Thanh tương tử

Vị thuốc Đông y

Thanh tương tử (青葙子)

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Thanh tương tử (Xuất xứ: Bản kinh).

– Tên khác: Thảo quyết minh (草决明), Ngưu vĩ hoa tử (牛尾花子), Cẩu vĩ ba tử (狗尾巴子).

– Tên Việt Nam: Hạt Mào Gà.

– Tên Trung văn: 青葙子Qingxiangzi

– Tên Anh văn:FeatherCockscombSeed,SeedofFeatherCockscomb

– Tên La tinh: Celosia argentea L.

– Nguồn gốc: Là hạt của Thanh tương, thực vật họ Hiện (Amaranthaceae).

Dược liệu Thanh tương tử

Thanh tương Celosia argentea L.

– Thu hoạch –

Giữa tháng 8 ~ 10 thu hoạch, cắt lấy bộ phận trên mặt đất hoặc bông, phơi khô; xát ra hạt, bỏ tạp chất, phơi khô.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Đắng, mát.- Trung dược học: Vi đắng, hơi hàn.

– Dược tính luận: Vị đắng, bình, không độc.

– Điền Nam bản thảo: Tính hàn, vị ngọt, hơi đắng.

– Phẩm hối tinh yếu: Vị đắng, tính hơi hàn, không độc.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Can, Tỳ.

– Điền Nam bản thảo: Vào kinh Can.

– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Tâm, Can.

Công dụng và chủ trị

Khư phong nhiệt, thanh Can hoả.

Trị mắt đỏ sưng đau, mắt màng che, cao huyết áp, chảy máu cam, phong nhiệt ngứa ngáy ngoài da, ghẻ chốc.

– Bản kinh: Trị môi miệng xanh.

– Dược tính luận: Trị tạng Can nhiệt độc xông lên mắt, sắc đỏ che lấp, thanh manh (bệnh tăng nhãn áp), màng mắt che sưng. Chủ ghẻ lở ngứa nhọt độc, trị hạ bộ trùng lộ sang.

– Nhật hoa tử bản thảo: Trị tà khí ngũ tạng, ích não tủy, tỏ tai mắt, trấn Can, cứng gân xương, trừ phong hàn thấp tý.

– Điền Nam bản thảo: Sáng mắt, trị nước mắt rít khó mở, màng trắng che con ngươi.

– Bản thảo nguyên thủy: Trừ hoả tà kinh tâm.

– Hội ước y kính: Trừ phong nhiệt.

Cách dùng và liều dùng

– Trung dược học: Sắc uống, 10 ~ 15g.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Bổn phẩm có tác dụng khuyếch tán đồng tử, thanh quang nhãn (bệnh tăng nhãn áp, bệnh glô-côm, bệnh cườm nước) cấm dùng.

– Bản thảo bị yếu: Người đồng tử tán đại kỵ uống.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hoá học: Hàm chứa dầu mỡ và potassium nitrate phong phú, còn hàm chứa nicotinic acid(NA) (Trung dược đại từ điển).
  2. Tác dụng dược lý: Bổn phẩm có tác dụng giáng thấp huyết áp, dầu mỡ mà nó chứa có tác dụng giãn đồng tử; dịch nước sắc của nó có tác dụng khá mạnh đối với trực khuẩn mủ xanh (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị 2 mắt đẫm lệ do Phong nhiệt: Thanh tương tử 5 chỉ, nấu cách thủy với gan gà ăn.

(Tuyền Châu bản thảo)

+ Phương thuốc 2:

Trị quáng gà, mắt có mây màng: Thanh tương tử 5 chỉ, Táo đen 1 lượng. Hầm cách thủy với nước sôi, dùng tước bửa ăn..

(Mân đông bản thảo)

+ Phương thuốc 3:

Trị chảy máu cam không ngừng: Nước Thanh tương tử rót vào trong mũi.

(Quảng lợi phương)

+ Phương thuốc 4:

Trị đau đầu phong: Thanh tương tử 5 chỉ ~ 1 lượng, sắc nước uống.

(Phúc Kiến Trung Thảo dược)

+ Phương thuốc 5:

Dùng Thanh tương tử uống, trị 5 ca bệnh nhân bị cao huyết áp, có hiệu quả tốt (Tạp chí Trung y, 1962, 8: 19)

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận