Một dược

Vị thuốc Đông y

Một dược ( 没药 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Một dược (Xuất xứ: Dược tính luận).

+ Tên khác: Mạt dược (末药).

+ Tên Trung văn: 没药 MOYAO.

+ Tên Anh văn: Myrrh

+ Tên La tinh:

Một dược
Một dược

Dược liệu Myrrha, ① Cây Một dược Commiphora myrrha Engl.② Cây Một dược Ái Luân Bảo Balsamodendron ehrenbergianum Berg nguồn gốc thực vật.

+ Nguồn gốc: Là chất nhựa cây của cây Một dược hoặc cây Một dược Ái Bảo Luân thực vật họ Trám (Burseraceae).

Phân bố

Vùng bờ biển 2 bên Hồng hải, và bán đảo Arabian từ vĩ tuyến Bắc 22° hướng Nam đến dải bờ biển Somalia.

Thu hoạch

Tháng 11 đến tháng 2 năm tới hoặc tháng 6~ 7 thu họach.

Bào chế

– Một dược: lựa bỏ tạp chất, cắt thành cục vụn.

– Một dược chế: Lấy Một dược sạch để vào trong nồi dùng lửa nhỏ sao đến khi mặt ngòai hơi tan chảy, lấy ra để nguội.

Hoặc sao đến lúc mặt ngòai hơi tan chảy, phun giấm gạo, tiếp tục sao đến lớp ngóai sáng láng trong suốt, lấy ra để nguội. (Một duợc cứ mỗi 100 cân, dùng giấm 6 cân).

Tính vị

– Trung dược học: Cay, đắng, bình.

– Dược tính luận: Vị đắng, cay.

– Hải dược bản thảo: Vị đắng, cay, ấm không độc.

– Khai bửu bản thảo: Vị đắng, bình, không độc.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ.

– Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc quyết âm.

– Bản thảo tân biên: Vào 2 kinh Tỳ, Thận.

– Bản thảo cầu chân: Vào Tâm, Can.

Công dụng và chủ trị

Tán huyết khứ ứ, tiêu thũng định thống.

Trị tổn thương té ngã, vết thương kim khí; các chứng đau gân xương, tâm phúc; trưng hà, kinh bế, ung nhọt sưng đau, trĩ lậu, mắt bị che lấp (mục chướng).

Danh gia luận bàn

Y học nhập môn: Đông Viên rắng, Một dược là ở khoa trị ung nhọt, vết thương tán huyết. thuốc này bỏ cũ đổi mới, nên phá huyết cũ, tiêu sưng giảm đau, là thuốc hay của sang gia vậy.

– Cương mục; Nhũ hương họat huyết, Một dược tán huyết, đều giảm đau tiêu sưng, sinh cơ, cho nên 2 thứ thường kiêm nhau mà dùng.

Ứng dụng

Công hiệu chủ trị của Mộc dược với Nhũ hương giống như nhau. Thường với Nhũ hương tương tu dùng, điều trị tổn thương té đánh, ứ trệ sưng đau, ung nhọt sưng đau, nhọt lóet sau lâu không thu miệng cùng với tất cả các chứng đau ứ trệ. Phân biệt Nhũ hương thiên về hành khí, duỗi gân, điều trị dùng nhiều vào chứng Tý. Mộc dược thiên về hóa ứ tán huyết, điều trị dùng nhiều vào đau bao tử huyết ứ khí trệ khá nặng.

Cách dùng và liều dùng

Uống trong: sắc thang 1 ~ 3 chỉ; hoặc cho vào hòan, tán.

Dùng ngòai nghiền nhỏ điều đắp.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai kỵ dùng.

– Phẩm hối tinh yếu: Có thai không uống được.

– Bản thảo kinh sơ: Phàm khớp xương đau và ngực bụng sườn xương sườn đau, không phải khí huyết đình lưu mà do huyết hư thì không nên dùng. Sản hậu ác lộ chợt ra nhiều, trong bụng hư đau không nên dùng. Ung nhọt đã vỡ không nên dùng. Mắt đỏ có màng không phải huyết nhiệt nặng không nên dùng.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị tổn thương gân xương: Bột gạo 4 lượng (sao vàng), cho vào bột Nhũ hương, Một dược mỗi vị nửa lượng. Điều rượu thành cao, rải dán vậy.

(Ngự dược viện phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị máu tưới con ngươi, che ngòai đau nhức: Mộc dược 2 lượng, Kỳ lân kiệt 1 lượng, Đại hoàng 1,5 lượng, Mang tiêu 1,5 lượng. Thuốc trên rây nhỏ, cho mịn. Sau bữa ăn uống với trà nóng 1 chỉ.

(Nhãn khoa ong mộc luận)

+ Phương thuốc 3:

Trị mắt rò rỉ mủ máu: Một dược, Đại hoàng (hấp, dùng ít), Phác tiêu. Thuốc trên nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 chỉ, rượu điều uống, trà cũng được.

(Ngân hải tinh vi – Một dược tán)

+ Phương thuốc 4:

Dùng viên nang Mộc dược (Mỗi viên hàm chứa cao Mộc dược 0,1 g), mỗi lần 2 ~3 viên , ngày 3 lần, liệu trình 2 tháng, tổng cộng điều trị 52 ca chứng mỡ máu cao. Kết quả Mộc dược có tác dụng hạ thấp Cholesterol rõ rệt, tổng hiệu suất 65,7 %, và có thể giáng thấp proteinogen cấu trúc sợi huyết tương rõ rệt (Trung y tạp chí, 1988, 6: 45).

+ Phương thuốc 5:

Dùng Mộc dược, Kim ngân hoa chế thành dịch sắc, dùng 5 ~ 8 lớp vải xô tẩm lấy dịch thuốc, điều trị 192 ca bệnh nhân mắc bệng ngòai da, trong đó Chàm cấp tính 67 ca, Chàm mạn tính phát cấp tính 42 ca, viêm da tiếp xúc 52 ca, nấm chân kèm nhiễm trùng 26 ca, kết quả tòan bộ trị khỏi (Trung Tây y kết hợp tạp chí, 1990, 8: 492).

+ Phương thuốc 6: Viêm tuyến vú cấp tính dùng Thanh bì thang

– Thành phần: Thanh bì, Trần bì, Mạch nha mỗi vị 12g; Bồ công anh 60g, Nhũ hương, Mộc dược mỗi vị 9g.

– Cách dùng: Sắc uống, bệnh nhẹ ngày uống 1 thang, bệnh nặng ngày uống 2 thang.

Tham khảo “dược phẩm vựng yếu”

Khí vị: Khí thơm, vị đắng cay, tính hơi hàn, không có độc, vào kinh Túc quyết âm.

Chủ dụng: Rất có khả năng tán huyết, chỉ thống, hết thảy các chứng bị đâm chém, đánh té tổn thương ứ huyết, sưng đau, ác sang, bệnh tri, sản hậu, bụng dạ đau nhói như dùi đâm. Nhũ hương hoạt huyết, thư cân, còn Một dươc thì hay tán huyết, trừ thịt thối, đều có khả năng làm hết đau, lên da non.

Kỵ dùng: Đàn bà có mang kiêng dùng, sản phụ máu hôi ra nhiêu, và đau bụng thuộc huyêt hư, ung nhọt đã vỡ mũ đêu kiêng dùng.

Cách chế: Giống như cách chế Nhũ hương.

Nhận xét: Một dược bẩm thụ khí của Kim Thủy mà sinh ra (Nhũ hương được Mộc khí mà kiêm hóa hỏa), chứng máu hôi lâm lậu đều do huyết nhiệt ứ trệ lại mà gây nên, gươm đâm, gậy đánh cũng làm tổn thương máu thịt, thuốc này đắng, sơ tiết được cái trệ đọng, cay thì tán được hàn, thuốc hàn thì trừ được nhiệt, Thủy là âm huyết, cùng loại thì theo nhau, cho nên có thể vào âm phận mà tán được huyết ứ, dùng chữa mọi chứng sang lở do huyết nhiệt.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO “ Bác tế phương”

Bài Một dược tán

Một dược, Hồng hoa, Huyền hồ sách, Đương quy, các vị bằng nhau, tán nhỏ, liều uống mỗi lần 2đ, ngày vài lần.

Trị chứng phụ nhân huyết ứ, đau bụng.

”Đồ kinh bản thảo”

Trị phụ nhân huyết vậng dùng Một dược 1đ uống với Rượu.

“Chứng trị chuẩn thằng”

Bài Đoạt mệnh tán

Một dược 20g, Huyết kiệt 20g

Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 3-4g, ngày vài lần.

Trị chứng huyết vậng, sau khi đẻ khí huyết xông lên, xây xẩm chóng mặt.

“Y học trung trung tham tây lục”

Bài Hoạt lạc hiệu linh đan

Đương quy 15g, Sinh Nhũ hương 15g, Đan sâm 15g, Sinh Một dược 15g.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm uống 12-16g, ngày 2 lần.

Trị khí huyết ngưng trệ, huyền tích, trưng hà, tích tụ, mụn lở, đau vùng Tâm phúc, đùi và cánh tay đau, vấp ngã tốn thương.

“Y lâm cải thác”

Bài Thiếu phúc trục ứ thang

Tiểu hồi 7 hạt, Huyền hồ 4g, Can Khương lg, Một dược 4g, Quan quế 4g, Đương quy 12g, Xuyên khung 4g, Xích thược 8g, Bồ hoàng 14g, Ngũ linh chi 8g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, ôn kinh, chỉ thống.

Trị bụng dưới đau do huyết ứ (có hoặc không có hòn cục), hoặc có kinh bụng dưới đầy trướng, lưng đau, màu kinh tím đen, kinh nguyệt không đều.

Trên lâm sàng còn dùng bài này chữa viêm xoang chậu do ứ huyết, u bướu, quen dạ sấy thai, hiếm muộn.

Gia giảm: Bụng dưới trướng đau thêm Nga truật, Thanh bì, Mộc hương. Bụng dưới đau, ấn vào đau hơn thêm Khương hoàng, Tam lăng. Hư hàn thêm Phụ từ.

Kiêng kỵ: Thực nhiệt làm tổn thương âm, âm hư, huyết táo không nên dùng.

“Phụ nhân lương phương”

Bài Tiên phương hoạt mệnh ẩm

Ngân hoa 12g, Xích thược 4g, Xuyên sơn giáp 4g, Trần bì 12g, Nhũ hương 4g, Tạo giác thích 4g, Một dược 4g, Đương quy vĩ 4g,Thiên hoa phấn 4g, Cam thảo 4g, Phòng phong 4g, Bối mẫu 4g, Bạch chỉ 4g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Trị mụn nhọt, thũng độc mới phát, cục bộ sưng nóng, đỏ đau, hoặc mình nóng, hơi sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng hoăc vàng, Mạch sác có lưc.

“Y lâm cải thác”

Bài Thân thống trục ứ thang

Hồng hoa 6-12g, Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, Đào nhân 6-12g, Cam thảo 4-6g, Khương hoạt 4- 8g, Một dược 4-8g, Hương phụ 4-8g, Địa long, 4-8g, Ngũ linh Chi 8g, Tần giao 6-12g, Ngưu tất 12g.

Sắc, chia uống 3-4 lần trong ngày.

Có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, hành khí, thông lạc, lợi tý, chỉ thống.

Trị đau vai, đau lưng, đau chân hoặc đau toàn thân kéo dài khó khỏi, ấn vào thì đau nhiều, môi lưỡi có gân xanh tía hoăc nốt xuất huyết.

Trường hợp có hơi sốt, thêm Thương truật, Hoàng bá.

Đau lâu ngày cơ thể suy nhược thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm…

Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm xương khớp dạng thấp nhiệt mạn tính, khí huyết kết trệ, gia giảm chữa đau thần kinh tọa- dạng thấp nhiệt.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận