Địa long

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học

Lumbricus. Họ khoa học: Megascolecidae.

Địa long ( 地龙 )

Tên và nguồn gốc

Tên khác:

Khâu dẫn, khúc thiện

+ Tên thuốc: Địa long (Xuất xứ: Thần nông bản thảo kinh).

+ Tên khác: Óach dẫn (蠖蚓), Thụ tàm (竖蚕), Khâu dẫn (丘螾), Xuân đoan (蝽端), Phụ dẫn (附蚓), Hàn huệ (寒蟪), Hàn dẫn (寒蚓), Uyển dẫn (蜿螾), Dẫn vô (引无), Khúc dẫn(曲螾), Thôi báo (崔豹), Khúc thiện (曲蟮), Thổ long (土龙), Địa long tử (地龙子), Cù đảm (朐躵), Thổ dẫn (土螾), Trùng thiện (虫蟮).

+ Tên Anh văn: PHERETIMA

+ Tên La tinh:

1.Pheretima aspergillum(E.Perrier)2.Pheretima guillelmi(Michaelsen)3.Pheretima vulgaris Clen 4.Pheretima pectinifera Michaelsen

+ Tên Trung văn: 地龙 DILONG

+ Nguồn gốc: Bổn phẩm là thể khô Tham Hòan Mao Dẫn động vật họ Cự Dẫn Pheretima aspergillum (E. Perrier), Thông Tục Hòan Mao Dẫn Pheretima vulgaris Chen、Uy Liêm Hòan Mao Dẫn Pheretima guillelmi (Michaelsen), hoặc Tiết Mang Hòan Mao Dẫn Pheretima pectinifera Michaelsen. Một lọai trước quen gọi là “Quảng Địa Long”, chủ yếu sản xuất ở các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến v.v…ba lọai sau quen gọi là Hỗ Địa Long, chủ yếu sản xuất ở khu vực Thượng Hải.

Thu hoạch

Quảng Địa Long mùa xuân đến mùa thu bắt, Hỗ Địa Long mùa hè, thu bắt mổ xẻ bụng kịp thời vụ, bỏ đi nội tạng và đất cát, rửa sạch, phơi khô hoặc hong khô nhiệt độ thấp, dùng sống hoặc tươi.

Địa long
Địa long

Phân biệt tính chất, đặc điểm

  • Quảng địa long: Mình dài, mỏng, cong queo, xung quanh hơi cuộn lại. Đầu hơi nhọn, đuôi tày mà tròn. Toàn thân có các đốt vòng. Phần lưng màu be nâu đến xám tía, phần bụng màu nâu vàng nhạt. Thể nhẹ, không dễ bẻ gẫy, mặt cắt màu trắng vàng. Mùi tanh, vị hơi mặn. Loài nào thật khô, sáng bóng, mập, thịt dày, không lẫn đất là loại tốt.
  • Thổ địa long: Mình dài, hình trụ tròn, cong. Đầu hơi phẳng, giữa có lỗ tròn nhỏ; bên ngoài màu be xám hoặc màu nâu xám, da nhăn không phẳng, toàn thân có đốt vòng. Các đốt vòng ở trên đầu nổi gồ hẳn lên. Thể nhẹ mà giòn, dễ bẻ gẫy, thịt mỏng, bên trong đầy đất. Có mùi tanh, vị hơi mặn. Loại khô, con to, không giập nát là loại tốt.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng gió, chống mọt.

Tính vị

– Trung dược học: Mặn, lạnh.

– Bản kinh: Vị mặn, lạnh.

– Biêt lục: Đại hàn, không độc.

– Dược tính luận: Có độc nhỏ.

Qui kinh

– Trung dược học: Kinh Can, Tỳ, Bàng quang.

– Bản thảo cầu nguyên: Vào kinh Tỳ.

– Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Can, Tỳ, Phế.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt, bình Can, ngừng suyễn, thông lạc. Trị cao nhiệt cuồng táo, kinh phong co rút gân, phong nhiệt đau đầu, mắt đỏ, trúng phong bán thân bất tọai, suyễn thổ, khớp xương đau nhức, xỉ nục, tiểu tiện không thông, tràng nhạc, quai bị, nhọt ghẻ lở.

– Bản kinh: Chủ xà hà, trừ tam trùng, giết trùng dài.

– Biêt lục: Trị thương hàn phục nhiệt cuồng mậu, bụng to, hòang đản.

– Bản thảo cương mục: “Tính hàn mà chạy xuống dưới, tính hàn cho nên năng giải các chứng bệnh nhiệt, chạy xuống dưới cho nên lợi tiểu tiện, trị bệnh ở chân mà thông kinh lạc vậy”. “Chủ thương hàn sốt rét, đại nhiệt cuồng phiền, cùng người lớn trẻ con tiểu tiện không thông, cấp mạn kinh phong, lịch tiết phong thống”.

– Bản thảo thập dị: “Trị ôn bệnh đại nhiệt, cuồng ngôn, chủ thiên hành chư nhiệt, trẻ con nhiệt bệnh điên giản”.

Công hiệu

Thanh nhiệt định kinh, thông lạc, bình suyễn. Chữa bệnh cao nhiệt, thần kinh váng vất, động kinh co giật, viêm tê các khớp, chân tay tê dại, bán thân bất toại, viêm phổi, ho, suyễn, đái ít, phù nề, cao huyết áp v.v..

Ứng dụng

  1. Sốt cao kinh giản, điên cuồng: Bổn phẩm tính lạnh, tức năng tức phong chỉ kính, lại giỏi về thanh nhiệt định kinh, cho nên có thể dùng trị nhiệt cực sinh phong gây ra chứng thần chí tối tăm nói sảng, co giật co rút cùng trẻ con kinh phong, hoặc động kinh, điên cuồng v.v…Như “Bản thảo thập di” trị động kinh cuồng nhiệt, tức dùng bổn phẩm cùng muối hóa thành nước, uống; “Nhiếp sinh chúng diệu phương” trị trẻ con cấp mạn kinh phong, thì dùng bổn phẩm nghiền nát, cùng Châu sa làm hòan uống. trị sốt cao co rút kinh giản, phần nhiều cùng dùng với thuốc tức phong chỉ kính Câu đằng, Ngưu hòang, Bạch cương tàm, Tòan yết v.v…
  2. Khí hư huyết trệ, bán thân bất tọai: Bổn phẩm tính chạy, giỏi về thông hành kinh lạc, thường phối ngũ thuốc bổ khí họat huyết Hòang kỳ, Đương qui, Xuyên khung v.v…, điều trị chứng sau trúng phong khí hư huyết trệ, kinh lạc không lợi, bán thân bất tọai, miệng méo mắt lệch v.v…, như Bổ dương hòan ngũ thang (Y lâm cải thác).
  3. Tý chứng: Bổn phẩm giỏi về giảm đau thông lạc, thích hợp dùng vào các lọai nguyên nhân gây ra kinh lạc trở trệ, huyết mạch không thông, khớp chi không lợi. Tính hàn thanh nhiệt, nhất là thích hợp dùng vào nhiệt tý khớp xương sưng nóng đỏ đau, gập duỗi không lợi, thường phối ngũ với thuốc trừ thấp nhiệt, thông kinh lạc Phòng kỷ, Tần giao, Nhẫn đông đằng, Tang chi v.v…; Như dùng trị chứng phong hàn thấp tý, khớp xương chi thể tê, đau nhức nặng, gập duỗi không lợi v.v… thì phối ngũ thuốc khư phong tán hàn, thông lạc chỉ thống Xuyên ô, Thào ô, Nam tinh, Nhũ hương v.v… như Tiểu họat lạc đơn (Hòa tể cục phương).
  4. Phế nhiệt hen suyễn: Bổn phẩm tính hàn giáng tiết, giỏi vế thanh phế bình suyễn. Dùng trị tà nhiệt ủng (tắc nghẽn) phế, phế mất túc giáng mà suyễn thở không ngừng, trong họng hổn hển kêu có tiếng, đơn dụng nghiền bột uống ắt hiệu quả; Cũng có thể dùng Địa long tươi sắc nước, cho thêm đường trắng thu thành cao dùng. Hoặc cùng dùng với Ma hòang, Hạnh nhân, Hòang cầm, Đình lịch tử v.v…để tăng cường công hiệu thanh phế hóa đàm, chỉ khái bình suyễn.
  5. Tiểu tiện không lợi, tiểu bí không thông: Bổn phẩm mặn lạnh chạy xuống nhập thận, năng thanh nhiệt kết mà lợi thủy đạo. Dùng trị nhiệt kết bàng quang, tiểu tiện không thông. Có thể đơn dụng, hoặc phối ngũ cùng dùng Xa tiền tử, Mộc thông, Đông quì tử. Ngòai ra bổn phẩm có tác dụng giáng áp, thường dùng trị bệnh cao huyết áp can dương thương cang.

Liều dùng và cách dùng

Sắc uống 4,5 ~ 9g. Tươi 10 ~ 20g. Nghiền bột uống mỗi lần 1 ~2 g. Dùng ngòai lượng thích hợp.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào viêm dạ dày, viêm gan mạn tính, ăn ít, dễ nôn mửa, người huyết áp thấp, có triệu chứng sẩy thai kiêng không được uống nhiều, uống lâu dài đối với địa long.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Bổn phẩm hàm chứa nhiều lọai amino acids, glutamic acid, aspartic acid, leucine hàm chứa lượng cao nhất; Hàm chứa nguyên tố vi lượng iron, zinc (Zn), magnesium (Mg), copper(Cu), chromium v.v…: Hàm chứa organic acid, arachidonic acid, succinic acid v.v…. Còn hàm chứa thành phần Lumbrofebrin, lumbricin, terrestro-lumbrilysin, xanthine, hypoxanthine, flavochrome và enzymes v.v…(Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý:

– Dịch sắc nước Khâu dẫn và Lumbrofebrin có tác dụng giải nhiệt tốt; Dịch ngâm nóng, cồn chiết đối với chuột con và thỏ nuôi đều có tác dụng trấn tĩnh, chống kinh quyết; Hypoxanthine Quảng địa long có tác dụng thư giãn phế quản rõ rệt; và có tác dụng chống histamine và pilocarpine đối với co rút phế quản; Thuốc cồn, dịch trộn bột khô, dịch ngâm nóng, thuốc sắc Quảng địa long v.v… đều có tác dụng giáng áp chậm hõan và giữ lâu; Chất chiết Địa long có tác dụng Fibrinolysis và chống đông; Ngòai ra Địa long còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống u bướu, kháng khuẩn, lợi niệu, hưng phấn tử cung và cơ trơn ruột (Trung dược học).

– Bổn phẩm có tác dụng giãn phế quản và chống histamine, do đó có dùng điều trị hen suyễn phế quản và viêm phế quản suyễn thở (Trung y phương dược học).

  1. Phản ứng không tốt: Liều dùng Địa long quá lớn có thể gây trúng độc. Biểu hiện chủ yếu là: Đầu đau, đầu tối tăm, huyết áp trướctăng cao sau hạ thấp, đau bụng, đường ruột bao tử có lúc có hiện tượng xuất huyết, tim hồi hộp, hô hấp khó khăn. Dịch tiêm Phức phương Địa long có thể gây chóang ngất dị ứng. Cho nên sử dụng Địa long cần chú ý:

(1) Năm vững liều dùng thuốc;

(2) Chú ý bào chế gia công;

(3) Thể chất dị ứng nên kỵ dùng:

(4) Người huyết áp thấp cấm dùng.

Cấp cứu trị trúng độc:

Lúc thuốc chế Địa long gây phản ứng dị ứng, có thể xử lý theo nguyên tắc thông thường phản ứng dị ứng;

Phép điều trị Trung y:

(1) Sau trúng độc lập tức uống nước muối 1 ly, tức giải.

(2) Hành 3 tép, Cam thảo 15g, sắc nước uống.

Theo các nghiên cứu hiện đại, địa long có tác dụng hạ huyết áp 1 cách từ từ mà lâu dài, có thể bình suyễn, trợ tim, có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh, chống bị ngất.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1: Bổ dương hòan ngũ thang

– Thành phần: Hòang kỳ 1 lượng, Qui vĩ 2 chỉ, Xích thược 3 chỉ, Địa long 2 chỉ, Xuyên khung 2 chỉ, Đào nhân 3 chỉ, Hồng hoa 1,5 chỉ.

– Cách dùng: Sắc nước uống.

– Chủ trị: Thường dùng trị di chứng sau trúng phong, chứng thấy bán thân bất tọai, miệng méo mắt lệch, khóe miệng chảy dãi, đại tiện khô táo, tiểu tiện không cầm hoặc di niệu v.v…, cũng có dùng trị chứng tê liệt cơ thể di chứng sau bại liệt trẻ con.

(Y lâm cải thác – Trung y phương dược học)

+ Phương thuốc 2:Trị rút gân: Địa long 1 con, Hồ hòang liên 1 chỉ. Sắc nước uống, ngày 3 lần.

(Cát lâm Trung thảo dược)

+ Phương thuốc 3: Trị Trúng phong bán thân bất tọai: Địa long 3 chỉ, Tòan yết 2 chỉ, Xích thược 4 chỉ, Hồng hoa 3 chỉ, Ngưu tất 4 chỉ. Sắc nước uống.

(Sổ tay Trung thảo dược Sơn Đông)

+ Phương thuốc 4:

Trị đau đầu phong và đau đầu sản hậu: Địa long (bỏ đất, sao), Bán hạ (giã nươc gừng tươi làm bánh, sấy cho khô, lại giã nghiền bột), Xích phục linh (bỏ vỏ đen) đều nửa lượng. Thuốc trên 3 vị, giã sàng làm bột, mỗi lần uống 1 chử đến thìa nửa chỉ, nước Gừng tươi, Kinh giới làm thang điều uống.

(Thánh tể tổng lục – Địa long tán)

+ Phương thuốc 5:

Trị mắt đỏ phong: Địa long 10 con nướng khô, giã nhỏ sàng làm bột, lúc tối đi ngủ, dùng trà lạnh điều uống 2 chỉ.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 6: Trị Phế quản suyễn thở: Địa long nghiền bột nhỏ, đóng vào viên nang (capsule), mỗi lần 1 chỉ, ngày uống 3 lần, nước sôi nóng uống.

(Trung thảo dược Cát Lâm)

+ Phương thuốc 7:Trị dương độc kết ở ngực, ấn vào rất đau, hoặc thông rồi lại kết, thở gặt, nóng nảy cuồng lọan: Sanh địa long 4 con, rửa sạch, nghiền như bùn, cho vào chút ít nước gừng tươi, chút ít nước Bạc hà, nước mới múc điều uống. Nếu nhiệt tích, thêm chút ít Phiến não

+ Phương thuốc 8:

Trị răng nứt máu ra không ngừng: Bột Địa long khô 1 chỉ, tro phèn chua 1 chỉ, bột Xạ hương nửa chỉ, cùng nghiền cho đều, bôi thuốc lên vải ướt, dán vào chổ bệnh.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 9:

Trị đau răng: Khâu dẫn khô, giã bột, bôi vào chổ đau.

(Thiên kim phương)

+ Phương thuốc 10:

Trị tiểu tiện không thông: Khâu dẫn chày giã, dùng nước lạnh lọc qua, uống nửa chén đặc.

(Đấu môn phương)

+ Phương thuốc 11:

Trị tai chảy nước vàng, máu mủ ra không ngứng: Địa long bột, thổi vào trong tai.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 12:

Trị tai điếc khí bế: Khâu dẫn, Xuyên khung đều lượng rưỡi. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2chỉ, Mạch môn đông làm thang uống, sau khi uống nằm ngủ đầu thấp, uống 1 lần 1 đêm, 3 đêm, hiệu nghiệm.

(Tánh tể tổng lục)

+ Phương thuốc 13:

Trị trong mũi có thịt thừa: Khâu dẫn cổ trắng 1 con, Trư nha tạo giáp 1 đính (khoan). Thuốc trên, cho vào trong bình sứ, đốt chín, nghiền nhỏ, trước tiên rửa trong mũi cho sạch, dùng mật thoa vậy, rịt thuốc chút ít vào trong, làm cho nước trong chảy ra hết.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 14:

Trị mộc thiệt sưng đầy: Khâu dẫn 1 con, dùng muối hóa nước thoa vậy, khá lâu dần tiêu.

(Thánh huệ phương)

+ Phương thuốc 15: Trị nhọt độc đối khẩu, đã vỡ ra mủ: Khâu dẫn, giã nhỏ, nước mát điều đắp, ngày thay 3, 4 lần.

(Phù thọ tinh phương)

+ Phương thuốc 16:

Trị long triền sang độc (nhọt độc rồng quấn): Khâu dẫn 1 con, luôn đất giã đắp.

(Cương mục)

Các bài thuốc thường dùng:

Địa long tán (Bột giun)

Địa long 6g – Hoàng liên 6g

Sa sâm 6g

Sấy khô nghiền bột, uống bằng nước sôi ấm, ngày 2 lần, mỗi lần 9g.

Dùng cho trẻ con sốt cao, bị ngất.

Hao suyễn linh tán (thuốc hen hiệu nghiệm)

Giun đất sấy khô nghiền bột. uống ngày 3 lần, mỗi lần 2g. Uống liền 3 ngày. Dùng cho trẻ em bị hen suyễn.

Tai tuyến viêm chà tễ (thuốc bôi quai bị)

Địa long sống 3 con, rửa sạch, bỏ cả con vào cốc, rải đường trắng vừa phải, chỉ một lát sau sẽ có nước chảy ra, lấy nước ấy bôi lên chỗ quai bị sưng đau tấy đỏ, ngày 3 lần, chỉ 3 ngày là khỏi.

Bào chẩn linh (thuốc chữa bỏng dạ)

Địa long sống 20g – Rễ hẹ tươi 30g

Giã nát như bùn, pha ít dầu thơm vào. Bôi lên vết bỏng ngày 2 lần.

Dùng cho người bị bỏng dạ, lên cả mảng.

Nhuận phu cao (cao nhuận da)

Bột địa long, bột trân châu (lượng bằng nhau) trộn với vaselin cho đều, bôi ngoài da.

Dùng cho người da bị nứt nẻ.

Huyết niệu tiêu phương (Thuốc đái ra máu)

Giun sống 40 con, rửa sạch đất, cho vào nước lả, nhỏ 3-5 giọt dầu thực vật vào, cho giun nhả hết đất trong bụng ra, làm lại lần thứ 2, thấy bụng giun không còn vệt đen, toàn thân trong suốt là được. Bỏ giun sạch vào bát sạch, rắc thêm đường trắng 150g, chỉ 1 lúc sau, giun tan ra nước hết. Lấy riêng 150g đại kế tươi sắc lấy nước, đun sôi 5 – 10 phút, nhân lúc đang sôi sục, đổ luôn bát nước giun đường vào là được. Trong 10 ngày uống hết. Uống lúc đói hiệu quả tốt hơn.

Dùng cho người đi đái ra máu.

Địa long tráng dương thang (thuốc cường dương địa long)

Địa long 10g

Sơn dược 10g

Thục địa 12g

Câu kỷ tử 10g

Đan bì 6g Thỏ ty tử 10g

Thiên đông 10g

Sơn thù du 10g

Long mẫn tươi 12g

Keo mai rùa (đã hơ chảy) 10g Sắc uống ngày 1 thang.

Dùng cho người bị liệt dương dưới dạng thận dương hư.

Kiện thân tán (thuốc bồi bổ sức khoẻ)

Hoàng kỳ 15g – Cất tuý bổ (sao) 15g

Ti giới 15g – Chế nam tinh 15g

Phòng phong 15g – Ngưu tất 20g

Địa long 15g – Tật lê 15g

Xích tiểu đậu 15g – Xương sống chó 15g

Hạt mộc miết (bỏ vỏ) lg – Tiểu hồi hương (sao) 15g Nghiền tất cả thành bột mịn. uống ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

Bài thuốc này trị phong khí, bổ nguyên dương, hoạt huyết mạch, cứng gân cốt, nhuận da, cơ, thính tai tinh mắt. uống nhiều sẽ có thân hình nhẹ nhõm, thanh thoát, có công dụng giảm béo.

Long hát bính phu thiếp phương (thuốc dán huyệt giun đất bò cạp)

Địa long 5 con – Bán hạ tươi 50g

Bọ cạp 20 con – Bạch phụ tử 50g

Lộ lộ thông 10g – Tế tân 5g

Sinh nam tinh 10g

Nghiền chung thành bột mịn, cho 1 nửa tinh bột, phun rượu nhào thanh bánh, dán lên huyệt thái dương, dùng vải băng cô định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Dùng cho người đau dây thần kinh tam thoa

Qui thược ẩm

Đương qui 9g

Cành dâu 9g

Xích thược 9g

Giun đất 9g

Xuyên khung 5g

Sinh địa 9g

Ngưu tất 9g

Bán hạ 9g

Hoàng kỳ 5g

Đào nhân 2g

Quất hồng 5g

Hồng hoa 6g

Sắc uống ngày 1 thang

Dùng cho người sau khi trúng gió để lại di chứng, bán thân bất toại. Hai tay đau sưng nhức nhối, mồm méo mắt sếch, nói ngọng lưỡi, cử động lóng ngóng bất tiện.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận