Không cho bệnh nhân uống nước nóng ngay.
  1. Chữa chứng thử tả
  • Lá ngải cứu 1 nắm
  • Lá duối (Hoàng anh diệp) 1 nắm

Hai thứ rửa sạch vò với 1/2 bát nước sôi để nguội, vắt bỏ bã cho uống làm ba lần trong 1 giờ.

  1. Chủ trị thương thử
  • Muối ăn 40g – Gừng 20g

Gừng rửa sạch, thái mỏng, cả 2 thứ rang hơi cháy, sắc với 1 bát nước, lấy 1/2 bát để nguội cho uống.

  • Kiêng kỵ: Nên ăn cháo lỏng, 3 ngày sau mới ăn cơm.
  1. Bài thuốc chữa chứng thương thử
  • Lá Hương nhu 20g – Bạch biển đậu 12g
  • Cát căn 12g – Hạt đậu ván trắng 20g
  • Gừng tươi 5 lát

Các vị trên, sắc với 1 bát rưỡi nước, còn lại nửa bát, người lớn uống 1 lần, trẻ em tùy tuổi uống 2-3 lần.

  1. Phục thử biến chứng hoắc loạn
  • Rễ rau má 40g – Nụ sim 60g
  • Đọt chè xanh 40g – Bông mã đề 40g
  • Hoắc hương 40g – Bạch biển đậu 20g

Rau má, nụ sim, mã đề, biển đậu rang vàng, các vị đều tán bột uống với nước chè hoặc nước đun sôi để nguội.

  • Người lớn: Uống mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần.
  • Trề em: Tùy tuổi mà giảm liều lượng (nếu uống thuốc nước thì dùng 1/2 liều thuốc trên)
  • Kiêng kỵ: Ăn cháo lỏng cho đến khi khỏi bệnh, không ăn thức chua, ngọt, các chất khó tiêu.
  1. Cảm phong

Người lớn – Trẻ em bất tỉnh cứng hàm, mài củ và gốc cây bồ ngót với nước cơm vo, cạy miệng mà đổ và bôi hai quai hàm.

  • Xương bồ 20g
  • Hột bồ kết 12g
  • Băng phiến 2g
  • Địa liền 12g
  • Củ chóc chuột 8g
  • Hùng hoàng 4g
  1. Trúng phong

Hùng hoàng: tán bột riêng làm áo.

Hoàng nàn: ngâm nước cạo sạch vỏ ngoài ngâm nước gạo 1 đêm, ban ngày đem phơi (làm 3 ngày liền)

Chóc chuột: lấy củ gọt ra, thái lát ngâm với nước phèn và nước bồ kết 3 đêm, ban ngày phơi rồi đem ngâm nước gừng 1 đêm, ngâm rượu 1 đêm. Chưng qua rồi phơi khô.

Hột bồ kết: đốt tồn tính các vị, tán bột, viên hồ bằng viên đạn, mỗi viên 1/2 đồng cân thuốc (cả hồ khoảng 2,5g) rồi rắc bột Hùng hoàng áo ở ngoài.

* Cách trị – Liều dùng: Phải gió, bỗng dưng ngã lăn ra, cắn răng cấm khẩu, trào đờm co quắp, quyết lãnh, hoặc há mồm nhắm mắt, méo mồm lệch mắt, co cứng hoặc lạnh toát run rẩy hoặc bị ngất nằm yên chết giả, đỏ lưỡi.

Mài 1 viên với rượu hay nước tiểu trẻ con, cho uống làm 2 lần, mỗi ngày uống 4 viên 10g.

  1. Cảm phong nhiệt

– Xuyên khung 12g                           – Khương hoạt 12g

  • Độc hoạt 12g
  • Hậu phác 12g
  • Chỉ xác 8g
  • Thương truật 20g
  • Tiền hồ 8g
  • Xương bồ 8g
  • * Chủ trị:
  1. Cảm sốt nóng rét không mồ hôi, đầu nặng đau ê, mỏi lưng, cứng gáy, tay chân tê buốt, mình mẩy nặng nề, ho thỏ’ tức ngực, bụng đầy nôn mửa.
  • Uống 10g mỗi lần với rượu hay nước nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi, uống ngày 2 – 3 lần.
  1. Cảm co cứng, không nóng rót
  • Mỗi lần uống 10g như trên, uống 2-3 lần mỗi ngày.
  1. Đau phong thấp, nặng đỉnh đầu, ngặt ngang lưng, tê nhức tay chân hông sườn.
  • Mỗi lần uống 5g, ngày 3 – 4 lần.

* Cấm dùng: Cảm phát nóng, sọ’ nóng, đổ mồ hôi, mũi khô khát nước, đầu nhức, đau nhói ở 2 bên thái dương và đau khắp mình (cảm phong nhiệt).

  • Ghi chú: Đối với trẻ em chỉ có thể dùng cho những cháu do dầm mưa, lội nước mà cảm.
  • Liều dùng: Từ 5g – 15g mỗi ngày tùy theo tuổi.

Trẻ em dưới 5 tuổi không dùng.

  1. Cảm thấp

Cảm phải hàn thấp, đau sưng gót chân, rồi đau lần lên đầu gối:

  • Bo bo 40g       – Cỏ xước 40g
  • Gừng tươi 20g

Cảm phải thấp nhiệt. Đau co rút cả đâu gôi mà không sưng chân: – Lá Mã đề 40g

  • Hột bo bo 40g
  • Cỏ xước 20g

Sắc uống vài ngày khỏi.

  1. Cảm mạo do gốcsốt rét
  • Dây thần thông 10 lát
  • Cỏ mực 1 nắm
  • Cây muồng 1 nắm
  • Cam thảo đất 1 nắm
  • Thường sơn 1 nắm
  • Tía tô 1 nắm
  • Cỏ cú 5 củ
  • Ré 2 lá
  • Cây cù đèn 20 lát
  • Rễ tranh 1 nắm
  • Cỏ mần trầu 1 nắm
  • Sả 1 nắm
  • Rau má 1 nắm
  • Hoắc hương 1 nắm
  • Cây ké 1 nắm
  • Vỏ quít 2 cái

Sắc 3 tô lấy 1, chia uống 2 lần mỗi ngày lúc bụng đói.

– Gừng sống 3 lát

Đổ xiếp nước, sắc lấy 2 chén, chia 2, uống trong ngày.

  1. Trúng nước

Đang nóng nực gặp mưa, có mồ hôi mà đi tắm:

  • Lá đậu săng 1 nắm
  • Cỏ mực 1 bụi
  • Muồng trâu 3 lá
  • Gừng sống 3 lát
  • Hoắc hương 10 lá
  • Lá ké 10 la
  • Vỏ quít 2 cái
  • Lá bồ bồ 1 nắm
  • Rau má 10 cọng
  • Rau húng cây 1 nhúm
  • Rễ tranh 1 nắm
  • Cam thảo đất 1 cây lớn
  • Cỏ Mần trầu 1 bụi
  • Lá sả 1 nắm
  • Củ sả 5 lát

Đổ vô nồi lớn mà xông vài lần,

Sau sắc lại còn 2 chén. Chia uống 2 lần cách 3 giờ.

Bài thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận