Đinh hương

Vị thuốc Đông y

Đinh hương ( 丁香 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Đinh hương (Xuất xứ: Dược tính luận).

+ Tên khác: Đinh tử hương (丁子香), Chi giải hương (支解香), Hùng đinh hương (雄丁香), Công đinh hương (公丁香).

+ Tên Trung văn: 丁香 DINGXIANG

+ Tên tiếng Anh: Clove,Flos Caryophyllata

+ Tên La tinh: SyZygium aromaticum (L.) Merr. Et Per-ry [Eugenia aromaticea Kuntze; E. caryophyllata Thunb.]

+ Nguồn gốc: Là nụ hoa của Đinh hương thực vật họ họ Đào kim nương (Myrtaceae).

Phân bố

Phân bố ở quần đảo Malay và Phi Châu; Quảng Đông, Quảng Tây v.v… của Trung Quốc có nuôi trồng. Dược liệu chủ yếu ở Tanzania, Malaysia, Indonesia v.v…

Thu hoạch

Thông thường vào giữa tháng 9 đến tháng 3 năm kế, lúc nụ hoa từ xanh chuyển sang màu đỏ tươi hái. Sau khi hái xuống bỏ đi cuống hoa, phơi khô.

Vị thuốc đinh hương

Vị thuốc đinh hương

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Cay, ấm.

– Trung dược học: Cay, ấm.

– Khai bào bản thảo: Vị cay, ấm, không độc.

– Cương mục: Cay, nóng.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tỳ, Vị, Thận.

– Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận.

– Thang dịch bản thảo: Vào kinh Thủ thái âm, Túc dương minh, Thiếu âm.

– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 4 kinh Phế, Tỳ, Vị, Thận.

Công dụng và chủ trị:

Ôn trung, ấm thận, giáng nghịch.

Trị ách nghịch, ẩu thổ, phản vị, tả lỵ, tâm phúc lạnh đau, hiền phích (hạch ợ bẹn, hòn trong bụng), sán khí, ghẻ lở.

Liều dùng và cách dùng

Sắc uống 1 ~ 3g, dùng ngòai lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người chứng nhiệt và âm hư nội nhiệt kỵ dùng. Sợ Uất kim.

– Lôi Công bào chích luận: Không được tiếp lửa, sợ Uất kim.

– Lý cảo: Người khí huyết thắng không được uống, Đinh hương ích khí cho nó vậy.

– Bản thảo kinh sơ: Tất cả các chứng có hỏa nhiệt đều kỵ vậy, không thuộc hư hàn chớ dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Nụ hoa hàm chứa tinh dầu bay hơi, trong dầu chủ yếu hàm chứa Eugenol, acetyl eugenol, B一Caryophyllene, và cùng methyl-n-amyl ketone, methyl salicylate, Humuleno, benzaldehyde, benzyl alcohol v.v…
  2. Tác dụng dược lý:

Bổn phẩm uống trong có thể xúc tiến phân tiết dịch vị, tăng cường sức tiêu hóa, giảm nhẹ ói mửa, lợm lòng, hõan giải khí trướng vùng bụng là thuốc phương hương kiện vị; Chất chiết nước, chất chiết ether của nó đều có tác dụng giảm đau kháng viêm; eugenol có tác dụng chống kinh quyết; Thuốc sắc của nó đều có tác dụng ức chế đối với khuẩn cầu chùm, khuẩn liên cầu (streptococcus) và trực khuẩn bạch hầu, biến dạng, mủ xanh, đại trường, kiết lỵ, thương hàn v.v…, và có tác dụng giết sán hạt hồng khá tốt; Ngòai ra có tác dụng chống tiểu cầu tụ tập, chống đông, chống hình thành huyết khối, chống tiêu chảy, lợi mật và chống thiếu ô xy v.v…(Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị thương hàn ho ợ hơi không ngừng, cùng nôn nghịch không định:

Đinh hương 1 lượng, Can thị đế 1 lượng sấy khô, giã rây làm thành bột. Mỗi lần uống 1chỉ, sắc Nhân sâm làm thang uống, bất kễ lúc nào.

(Giản yếu tế chúng phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị sáng ăn tối ói: Đinh hương 15 cái nghiền bột, nước mía, nước gừng hòa làm hòan lớn bằng hạt sen, ngậm nuốt.

(Trích nguyên phương)

+ Phương thuốc 3:Trị hoắc lọan, cầm ói: Đinh hương 14 cái, dùng rượu 5 hợp, nấu lấy 2 hợp, uống liền vậy. Dùng nước nấu cũng tốt.

(Thiên kim dực phương)

+ Phương thuốc 4:

Trị tâm thống (tim đau) lâu ngày không ngừng: Đinh hương 1 lượng, Quế tâm 1 lượng, giã nhỏ, rây làm thành bột, mỗi lần uống trước bửa ăn, dùng rượu nóng điều uống 1 chỉ.

+ Phương thuốc 5:

Trị ung nhọt thịt ác: Bột Đinh hương đắp vậy, ngòai dùng cao thuốc giữ.

(Quái chứng kỳ phương)

+ Phương thuốc 6:

Trị ăn cua gây bệnh: Đinh hương bột, nước gừng uống 5 phân.

(Chứng trị yếu quyết)

+ Phương thuốc 7:

Trị trong mũi có polyp: Đinh hương bông bọc nhét vào.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 8:

Đinh hương 5g, Uất kim, Tuyền phúc hoa (gói riêng) mỗi vị 10g, Thị đế 5 cái, Đại giả thạch (gói sắc) 15g, điều trị Chứng nấc cục 32 ca, đều thu được hiệu quả rõ.

(Tạp chí Trung y dược Thượng hải, 1990, 2: 37)

+ Phương thuốc 9:

Đinh hương 1,5g, Nhục quế 3g, tất cả nghiền bột mịn, dùng nước điều thành dạng hồ, dán lên rốn, điều trị trẻ con tiêu chảy 120 ca, tổng hiệu suất 99%.

(Phép điều trị dân gian Trung quốc 1998, 6: 21)

+ Phương thuốc 10:

Đinh hương, Hậu phác mỗi vị 4g, Bạc hà 2g, dùng nước sôi ngâm pha 15 phút, sau khi lọc bỏ bã thuốc ngậm súc, điều trị đau răng 11 ca, tổng hiệu suất là 100%.

(Trung y dược Hắc Long Giang, 1991, 2: 53)

+ Phương thuốc 11:

Dầu Đinh hương 5ml, điều trộn Tam thất bột 2 ~ 3g, làm hồ, đắp ngoài, điều trị Viêm tuyến mang tai 32 ca, đều 4 ~6 ngày khỏi bệnh.

(Trung Quốc hương thôn y dược, 1999, 4: 17)

Tham khảo “Dược phẩm vựng yếu”

(Cái to gọi là Mầu đinh hương, cái nhỏ là Đinh hương)

Khí vị: Khí cay, vị thơm, tính ấm, không có độc, khí hậu, vị bạc, tính đưa lên thuộc dương dược, chạy vào ba kinh Tỳ, Vị và Thận. Sợ Uất kim, kỵ lửa.

Chủ dụng:

Trị các chứng vong dương, khí nghịch, Tỳ Vị hư hàn, nấc, ăn vào mửa ra, làm khoan khoái trung tiêu, chữa hoắc loạn, ngăn nôn ọe, chữa đau bụng, đau dạ, tả chứng Phế hàn do nghịch khí bốc lên, âm hộ bị lạnh dùng nó đặt vào sẽ ấm trở lại, chữa chứng lỵ ngũ sắc, giải độc rượu, chữa 5 thứ tri, khỏi nhức răng, mạnh nguyên dương, ấm lưng gối, đuổi bệnh quỷ tà, trị trúng độc, đầu vú nứt nẻ, hàn trúng vào âm kinh, cùng chứng mạn tỳ kinh, thổ tả, nốt đậu trẻ em trắng xám.

Họp dụng: Cùng dùng với tai hồng thì chữa được chứng nấc, cùng dùng với Ngũ vị tử, Nga truật thì chữa được chứng bôn đồn, báng khí tích, cùng dùng với Hoàng liên, sữa Người giõ vào mắt đế chữa đau mắt, vì nó có cái hay cay thì tán, đắng thì giáng xuống.

Kỵ dùng: Người có hỏa kiêng dùng, không dùng cho người khí huyết thịnh, vì nó làm tăng phần khí, chớ dùng cho người nôn mửa vì nhiệt.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO “Chứng nhân mạch trị”

Bài Thị đế thang

Đinh hương 2-4g, Đảng sâm 8-16g, Sinh Khương 8-12g,

Thị đế 8-12g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng ích khí, ôn trung, trừ hàn giáng nghịch.

Trị nấc do hư hàn, mạch trầm, trì, cũng có thể trị Dạ dày viêm do ứ nước Mật (họp với bài Tứ quân tử thang).

“Thiên gia diệu phương”

Bài Hàn chứng ách nghịch thang
Can Khương 10g Đinh hương 10g
Quất hồng 25 g Bán hạ 10g
Ngô thù du 10g Thị đế 50g
Chích Cam thảo 10g Nhân sâm 50g.

Cùng tán nhỏ, liều uống 8-16g, ngày vài lần.

Có tác dụng khu hàn, lý khí, hòa Vị, giáng nghịch.

Chữa co thắt cơ hoành gây nấc cụt thể hàn lâu không khỏi.

Nấu nhiệt chứng thì dùng bài sau đây:

Bài Nhiệt chứng ách nghịch thang

Thị đế 25g, Câu đằng 20g, Bạch thược 16g, Địa long 12g, Quất hồng 12g, Trúc nhự 12g, Toàn yết 4g, Cam thảo 5g, Sinh thạch cao 20g, Thốn đông 16g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng thanh nhiệt, tức phong, giải uất, lý khí.

Chữa co thắt cơ hoành gây nấc cụt thể nhiệt lâu không khỏi.

“Hướng dẫn sử dụng các bài thuốc”

Bài Đinh hương thị đế thang

Đinh hương, Mộc hương, Trầm hương, Hồi hương, Hoắc hương, Nhũ hương, Lương khương, Hậu phác, Sa nhân, Cam thảo-đều lg, Thị đế, Trần bì, Bán hạ, quế chi-đều 3g.

Cùng tán nhỏ, chia hãm uống 3 lần trong ngày.

Những người Vị khí kém, bụng mềm, mạch yếu, hay hắt hơi liên tục rất khố sở thì nên dùng bài này.

Những người khỏe mạnh thì dùng bài Thị để thang ở trên. “Hành giản trân nhu”

-Chữa Dạ dày lạnh, ăn không tiêu, ăn vào mửa ngay,

dùng Đinh hương, Nhân sâm, Hoắc hương, mồi vị 2,5đ, gừng 3 lát, sắc uống ấm.

“Hòa tễ cục phương”

Bài Đinh hưoìig thấu cách tán

Đinh hương 2g, Bạch đậu khấu 8g, Nhân sâm 6g, Thần khúc 8g, Hương phụ 10g, Mộc hương 4g, Sa nhân 8g, Mạch nha 10g, Bạch truật 8, Cam thảo 4g.

Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 4-8g, ngày vài lần.

Trị Tỳ, Vị bất hòa, đờm ngăn trở, buồn nôn, kém ăn, vùng hung cách có cảm giác nghẹn tắc.

“Chứng trị chuẩn thằng”

Bài Ôn phế thang

Thăng ma 8g Hoàng kỳ 8g
Khương hoạt 4g Đinh hương 8g
Cam thảo 4g Phòng phong 4g
Ma hoàng 16g Cát căn 4g
Thông bạch 2 củ.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày. (Đinh hương cho vào sau).

Có tác dụng ôn Phế, trừ ho.

Chữa Phế hư, nhiễm lạnh gây ho suyễn.

“Hòa tễ cục phương”

Bài Tô hợp hương hoàn

Bạch truật 40g Thanh Mộc hương 40g
Tê giác 40g Hương phụ 40g
Chu sa 40g Kha tử 40g
Bạch đàn hương 40g An tức hương 40g
Trầm hương 40g Xạ hương 40g
Long não 20g Đinh hương 40g
Tất bát 40g Nhũ hương 20g
Dầu Tô hợp hương 20g

Trừ dầu Tô hợp hương, Xạ hương, Băng phiến, các vị còn lại cùng tán nhỏ, rồi thêm 3 vị kia vào cùng tán, trộn đều, thêm Mật làm hoàn, mỗi hoàn 4g

Liều uống 0,5-1 hoàn, ngày 1-2 lần.

Trẻ em giảm liều phù hợp.

Có tác dụng ôn thông, khai khiếu, giải uất, hóa trọc.

Trị trúng phong, trúng khí, bỗng nhiên hôn mê, hàm răng nghiến chặt, trúng ác, chạm vía, ngực bụng đầy đau.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận