Hoạt thạch

Vị thuốc Đông y

Hoạt thạch (滑石)

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Họat thạch (Xuất xứ: Bản kinh).

+ Tên khác: Dịch thạch (液石), Cộng thạch (共石), Thóat thạch(脱石), Phiên thạch (番石), Tịch lãnh (夕冷), Thúy thạch (脆石), Lưu thạch(留石), Họa thạch(画石).

+ Tên Trung văn: 滑石 HUASHI

+ Tên Anh văn: Talc, Talc powder

+ Tên La tinh:Talc

+ Nguồn gốc: Là thể hình khối của Họat thạch khóan vật lọai silicate.

Phân bố

Hoạt thạch
Hoạt thạch

Chủ yếu sản xuất ở các vùng Sơn Đông, Giang Tây, Sơn Tây, Liêu Ninh v.v. của Trung Quốc.

Thu hoạch

Cả năm có thể lấy. Sau khi lấy, bỏ sạch đất, đá tạp.

Hoặc lấy cục Họat thạch cạo sạch, dụng máy nghiền bột nghiền bột, sau khi qua rây nhỏ tức thành Họat thạch phấn.

Bào chế

Rửa sạch. Đập thành cục nhỏ, hoặc nghiền thành bột mịn, hoặc thủy phi.

– Lôi Công bào chích luận: Dùng Họat thạch trắng, dùng dao cạo sạch, nghiền bột, Mẫu đơn bì cùng nấu 1 giờ (nhất phục thời), bỏ Mẫu đơn bì, lấy Họat thạch, lấy nước đãi gạn qua, phơi khô dùng.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt, nhạt, lạnh.

– Trung dược học: Ngọt, nhạt, lạnh.

– Bản kinh: Vị ngọt, lạnh.

– Biệt lục: Đại hàn, không độc.

– Bản thảo kinh sơ: Vị ngọt nhạt, khí hàn , vô độc.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Vị, Bàng quang

– Trung dược học: Vào Kinh Bàng quang, Phế, Vị.

– Thang dịch bản thảo: Vào kinh Túc thái dương.

– Lôi công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Vị, Bàng quang.

– Bản thảo kinh sơ: Vào kinh Túc dương minh, Thù thiếu âm, Thái dương, Dương minh.

Công hiệu

Lợi niệu thông lâm, thanh nhiệt giải thử.

Công dụng và chủ trị

  1. Nhiệt lâm, thạch lâm, niệu nhiệt rít đau: Họat thạch tính hàn lợi khiếu, hàn tắc thanh nhiệt, cho nên năng thanh thấp nhiệt Bàng quang mà thông lợi thủy đạo, là thuốc thường dùng trị chứng lâm, nếu thấp nhiệt hạ chú mà tiểu tiện bất lợi, nhiệt lâm và niệu bế v.v…thường cùng dùng với Mộc thông, Xa tiền tử, Cù mạch v.v…, như Bá chính tán (Hòa tể cục phương); Nếu dùng trị thạch lâm, có thể phối dùng với Hải kim sa, kim tiền thảo v.v…
  2. Thử thấp, thấp ôn:

Bổn phẩm ngọt nhạt mà hàn, tức năng lợi thủy thấp, còn năng giải thử nhiệt, là thuốc thường dùng trị thử thấp. Nếu thấp nhiệt phiền khát, tiểu tiện ngắn đỏ, có thể cùng dùng với Cam thảo, tức Lục nhất tán ( Thương hàn tiêu bản); Nếu thấp ôn mới phát và thử ôn kèm thấp, đầu đau sợ lạnh, người nặng ngực buồn bực, mạch huyền tế mà nhu, thì phối dùng với Ỳ dĩ nhân, Bạch khấu nhân, hạnh nhân v.v…, như Tam nhân thang (Ôn bệnh điều biện).

  1. Thấp sang, chàm (thấp chẩn), rôm sảy: Bổn phẩm dùng ngòai có tác dụng than nhiệt thu thấp liễm sang. Điều trị thấp sang, thấp chẩn, có thể đơn dụng hoặc với Khô phàn, Hòang bá lnghiền bột, rải rắc chổ bệnh; Như rôm sảy có thể phối hợp với Bạc hà, Cam thảo v.v…chế thành thuốc dùng ngòai Phi tử phấn.

Liều dùng và cách dùng

Uống trong 10 ~ 20g. nên gói sắc. Dùng ngòai lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

– Trung dược đại từ điển: Người Tỳ hư khí nhược, tinh hoạt và bệnh nhiệt hao tổn tân dịch kỵ dùng. Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

– Trung dược học: Tỳ hư, bệnh nhiệt tổn thương tân dịch cùng với phụ nữ có thai kỵ dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Chủ yếu hàm chứa magnesium metasilicate, trong đó MgO31.7%,monox 63.5%,nước 4.8%。Thông thường 1 phần MgO là FeO thay đổi nhau. Ngòai ra còn chứa tạp chất alumina v.v…(Trung dược đại từ điển).
  2. Tác dụng dược lý: a.- Tác dụng bảo hộ da và niêm mạc: Họat thạch phấn do bởi hạt nhỏ, tổng diện tích lớn, có thể hút lượng lớn chất kích thích hóa học hoặc chất độc, vì thế lúc rải rác phân bố mặt ngòai tổ chức phát viêm hoặc tổn thương, có tác dụng bảo hộ; Lúc uống trong ngòai bảo hộ niêm mạc ruột bao tử phát viêm mà còn phát huy trấn ói, cầm tiêu chảy ra, còn có thể ngăn ngừa hấp thu chất độc trong đường ruột bao tử.

Họat thạch cũng không phải là hòan tòan vô hại, trong bụng, trực tràng, âm đạo v.v… có thể gây u hạt (granuloma).

  1. – Tác dụng kháng khuẩn: Dùng phép bàn đo cho môi trường nuôi cấy hàm chứa Họat thạch 10%, có tác dụng ức chế trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn phó thương hàn A; Dùng phương pháp phiến giấy thì chỉ tác dụng ức chế khuẩn độ nhẹ đồi với khuẩn cầu viêm màng não
  2. Nghiên cứu lâm sàng: Theo báo cáo dùng Bồ hòang, Họat thạch phấn, uống trong, trị viêm thận tiểu cầu cấp tính, viêm thận bể thận cấp mạn tính, viêm bàng quang cấp, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu hoặc chứng xuất huyết hệ tiết niệu tính đọan phát khác, có hiệu quả (Tạp chí Trung y 1988, 7 : 43).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1: Trị mình nóng ói lỵ tiêu chảy, hạ lỵ đỏ trắng, lung bế, thạch lâm; sinh tân dịch, khứ lưu kết, tiêu súc thủy, chỉ khát khoan trung, trừ phiền nhiệt tâm táo, bụng trướng đau tức, miệng lở, răng cam ăn, trúng thử, thương hàn, dịch lệ: Họat thạch 6 lượng, Cam thảo 1 lượng (chích). Thuốc trên nghiền bột. Mỗi lầ uống 3 chỉ, nước ấm điều uống, ngày 3 lần.

Duy phụ nữ có thai không nên uống, họat thai vậy.

+ Phương thuốc 2:

Trị nhiệt lâm, tiểu tiện đỏ rít nóng đau: Họat thạch 4 lượng. Gĩa sàng làm bột. Mỗi lần uống thìa 2 chỉ, sắc Mộc thông làm thang điều uống, không câu nệ thời gian.

(Thánh tể tổng lục – Họat thạch tán).

+ Phương thuốc 3:

Họat thạch bột 1 thăng, dùng nước Xa tiền thoa 4 bên rốn, mỗi cạnh vuông 1 tấc vuông, nóng tức yên vậy, mùa đông nước hòa cũng được.

(Sản nhũ tập nghiệm phương)

+ Phương thuốc 4:

Trị bệnh lạ nhiệt độc, mắt đỏ mũi căng, suyễn to, tòan thân ra ban, lông tóc như sắt, là do trong nhiệt, độc khí kết ở hạ tiêu: Họat thạch, Bạch phàn đều 1 lượng. Nghiền bột, làm 1 lần uống, sắc 3 chén, sắc còn nửa chén, uông không thôi vậy.

(Hạ tử ích trị kỵ tật phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị trẻ con thể nhiệt rôm sảy lở: Họat thạch 3 lượng, Bạch phàn khôi 1 lượng, Lá táo 4 lượng. Thuốc trên giã sàng làm bột. Trước dùng nước ấm rửa lở, sau lấy thuốc rịt vậy.

(Thánh huệ phương).

+ Phương thuốc 6:

Trị ngón chân nứt lóet: Họat thạch 1 lượng, Thạch cao (nung) nửa lượng, Khô phàn chút ít. Nghiền thấm vào, cũng trị vùng âm hạ mồ hôi ướt.

(Tần Hồ tập giản phương).

+ Phương thuốc 7 :

-Thành phần: Thạch vi 25g, Vương bất lưu hành 50g, Hoạt thạch 30g, Trạch tả, Xa tiền tử, Trầm hương (không có Trầm hương có thể dùng Mộc hương) mỗi vị 15g, Ðơn sâm, Hải kim sa, Ngưu tất mỗi vị 20g.

-Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước, phân 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

-Hiệu quả trị liệu: Dùng thuốc trên điều trị bệnh nhân Tiết niệu kết sỏi 47 ca, trong đó trị khỏi 44 ca; vô hiệu 3 ca. Trong ca bệnh trị khỏi, có 4 ca tái phát, tiếp tục uống phương này vẫn được trị khỏi.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

Khí vị:

Vị ngọt nhạt, khí hàn, không độc, vào kinh Túc thái dương Bàng quang, vào cả Túc dương minh, Thủ thiếu âm, Thủ thái dương và Thủ dương minh, tính trầm trọng mà giáng xuống, là âm dược, Thạch vi làm sứ, ghét Lồ thánh.

Chủ dụng:

Lợi tích trệ ở 6 phủ, thông bí kết của 9 khiếu, giải phiền khát, phân lợi đường nước, giáng hỏa thanh Phế, hòa Vị, trừ khí nắng, thông sữa. Lại nói: Ráo thấp ở Tỳ, giáng hỏa ở Vị, tiết khí ở trên làm cho đi xuống, trừ tích tụ huyết ứ, trừ độc thức ăn trong Dạ dày mà đi tả, kiết lỵ, hoạt lợi cho phụ nữ khó đẻ, khơi thông chứng bí đái cho phụ nữ có thai.

Cấm kỵ:

Nếu có thấp mà tiểu tiện gắt thì nên dùng vị nhạt của nó để thẩm thấp, không có thấp thì chỉ nên tư nhuận, không nên làm cho lợi. Vả lại nó hoạt thai, hoạt tinh đều nên biết mà cẩn thận.

Cách chế:

Thứ màu sắc trắng thì tốt, thứ màu sắc khác thì có độc. Hoặc dùng mẫu đơn nấu nước phi qua phơi khô, khi dùng phải hòa với Cam thảo.

Nhận xét:

Trương khiết Cổ nói: Tính hoạt thòi lợi khiếu, không giống với các thuốc thấm nhạt khác.

Lý Thời Trân nói: Hoạt thạch lợi khiếu không chỉ lợi tiểu tiện, Thượng bộ thì lợi được khiếu lỗ chân lông, Hạ bộ thì lợi được tinh khiếu và niệu khiếu, uống nhiều làm cho người ta đi tiêu nhiêu và hoạt tinh, chứng Tỳ hư hạ hãm thì kiêng dùng nó.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Thương hàn tiêu bản”

Bài Lục nhất tán

Hoạt thạch 6 phần, Cam thảo 1 phần, tán nhỏ, mỗi lần uống 6-12g với ít Mật Ong và nước đun sôi để nguội.

Có tác dụng thanh thử, lợi thấp.

Trị những bệnh thử thấp, có triệu chứng sốt, khát nước, tiêu chảy hoặc sỏi tiết niệu.

Gia giảm: Bệnh thử, sốt, có kinh giật, bứt rứt thêm Thần sa gọi là “ích nguyên tán ”, dùng nước sắc Đăng tâm đế uống có tác dụng trấn kinh an thần.

Thử nhiệt, mắt đỏ, họng đau, miệng lưỡi lở loét, thêm Thanh đại gọi là “Bích ngọc tán” để thanh Can hỏa.

Tiểu đau, sỏi đường niệu thêm Kim tiền thảo để hóa thạch, chỉ thống, lợi tiểu.

“Lục nhất tán” thêm Sinh Xa tiền thảo, Sinh Ngẩu tiết, Sinh Trắc bá diệp gọi là “Tam sinh ích nguyên tán”.

Trị tiểu ra máu, có the thêm Tiểu kế, Hô phách, Bồ hoàng (sao) để chỉ huyết, thông lâm.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Tam nhân thang

Hạnh nhân 8-20g, Bạch đậu khấu 6-8g, Y dĩ nhân 12-24g, Hoạt thạch (phi) 12-24g Trúc diệp 4-8g, Thông thảo 4-8g, chế Bán hạ 8-12g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng tuyên sướng khí cơ, thanh lợi thấp nhiệt.

Trị thấp ôn giai đoạn đầu, bệnh ở phần khi, thấp nặng hơn nhiệt, đau đầu, nặng người, sốt vế chiều, ngực bụng đây tức, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế mà nhu.

Gia giảm: Thấp nhiệt đều nặng thêm Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt.

Nếu còn triệu chứng biểu hư, sợ lạnh thêm Hương nhu, Thanh cao để làm lui hàn nhiệt.

Trên lâm sàng có thể dùng bài này gia giảm chữa thương hàn, viêm Ruột, viêm Dạ dày, viêm Thận, bể Thận, mề đay.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Tuyên tý thang

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, tuyên thông kinh lạc.

Trị thấp nhiệt uất bế tại kinh lạc, bệnh thấp nhiệt tý, biểu hiện các khớp đau, sưng đỏ, co duỗi khó khăn, nước tiểu vàng ít chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt.

Nếu đau nhiều có thể thêm Khương hoàng, Hải đồng bì, Tang chi để tăng thông lạc, chỉ thống.

Trên lâm sàng dùng “Tuyên tý thang” hợp “Nhị diệu tán” trị thấp khớp cấp, các khớp sưng, nóng, đỏ, đau có kết quả tốt.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Ý dĩ trúc diệp tán

Ý dĩ nhân 20g

Hoạt thạch 20g

Bạch đậu khấu 4g

Bạch linh 20g

Trúc diệp 12g

Thông thảo 4g

Liên kiều 12g

Cùng tán nhỏ, liều uống 8-12g, ngày 3 lần.

Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ thống.

Trị thấp uất ở kinh mạch đau người, mình nóng, nhiều mồ hôi, ỉa chảy, ngực bụng nổi nốt chẩn trắng.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận