Trân châu

Vị thuốc Đông y
trân châu
trân châu

Trân châu ( 珍珠 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Trân châu (Xuất xứ: Khai bảo bản thảo)

+ Tên khác: Chân chu (真朱), Chân châu (真珠), Bạng châu (蚌珠), Châu tử (珠子), Liêm châu (濂珠).

+ Tên Việt Nam: Ngọc trai.

+ Tên Trung văn: 珍珠 ZHENZHU

+ Tên Anh văn: Pearl

+ Tên La tinh:

1.Pinctada martensii(Dunker)[Pteria martensii(Dunker)]2.Pinctada margaritifera(Linnaeus)3.Pinctada maxima(Jameson)4.Pinctada chemnitzi(Phuilippi)5.Hyriopsis cumingii(Lea)6.Cristaria plicata(Leach)7.Anodonta woodiana(Lea)

+ Nguồn gốc:

Là ngọc trai của động vật 2 mảnh vỏ: Trân châu bối họ Mã Pteria martensii (Dunker) động vật họ Trân Châu Bối (Pteriidae), Tam giác phàm bạng Hyriopsis cumingii (Lea) hoặc Điệp văn quan bạng Cristaria plicata (Leach) động vật họ Bạng (Unionidae) v.v… bị kích thích hình thành.

Lọai trước là Trân châu hải sản, chủ yếu sản xuất ở vùng diên hải Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây v.v…, dùng thứ Hợp Bồ Quảng Đông là tốt nhất; 2 lọai sau là Trân châu nước ngọt chủ yếu sản xuất ở các vùng An Huy, Giang Tô, Hắc Long Giang v.v…

Trân châu bối họ Mã Pteria martensii

Tam giác phàm bạng Hyriopsis cumingii

Điệp văn quan bạng Cristaria plicata

– Thu hoạch –

Cả năm có thể thu họach, tự động lấy ra trong cơ thể động vật, rửa sạch, khô ráo.

Bào chế

– Bột Châu: Lấu Trân châu rửa sạch, dùng vải gói kỹ, thêm đậu hủ và nước tất cả nấu độ 2 giờ đồng hồ, lấy ra, rửa sạch, giã vụn, thêm chút nước, nghiền thành bột cực mịn, khô ráo là được (Trung thảo dược đại tòan).

– Thủy phi hoặc nghiền thành bột cực mịn dùng (Trung dược học).

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt, mặn, lạnh.

– Trung dược học: Ngọt, mặn, lạnh.

– Khai bảo bản thảo: Lạnh, không độc.

– Phẩm hối tinh yếu: Vị nhạt, tính lạnh, không độc.

– Cương mục: Ngọt mặn, lạnh, không độc.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tâm, Can.

– Trung dược học: Vào kinh Tâm, Can.

– Cương mục: vào kinh Quyết âm Can.

– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào kinh Tâm.

Công dụng và chủ trị

Trấn tâm an thần, dưỡng huyết tức phong, thanh nhiệt trụy đàm, trừ đau mắt có màng, giải độc sinh cơ.

Trị tim hồi hộp, lo sợ, động kinh, kinh phong co giật, phiền nhiệt tiêu khát, hầu tý miệng cam, mắt sinh màng che, nhọt lở lâu không thu miệng.

– Bản thảo kinh tập chú: Trị màng mắt.

– Dược tính luận: Trị trong mắt màng trắng che ngăn, cũng năng trị đàm.

– Nhật Hoa tử bản thảo: An tâm, sáng mắt.

– Cương mục: An hồn phách, cầm di tinh, bạch trọc, giải độc đinh nhọt đậu.

– Bản thảo diễn nghĩa: Dùng nhiều trong thuốc kinh nhiệt trẻ con.

– Bản thảo hối ngôn: Trấn tâm, định chí, an hồn, giải kết độc, tiêu nhọt dữ, thu lóet nát bên trong.

– Bản thảo phùng nguyên: Nung tro cho vào thuốc sinh thịt và đắp bỏng lửa nước sôi vậy.

– Trung dược học: Bổn phẩm cũng có thể dùng trị vết đốm màu trên da. Hiện nay phần nhiều lấy bổn phẩm dùng nhiều vào mỹ phẩm, phòng trị lắng đọng sắc tố da, có công hiệu nhuận da dưỡng nhan sắc.

– Dùng thuốc phân biệt –

Trân châu và Trân châu mẫu có nguồn gốc cùng một thể động vật, đều có công hiệu trấn tâm an thần, thanh Can sáng mắt, tiêu màng che mắt, thu miệng vết thương, đều có thể dùng trị mất ngủ tim hồi hộp, tâm thần không an, và mắt đỏ do Can hỏa công bên trên, màng che mắt và nhọt lóet chảy nước v.v…Tuy nhiên Trân châu nặng về trấn kinh an thần, dùng nhiều vào chứng mất ngủ tim hồi hộp, tâm thần không yên, kinh phong, động kinh v.v…, vả lại lực thu miệng vết thương sinh cơ tốt; Trân châu mẫu nặng về bình Can tiềm dương, phần nhiều dùng trị chứng Huyền vựng (Hoa mắt, chóng mặt), Can dương thượng cang, Can hỏa thượng công, công hiệu an thần, thu miệng vết thương của nó đều không bằng Trân châu, vả lại không sinh cơ.

Cách dùng và liều dùng

– Uống trong: Cho vào hòan,tán 2 3 phân. Dùng ngòai: Nghiền bột khô rắc, điểm mắt hoặc thổi họng (Trung dược đại từ điển).

– Uống trong cho vào hòan, tán 0,1 ~ 0,3g. Dùng ngòai lượng thích hợp (Trung dược học).

Kiêng kỵ

– Bản thảo kinh tập chú: Bệnh không do hỏa nhiệt chớ dùng.

– Bản thảo tân biên: Nhọt độc nếu độc bên trong chưa sạch, bèn dùng Trân châu đề sinh cơ, chuyển nguy thu miệng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Bổn phẩm chủ yếu hàm chứa Calcium carbonate, nhiều lọai Amino acid, nguyên tố vô cơ có Kẽm, Mangan, Đồng, Sắt, Magiê, Selen, Gecmani v.v…. Còn hàm chứa dòng Vitamin B, Nucleic acid v.v…(Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

– Dịch chiết Trân châu có tác dụng ức chế đối với ruột thỏ tách rời cơ thể (Trung thảo dược đại tòan).

– Dịch thủy phân Trân châu có thể ức chế họat động tự chủ chuột nhắt, và có tác dụng ức chế Lipofuscin và thanh trừ gốc tự do; Chất chiết bột Trân châu đối với tế bào bướu thịt (sarcoma), tế bào ung thư phổi đều có tác dụng ức chế rõ rệt; Cao Trân châu có tác dụng xúc tiến liền miệng vết thương; Trân châu bột có tác dụng chống suy lão, chống rối lọan nhịp tim, và chống tia bức xạ v.v… (Trung dược học).

  1. Nghiên cứu lâm sàng:

Theo báo cáo có dùng Trân châu v.v… điều trị bệnh tiểu đường, lóet tá tràng, lóet cổ tử cung, mai hạch khí v.v…(Trung dược học).Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị người lớn tim hồi hộp, đánh trống ngực, lo sợ, thần chí không an, cùng với trẻ con khí huyết chưa định, chạm rờ thì kinh sợ giật mình, hoặc cấp mạn kinh phong, động kinh co giật: Trần châu 1 chỉ (nghiền cực mịn), Phục linh, Câu đằng, Bán hạ khúc đều 1 lượng; Cam thảo Nhân sâm đều 6 chỉ (cùng sao vàng nghiền cực mịn). Tất cả hòa đều, luyện mật làm hòan lớn như hạt nhãn. Mỗi lần uống 1 hòan, gừng tươi làm thang hóa uống.

(Bản thảo hối ngôn)

+ Phương thuốc 2:

Trị trẻ con trúng phong, tay chân cong cấp: Bột Trân châu (thủy phi) 1 lượng, Thạch cao bột 1 chỉ. Mỗi lần uống 1 chỉ, nước 7 phân, sắc còn 4 phân, uống ấm, ngày 3 lần.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 3:

Trị các chứng lở lóet trong miệng: Trân châu, bằng sa, Thanh đại đều 1 chỉ, Băng phiến 5 phân; Hòang liên, Nhân trung bạch đều 2 chỉ (nung qua). Thuốc trên nghiền bột, phàm các chứng lở lóet trong miệng đều có thể thấm vào.

(Đơn đài ngọc án – Trân bảo tán)

+ Phương thuốc 4:

Trị mắt có màng che lâu ngày ngoan cố, che lấp con ngươi: Trân châu 1 lượng, Địa du 3 lượng (cắt). Dùng nước 2 chén lớn nước, cùng sắc đến khi nước cạn, lấy Trân châu ra, sau khi dùng giấm ngâm 5 ngày, dùng nứơc nóng đãi gạn làm cho không còn mùi giấm, thì nghiền cho cực mịn. Mỗi lần dùng đũa đồng, lấy chút ít điểm trên trên màng che mắt, lấy bệnh khỏi là độ.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị phát ban (nổi chấm, bớt, lốm đốm): Hạt Châu 7 cái nghiền nhỏ, dùng nước mới điều uống vậy.

(Nho môn sự thân)

+ Phương thuốc 6:

Theo báo cáo, dùng Trân châu bột đắp rịt ngòai, điều trị 20 ca trong quá trình hóa trị bệnh nhân u bướu gây ra xoang miệng lở loét, trong 10 ngày tòan bộ trị khỏi.

(Trung y Tứ Xuyên, 1988, 4: Phong Tam)

+ Phương thuốc 7:

Uống “ Tốc hiệu Trân châu phấn giao nang”, có tác dụng giáng áp và cải thiện triệu chứng nhất định.

(Tạp chí Trung y Hồ Nam, 1995, 3: 8)

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận