Chiết bối mẫu

Vị thuốc Đông y
bối mẫu
bối mẫu

Chiết bối mẫu ( 浙贝母 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Chiết bối mẫu (Xuất xứ: Dược tài học).

+ Tên khác: Thổ bối mẫu (土贝母), Tượng bối (象贝), Triết bối (浙贝), Tượng bối mẫu (象贝母), Đại bối mẫu (大贝母).

+ Tên Trung văn: 浙贝母 ZHE BEI MU

+ Tên Anh Văn: Thunberg Fritillary Bulb

+ Tên La tinh: Fritillaria thunbergii Miq. [F.collicola Hance; F. verticillata Willd. Var. thunbergii(Miq.)Baker]

+ Nguồn gốc: Là thân củ của Chiết bối mẫu thực vật họ Bách hợp (Bunchflower),

Chiết bối mẫu

Dược liệu Triết bối mẫu BULBUS FRITILLARIAE THUNBERGII

– Phân bố –

Các vùng Chiết Giang, Giang Tô, An Huy, Hồ Nam v.v…của Trung Quốc.

– Thu hoạch –

Tháng 5 ~ 6 đào lên, rửa sạch đất, phân ra lớn nhỏ, thứ lớn chọn bỏ mầm tim, phân làm 2 miếng, có hình nguyên bảo, gọi là Nguyên bảo bối, thứ nhỏ gọi là Châu bối. Phân biệt bỏ vào trong lồng xát, xát bỏ vỏ ngòai, thêm đá vôi trộn đều, qua 1 đêm, vôi ngấm vào, phơi khô hoặc sấy khô.

Bào chế

Nhặt bỏ tạp chất, nước sạch ngâm qua, vớt ra, sau khi thấm cắt phiến dày, phơi khô.

 Tính vị

– Trung dược học: Đắng, lạnh

– Bản thảo chính: Vị đắng lớn (đại khổ), tính hàn.

Qui kinh

– Trung dược học: Vào kinh Phế, Tâm.

– Bản thảo chính: Vào Thủ thái âm, Thiếu dương, Túc dương minh, Quyết âm.

Công dụng và chủ trị

Thanh nhiệt hóa đàm, tán kết giải độc. Trị phong nhiệt ho, phế ung, hầu tý, tràng nhạc, nhọt lóet sưng độc.

– Bản thảo chính: Đại trị Phế ung, Phế nuy, ho suyễn, ói máu, chảy máu cam, giỏi giáng đàm khí, giỏi khai uất kết, ngừng đau, tiêu trướng đầy, thanh Can hỏa, sáng tai mắt, trừ thới khí phiền nhiệt, hòang đản lâm bế, đại tiểu tiện ra huyết; giải nhiệt độc, diệt các lọai trùng và trị hầu tý, tràng nhạc, nhũ ung phát bối, tất cả chứng nhọt lở sưng độc, thấp nhiệt nhọt độc, trỉ lậu, vết thương kim khí xuất huyết, vết thương bỏng đau nhức, công thanh giáng trội hơn Xuyên bối mẫu nhiều lần.

– Bản thảo tòng tân: Trừ thời cảm phong đàm.

– Cương mục thập di: Giải độc lợi đàm, Khai tuyên Phế khí, phàm Phế gia kèm phong hỏa có đàm nên vậy.

– Sơn Đông Trung thảo dược thủ sách: Thanh Phế hóa đàm, trừ a – xit giải độc. Trị cảm mạo ho, đau bao tử nôn chua, nhọt độc sưng đau.

 – Liều dùng và cách dùng –

Sắc uống 3~ 10g.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Giống Xuyên Bối mẫu.

 Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

– Bổn phẩm hàm chứa Peimine, peiminine, zhebeinine, propeimin, zhebeininoside v.v.… (Trung dược học).

– Thân củ hàm chứa Peimine, peiminine, propeimin. Ngòai ra còn hàm chứa 4 lọai alkaloid liều rất ít: Peimidine, peimiphine, peimisine và Peimi-tidine. Trong thân củ Triết bối Nhật bản sản xuất còn phân ra glycoside của Peimine. (Trung dược đại từ điển).

  1. Tác dụng dược lý:

Peimine dưới nồng độ thấp có tác dụng giãn rõ rệt đối với cơ trơn phế quản. Peimine và peiminine có tác dụng ngừng ho (trấn khái) rõ rệt, còn có tác dụng ức chế trung khu, có thể trấn tĩnh, giảm đau. Ngòai ra liều lớn có thể làm

huyết áp giáng thấp độ vừa, ức chế hô hấp, liều nhỏ có thể làm huyết áp hơi tăng (Trung dược học).

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị cảm mạo ho: Chiết bối mẫu, Tri mẫu, Tang diệp, Hạnh nhân đều 3 chỉ, Tử tô 2 chỉ, sắc nước uống.

(Sơn Đông Trung thảo dược thủ sách)

+ Phương thuốc 2:

Trị nhọt dộc sưng đau: Chiết bối mẫu, Liên kiều đều 3 chỉ, Kim ngân hoa 6 chỉ, Bồ công anh 8 chỉ, sắc nước uống.

(Sơn Đông trung thảo dược sách)

+ Phương thuốc 3:

Trị (đối khẩu) nhọt ở gáy: Tượng bối mẫu nghiền bột đắp vậy.

(Dương Xuân Nhai kinh nghiệm phương)

+ Phương thuốc 4:

Dùng Chiết bối mẫu, Khổ sâm, Đảng sâm lượng bằng nhau, sắc nước uống, trị Phì đại tuyến tiền liệt bài tiết nước tiểu khó khăn, bí tiểu cấp tính 35 ca, triệu chứng thuyên giảm 27 ca.

(Tạp chí Trung y Liêu Ninh, 1986, 9: 29)

+ Phương thuốc 5:

Chiết bối mẫu phối hợp với Qua lâu, Quế chi nghiền bột uống, trị 27 ca viêm xương sụn sườn, tòan bộ trị khỏi

(Tạp chí Trung y Liêu Ninh, 1992, 9: 39)

+ Phương thuốc 6:

Chiết bối mẫu phối ngũ với Đại hòang, Ngô thù du, Đởm nam tinh, tât cả nghiền thành bột mịn, giấm hòa đắp vào lòng bàn chân, điều trị hơn 100 ca viêm tuyến mang tai, phần lớn bệnh khỏi trong 1 ~ 3 ngày.(Tân Trung y, 1984, 8: 30)

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận