Hổ trượng

Vị thuốc Đông y

Hổ trượng ( 虎杖 )

Tên và nguồn gốc

– Tên thuốc: Hổ trượng (Xuất xứ: Biệt lục)

– Tên khác: Đại trùng trượng (大虫杖), Khổ trượng (苦杖), Toan trượng (酸杖), Ban trượng (斑杖), Toan dũng duẩn (酸桶笋), Ban trang căn (斑庄根), Điểu bất đạp (鸟不踏), Toan can (酸杆), Ban căn (斑根), Toan lựu căn (酸榴根), Thổ địa cầm (土地檎), Toan thông (酸通), Toan thang can (酸汤秆) v.v…

– Tên Trung văn: 虎杖 HUZHANG

– Tên Anh văn: Giant Knotweed Rhizome

– Tên La tinh: Rhiaoma Polygoni Cuspidati

– Nguồn gốc: Là thân rễ của Hổ trượng thực vật họ Liệu (rau đắng).

Phân bố

Chủ yếu sản xuất ở các vùng Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Nam v.v… (Trung Quốc).

 – Thu hoạch, bào chế –

Hai mùa xuân, thu đào móc, bỏ đi rễ râu, rửa sạch, thừa lúc tươi mới cắt đoạn ngắn hoặc phiến dày, phơi khô. Dùng sống hoặc dùng tươi.

– Lôi Công bào chích luận: Sau khi lấy được Hổ trượng căn, cắt nhỏ, lại dùng lá Hổ trượng tốt bọc lại 1 đêm, lấy ra, phơi khô dùng.

 Tính vị

– Trung dược học: Hơi đắng, hơi hàn.

– Biệt lục: Hơi ấm.

– Dược tính luận: Vị ngọt, bình, không độc.

– Bản thảo diễn nghĩa: Hơi đắng.

– Điền Nam bản thảo: Đắng hơi chát, hơi lạnh.

– Y lâm toản yếu: Ngọt đắng cay, ấm.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kính Can, Đởm, Phế.

– Trung Hoa bản thảo: Vào kinh Can, Đởm.

Công dụng và chủ trị

Khu phong, lợi thấp, phá ứ, thông kinh.

Trị phong thấp đau nhức gân xương, thấp nhiệt hoàng đản, lâm trọc đái hạ, phụ nữ kinh bế, sản hậu ác lộ bất hạ, trưng hà tích tụ, trĩ lậu hạ huyết. Tổn thương té đánh, vết thương bỏng, nhọt độc ghẻ lở.

– Biệt lục: Chủ thông lợi nguyệt thủy, phá lưu huyết trưng kết.

– Đào Hoằnh Cảnh: Chủ bạo hà (bụng chợt có hòn, tán tụ không được), rượu ngâm uống vậy.

– Dược tính luận: Chủ đại nhiệt phiền táo, ngừng khát, lợi tiểu tiện, chặn tất cả nhiệt đôc.

– Bản thảo thập di: Chủ phong tại khoản giửa khớp xương và huyết ứ. Nấu nước làm rượu uống vậy.

– Nhật Hoa tử bản thảo: Chủ sản hậu ác huyết bất hạ, tâm phúc trướng đầy. Trừ mủ, chủ nhọt loét ung độc, đàn bà huyết vựng, ứ huyết do đánh tổn thương, phá kết khí phong độc.

– Điền Nam bản thảo: Công đánh tất cả sưng độc, ngừng đau cổ họng, lợi tiểu tiện, chạy kinh lạc. Trị ngũ lâm bạch trọc, trĩ lậu, ung nhọt, đàn bà xích bạch đái hạ.

– Y lâm toản yếu: Kiên Thận, cường dương ích tinh, mạnh gân xương, tăng khí lực. Đắp chổ tổn thương gãy vết thương té, có thể nối gân liền xương.

– Lĩnh nam thái dược lục: Trị vết thương rắn cắn, mụn mủ nước, ngừng đau do tổn thương.

– Quí Châu dân gian phương dược tập: Thu liễm cầm máu, trị trĩ lậu, trừ phong thấp, phát biểu tán hàn, tán ứ huyết, dùng ngoài trị vết thương bỏng.

– Nghiên cứu thực nghiệm Trung y dược: Trị đau răng do thực hỏa, chàm loét chân, kẽ ngón chân loét ướt.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 9 ~ 15g. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

– Dược tính luận: Người có thai chớ uống.

 Nghiên cứu hiện đại

1.Thành phần hoá học: Hàm chứa Polydatin, Flavonoids, Emodin, Physcion, Resveratrol, Polysaccharide (Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:Bổn phẩm có tác dụng tả hạ, khu đàm ngừng ho, giáng áp, cầm máu, trấn thống. Dịch sắc có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn như khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn mủ xanh v.v…Có tác dụng ức chế đối với một số virut (Trung dược học).
  2. Phản ứng không tốt:

Mỗi ngày uống trong bổn phẩm 30g, bệnh nhân cá biệt có ăn uống giảm sút, nôn mửa, tiêu chảy, chợt thấy ngoại tâm thu. Vì vậy bổn phẩm vẫn không nên dùng liều lớn và uống trường kỳ. Thông thường không quá 30g là thích hợp.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị độc công tay chân sưng, đau nhức muốn đứt: Hổ trượng căn, cắt, nấu, thích hợp hàn ôn để ngâm chân.

( Bổ khuyết trửu hậu phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị gân xương đàm hỏa, tay chân tê, đánh run, mềm yếu: Ban trang căn 1 lượng, Xuyên ngưu tất 5 chỉ, Xuyên gia bì 5 chỉ, Phòng phong 5 chỉ, Quế chi 5 chỉ, Mộc qua 3 chỉ. Đun rượu 3 cân ngâm uống.

(Điền Nam bản thảo)

+ Phương thuốc 3:

Trị túi mật kết sỏi: Hổ trượng 1 lượng, sắc uống; nếu hoàng đản có thể phối hợp sắc uống với Liên tiền thảo v.v… .

(Thượng Hải thường dùng Trung thảo dược)

+ Phương thuốc 4:

Trị ngũ lâm: Hổ trượng không kễ nhiều ít, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 chỉ, dùng nước cơm uống, bất cứ lúc nào.

(Diêu tăng Thản tập nghiệm phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị sản hậu ứ huyết huyết thống, và ngã đánh tối tăm khó chịu: Hổ trượng căn, nghiền nhỏ, rượu uống.

(Cương mục)

+ Phương thuốc 6:

Trị trĩ ruột ra máu: Hổ trượng căn, rửa bỏ vỏ nứt, cắt sấy, giã sàng, mật hoàn như hạt đậu đỏ, uống với nước gạo cũ.

(Bản thảo đồ kinh)

+ Phương thuốc 7:

Trị các chứng ác sang (nhọt, vết thương xấu độc): Hổ trượng căn đốt thành tro dán.

(Bản thảo đồ kinh)

+ Phương thuốc 8:

Trị ung nhọt sưng đau nhức: Toan thang can, Thổ đại hoàng nghiền nhỏ, điều với trà đặc đắp ngoài.

(Quí Dương dân gian thảo dược)

+ Phương thuốc 9:

Theo báo cáo, Hổ trượng căn, nước lấy nước, đợi ấm ngồi rửa sạch, viêm âm đạo chân khuẩn, hiệu quả điều trị khá tốt.

(Trung y Tứ Xuyên, 1986, 11: 26)

+ Phương thuốc 10:

Bột Hổ trượng uống trong, điều trị bao tử xuất huyết có hiệu quả.

(Tạp chí Trung y Chiết Giang, 1980, 5:210)

+ Phương thuốc 11:

Hổ trượng căn khô ráo đóng thành phiến, uống trong, điều trị chứng mỡ máu cao, có hiệu quả rõ rệt.

(Tạp chí y học Trung Hoa, 1975, 5: 339)

+ Phương thuốc 12 :

– Thành phần: Sanh Hoàng kỳ, Đan sâm, Tần giao mỗi vị 20~25g; Sinh địa hoàng, Hổ trượng, Tang kí sinh, Mộc qua, Uy linh tiên mỗi vị 15 ~ 20g; Sơn thù, Ích mẩu thảo, Ngũ gia bì, Phục linh, Trạch tả mỗi vị 10 ~ 15g, Sinh Cam thảo 5 ~8g.

– Gia giảm: Lúc dùng phương này ứng dụng lâm sàng, có thể theo chứng gia giảm.

* Nếu lưng gối đau mềm, sợ lạnh, tay chân lạnh, gia Tiên linh tỳ, Tiên mao, Đổ trọng, Tục đoạn, Ngưu tất mỗi vị 10~15g;

* Nếu choáng đầu, đau đầu rõ gia Câu đằng, Bạch chỉ, Dã cúc hoa, Minh thiên ma mỗi vị 10 ~12g;

* Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng gia Thái tử sâm, Sao Bạch truật mỗi vị 10 ~15g;

* Nếu phát sốt miệng khô, nước tiểu vàng gia Tri mẩu, Hoàng bá, Sơn chi, Xa tiền thảo mỗi vị 10~12g;

* Nếu đại tiện bí kết gia Sinh xuyên quân (bỏ sau) 8~10g.

– Cách dùng: Thuốc trên sau khi sắc 3 lần, hợp các dịch thuốc lại, phân sáng trưa, tối 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang. 10 ngày là 1 liệu trình.

– Hiệu quả điều trị: Dùng phương này trị bệnh nhân Viêm khớp tính thống phong 21 ca, sau khi dùng thuốc 1~3 liệu trình, trong đó trị khỏi 18 ca, chuyển biến tốt 3 ca. Thông thường uống 3~5 thang thì kiến hiệu.

Tham khảo thêm

CỐT KHÍ CỦ

Tên khác: Hổ trượng (琥 杖)

Tên khoa học: Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc, họ Rau răm (Polygonaceae).

tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1-1,5m. Rễ phình thành củ cứng màu vàng nâu. Thân có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, có bẹ chìa ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả khô có 3 cạnh. Hoa tháng 6-7, quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Cốt khí củ.

Phân bố: Cây của vùng Đông Á ôn đới, mọc hoang ở vùng đồi núi nước ta và thường được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thuốc.

Thu hái: Rễ củ quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu đông, rửa sạch, thái phiến, dùng tươi hay phơi khô trong râm.

Thành phần hóa học: Rễ chứa physcin, emodin 8-0-b glucosid, b-sitosterol glucosid, 3.4.5. trihydroxystilben 3-0-b – 0 glucosid, polygonin, rheochrysin, polydatin, resveratol, cuspidatin.

Công năng: Hoạt huyết, tiêu viêm, kháng sinh, chống virus, lợi tiểu, lợi sữa, chống ho, tiêu đờm.

Công dụng: Thường dùng trị 1. Phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, ngã ứ huyết; 2. Viêm gan cấp, viêm ruột, lỵ; 3. Viêm amygdal, viêm hầu; 4. Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ; 5. Viêm ruột cấp, nhiễm trùng đường niệu; 6. Kinh nguyệt khó khăn, vô kinh, huyết hôi không ra (đẻ xong ứ huyết); 7. Táo bón.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị rắn cắn, vết đứt và bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, viêm âm đạo; thường dùng thuốc bột đắp.

Bài thuốc:

  1. Phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức: Củ cốt khí, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15-20g sắc uống
  2. Viêm gan cấp tính, sưng gan: Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uố Hoặc dùng Cốt khí với Nhân trần, mỗi vị 30g, sắc uống.
  3. Thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, Lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày.

Chú ý: Khi dùng phải sao kỹ để giảm bớt anthranoid, nếu dùng sống dễ bị ỉa lỏng.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận