Đại phúc bì

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Pericarpium Arecae.

Tên Việt Nam:

Vỏ (ngoài và giữa) của quả cau.

Tiếng Trung: 大 腹 皮

Tên Hán Việt khác:

Đại phúc tân lang (Đồ Kinh Bản Thảo), Trư tân lang (Bản Thảo Cương Mục), Phúc bì, Thảo đông sàng (Hòa Hán Dược Khảo), Đại phúc nhung (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Mô tả:

Vị thuốc Đại phúc bì
Vị thuốc Đại phúc bì

Đại phúc bì là vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của trái cau, có nơi dùng miếng mo cau phơi khô cũng gọi là Đại phúc bì. Cây cao, có tên khoa học Areca catechu Linn, thuộc họ Arecaceae. Cây có thân trụ thẳng đứng, đường kính 10-15. Toàn thân không có lá, chỉ có vế lá đã rụng. Ở ngọn có một chùm lá rộng to, xẻ lông chim, hoa cái to hơn. Quả hạch, hình trứng. Hạt hơi hình nón cụt.

Phân biệt:

Ngoài ra Đại phúc bì, người ta còn lấy từ những cây sau:

  • Cây Sơn binh lang, còn gọi là Cau rừng hay Cau dại (Pinanga baviensis Becc), đó là cây cao 2-6m mọc thành bụi có nhiều viết sẹo của cuống lá đã rụng. Lá tập trung ở ngọn, Hoa vàng nhạt. Quả hình trứng, dài, khi chín màu vàng. Ở Thanh Hóa, Nghệ An cây có thể trồng để làm cảnh.
  • Cây Cau rừng (Areca laosensis Becc), đó là cây thân trụ mọc thẳng đứng đơn độc, cao 2 – 6m, có đốt đều đặn, cách xa nhau 8 – 10cm, lá dài 1m, dạng kép lông chim, các lá chét xếp vào rất sát nhau, không đều hình cong liềm, mép hơi có răng, Có quả vào tháng 11-12. Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh ẩm của Việt Nam.

Địa lý:

Thường được trồng ở vườn khắp nơi trong nước.

Thu hái, sơ chế:

Quả gìa thu hái, bóc lấy hạt để riêng để làm vị thuốc khác. (Xem: Tân lang, Binh lang), còn vỏ quả đem phơi khô gọi là Đïi phúc bì.

Phần dùng làm thuốc:

Vỏ quả là vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của quả cau. Vỏ ngoài màu xanh vàng, có nhiều xơ xốp, mềm, gai.

Bào chế:

  • Rửa sạch ủ mềm một đêm, x tơi ra, phơi hoặc sấy khô, tới độ ẩm dưới 13%. 2- Tẩm rượu sao (tùy theo đơn).
  • Nấu bằng cao đặc
  • Trước tiên rửa rượu, rửa qua nước đậu đen phơi khô lùi vào tro nóng, xắt nhỏ.
  • Rửa sạch bằng rượu, rồi rửa nước đậu Nành, rửa lại phơi khô, sao khô, xắt ra dùng Thiên Kim Phương).

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thỉnh thoảng xông Lưu huỳnh, đề phòng mối mọt.

Cách dùng:

Dùng sống trong trường hợp bụng trướng đầy, phù thũng, thông tiêu.

Dùng chín trong trường hợp muốn an thai, bình vị.

Dùng cao đặc trong trường hợp trị đau đầu, phù thủng. Liều lượng: 4,5 – 9g (sắc) – Cao đặc dùng: 1/4 chỉ – 1/2 chỉ.

Chú ý: Cũng có nơi dùng bẹ bọc buồng cau (gọi là Lưỡi mèo) cho đó là Đại phúc bì, xắt nhỏ sao rồi sắc uống có tác dụng trị phù thũng, an thai tốt.

Tính vị:

Vị cay, tính ấm.

Quy kinh:

Vào 2 kinh tỳ, Vị.

Tác dụng:

Hành khí, lợi thủy, tiêu tích, đạo trệ.

Chủ trị:

+ Trị bụng trướng đầy, tiêu chảy, chân sưng phù, tiểu khó.

Kiêng kỵ:

Cơ thể suy nhược, hư mà không có thấp nhiệt cấm dùng.

Bài thuốc kinh nghiệm của nhân dân:

  • Trị phù thủng dùng Đại phúc bì, Bạch truật, Phục linh, Xa tiền tử, Mộc qua, Tang bạch bì, Ngũ gia bì, Trư linh, Trạch tả, ý dĩ nhân, Lễ ngư, các vị bằng nhau, nếu suy nhước quá gia Nhân sâm.
  • Trị rò chảy nước mũi, dùng Đại phúc bì sắc lấy nước rửa (Trực chỉ phương).
  • Thủy trướng ứ nước bí đầy và có thai phù thũng, dùng vỏ quả cau, vỏ cây chân chim, vỏ Khủ khởi (Địa cốt bì) vỏ gừng sống, mỗi thứ 2 chỉ sắc uống

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Hạ khí khoan khoái bên trong: Dùng trong trường hợp thấp trở trệ ở trường vị, khí trệ làm căng sình đầy: Đại phúc bì 3 chỉ, Hoắc hương nghạnh 2 chỉ, Phục linh bì 4 chỉ, Trần bì 1,5 chỉ, Hạnh nhân 3 chỉ, Thần khúc 3, Mạch nha 3, Nhân trần 4 sắc uống (Nhất Gia Giảm Chính Khí Tán).

+ Lợi niệu tiêu thủy: Dùng trong phù thủng bụng đầy căng, tiểu không thông, đau nhức, 2 ống chân sưng phù: (Ngũ Bì ẩm).

+ Trị cước khí phù thũng: Đại phúc bì 3 chỉ, Mộc qua 3 chỉ, Tử tô tử 2 chỉ, Tân lang 3 chỉ, Kinh giới tuệ 2 chỉ, Ô dước 2 chỉ, Trần bì 2 chỉ, Tử tô diệp 2 chỉ, Lai phục tử 3 chỉ, Trầm hương 5 phân, Tang bạch bì 3 chỉ, Chỉ xác 2 chỉ, Sinh khương 2 chỉ sắc uống (Đại Phúc Bì Tán).

Tham khảo:

+ Đại phúc bì, khí vị chuyên trị của nó hơi giống với Tân lang (Binh lang) nhưng Tân lang tính mạnh, phá khí rất nhanh, Phúc bì tính chậm, hạ khí xuống hơi chậm (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Đại phúc bì hạ tất cả các khí, cầm ỉa mửa, thông đại tiểu trường, kiện tỳ, khai vị điều trung (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).

+ Đại phúc bì giáng nghịch, tiêu thủy khí trong phù thủng cơ phu, cước khí, ủng tắc, sốt rét đầy tức chướng căn, ốm ngh n đầy tức (Bản Thảo Cương Mục).

+ Đại phúc bì tức Binh lang bì hay vỏ quả cau, tính vị chính của nó giống như Binh lang, tính của Binh lang mạnh hơn, phá khí rất nhanh. Phúc bì tính hoãn, hạ khí chậm hơn, vào kinh túc dương minh, Thái âm kinh, hai kinh hư thì hàn nhiệt không đều, khí nghịch công chạy, hoặc đờm trệ ở trung kiêu kết thành cách chứng, hoặc thấp nhiệt uất tích, vị mà toan làm tâm chua, tâm ôn làm cho ấm vị tiêu đờm, thông khí thì các chứng Dương minh, nên có cách trị chứng yếu vậy (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Đại phúc bì, tân nhiệt tính ấm, so với Binh lang thì khác xa rất nhiều. Vì Binh lang tính nóng trầm nặng, sơ tiết được cái tích trệ hữu hình. Phúc bì thì tính nhẹ nổi, tán khí ủng nghịch nên dùng tới nó sẽ tiết hết chân khí. Quả là Binh lang, bụng to hình dẹt, lấy vỏ rẩy rượu sau rửa nước đậu phơi khô dùng (Bản Thảo Cầu Chân).

+ Đại phúc bì chất nhẹ, vị cay, chuyên về hành khí sơ trệ, lại có thể khoan hòa ở bên trong và trừ trướng mãn, đồng thời có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng. Vì vậy đối với tiểu ít, dùng tới Đại phúc bì rất có hiệu quả. Nhưng là loại thuộc về phá tiết, nên phù trướng do khí hư thì chớ nên dùng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

+ Mạnh về hành khí, đạo trệ, lại có tác dụng khoan trung, trừ trướng, lợi thuỷ, tiêu thủng, vì vậy chứng bụng đầy trướng do thấp tà đình trệ bên trong, thuỷ khí tràn ra ngoài bì phu gây nên chứng thuỷ thủng, dùng vị này có kết quả. Tuy nhiên vị này cay, làm hao tán khí, thuộc về loại phá tiết, trường hợp khí hư, thủng trướng loại suy nhược không nên dùng (Thực Dụng Trung Y Học).

Theo “Dược phẩm yếu vựng”

ĐAI PHÚC BÌ (vỏ quả Cau, còn gọi Binh lang bì)

Khí vị:

Vị cay đắng, hơi ôn, không độc, vào kinh Túc dương minh và Túc thái âm

Chủ dụng:

Hạ khí ở cách mạc rất hay, tiêu phù thũng rất nhanh, yên suyễn thở, ngăn hoắc loạn, điều hòa trung tiêu, mạnh Tỳ Vị, đuổi khí nóng lạnh công vào Tâm, trừ tà khí ôn nhiệt ủng tắc ở Đai trường. Thực là vị thuốc chủ yếu để chữa trướng đầy, trừ thủy khí.

Cấm kỵ: Phàm mọi chứng hư chớ dùng, tuy ngăn được hoắc loạn, trừ đờm ở cách mạc công vào Tâm phúc, tiêu bĩ trệ ở Đại trường, nhưng chứng thực nên dùng, chứng hư phải kiêng kỵ.

Cách chế:

Trước hết phải rửa bỏ nước đen, lại rửa bằng Rượu, rồi lấy nước Đậu nành rửa lại, phơi khô dùng.

Nhận xét:

Phúc bì tức Binh lang bì, khí vị của nó hơi giống với Binh lang, nhưng Binh lang tính mạnh phá khí rất chóng, Phúc bì tính chậm, hạ khí xuống cũng hơi chậm.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Trung tàng kinh”

Bài Ngũ bì tán

Tang bạch bì, Trần bì, sinh Khương bì, Đại phúc bì, Địa cốt bì, lượng bằng nhau, cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 8-12g với nước chín. Có tác dụng kiện Tỳ, hóa thấp, lý khí, tiêu phù. Trị chứng bì thủy, chân tay mặt đều phù, nhưng bụng không to, không khát, tiểu không thông, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch phù hoãn. Lâm sàng hiện nay gia giảm bài này trị viêm Thận, xơ Gan cổ trướng, trị mề đay.

Bài Hoàng cầm hoạt thạch thang (Ôn bệnh điều biện)

Hoàng cầm, Hoạt thạch, Phục linh bì, Trư linh, đều 12g, Đại phúc bì 8g, Bạch khấu nhân 4g, Thông thảo 4g.

Sắc nước chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa thấp nhiệt nung nấu, mình nóng, khát nhưng không uống nhiều nước, ra mồ hôi, nhiệt ngưng nhưng sau lại nhiệt lưỡi trơn, rêu vàng nhat, mạch hoãn.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Nhất gia giảm chính khí tán

Hoắc hương ngạnh, Hậu phác, Hạnh nhân, Phục linh bì, Nhân trần, đều 8g, Mạch nha, Thần khúc, đều 6g, Trần bì, Đại phúc bì, đều 4g.

Cùng tán nhỏ, liều uống 4-6g, ngày vài lần.

Trị tam tiêu thấp uất, mất chức năng thăng giáng, Dạ dày trướng đau, đại tiện táo.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Tư âm nhuận táo phương gia vị

Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng điều khí, lợi trung, hòa Vị, nhuận tràng.

Chữa bệnh táo bón.

Chú ý: Người bệnh vốn Phế âm hư, ruột khô không nhuận, khí cơ uất trệ làm cho đại tiện bí kết. Bài này dùng Sinh Thủ ô, Ngọc trúc để tư âm, nhuận táo, dùng Đại phúc bì, Chỉ xác để mạnh khí tiêu trệ; làm cho đường ruột tư nhuận, khí cơ thông suốt, ắt đại tiện tự thông.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận