Cát căn

Vị thuốc Đông y

Tên khoa học:

Pueraria thomsoni Benth. Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae).

Tên gọi:

Cát là Sắn, Căn là rễ. Cây có củ như sắn nên gọi Cát căn.

Tên Hán Việt khác:

Kê tề (Bản Kinh), Lộc hoắc, Hoàng cân (Biệt Lục), Can cát (Diêm Thị Tiểu Nhi Phương), Lộc đậu, Lộc đậu trung, Cát đằng căn, Thiết cái đằng, Kê tề căn (Hòa Hán Dược Khảo), Cát ma nô (Lục Xuyên Bản Thảo), Cát tử căn (Sơn Đông Trung Dược), Hoàng cát căn (Tứ Xuyên Trung Dược Chí), Củ sắn dây (Việt Nam).

Mô tả:

Vị thuốc Cát căn (sắn dây)
Vị thuốc Cát căn (sắn dây)

Là cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá ch t, lá ch ét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được.

Địa lý:

Mọc hoang, trồng khắp nơi.

Thu hái: Trồng vào tháng 3-4 đến hết tháng 11 đã có thể đào lấy củ, biến chế thành dược liệu để bán hay dùng. Cây trồng 2 năm thì ra hoa, tháng 5-7 lúc bông (chùm) hoa đã có 2/3 hoa nở có thể hái phơi khô bán hay dùng.

Phần dùng làm thuốc:

Dùng rễ (thường gọi là củ), hình trụ đường kính không đều vỏ có màu trắng đục, thường cắt và bổ dọc thành từng miếng trắng vàng.

Mô tả dược liệu:

Rễ cát căn thể hiện hình viên trụ không đều, vỏ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành, dược liệu thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắng phấn mịn là thứ tốt. Xơ nhiều, bột ít là loại thứ phẩm.

Cây sắn dây
Cây sắn dây

Bào chế:

  • Khúc củ: Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) người ta đem củ về rửa sạch, lấy dao cạo sạch lớp vỏ thô xốp ở ngoài, xong cắt thành những đoạn ngắn 13cm, xếp vào trong vại, dùng nước muối đặc (Cứ 100 đoạn Sắn dây thì dùng 5kg muối pha với 10 kg nước), ngâm nửa ngày. Sau lại pha thêm một ít nước (ngâm nước lúc ngập củ là được) ngâm đủ 1 tuần thì vớt ra, dùng sọt đem ra sông ngâm 3-4 giờ vớt ra rửa sạch, phơi 2-3 ngày (Khô đi độ 6-7 phần) lại bỏ vào hòm, xông Lưu hoàng trong hai ngày đêm, làm cho củ mềm và trong, tất cả thành màu trắng bột không có lõi vàng nữa, thì có thể lấy đem phơi thật khô để dùng hay bán. Có lúc phải dùng xông đi xông lại 3 lần, mỗi lần mất 1 ngày, phơi hai ngày. Qua ba lần xông ba lần phơi như vậy rất phức tạp, lại khó xông cho củ trở thành trắng trong, theo kinh nghiệm thì nếu loại củ nào xông một lần mà trong ruột củ trắng trong là tốt nhất
  • Khoanh củ: Ở tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy 1,7-3cm, đuôi củ nhỏ chỉ cắt khúc, sau khi dùng Lưu hoàng xông thì đem sấy khô ngay là được
  • Miếng vuông: Cũng là một cách chế biến của tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy (cạnh) 1,7-3cm, sau khi xông Lưu hoàng xong đem sấy khô ngay là được
  • Ngoài ra có nơi đào về bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 8-15cm nếu đường kính quá lớn thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi cắt lát thành từng miếng dầy 0,5-1cm xông Lưu hoàng 3 lần, sau đó ngày phơi nắng, tối sấy Lưu hoàng cho tới khô. Nếu muốn lấy bột thì say nhỏ gạn lấy tinh bột lọc đi lọc lại nhiều lần rồi sấy hoặc phơi khô.
  • Cách chế bột sắn dây: Cạo vỏ xay gĩa cả củ nát bấy, lọc lấy nước ở trong đổ nước lạnh vào rồi lấy khăn mà lọc cho sạch xác, bụi bặm, đất, cát căn rồi để lắng xuống mới gạn lọc nước trên cứ như thế mỗi ngày thay nước một lần, mỗi khi đổ nước vào một lần phải lọc những nước đục đi, gạn lọc như thế 1 tháng đến khi nào thấy nước trong khuấy không đục nữa thì thôi. Lọc càng kỹ bột nước mới khỏi chua, chát, bột trắng, nhưng phải thay nước hàng ngày, bột không chua. Khi đã xong đổ bột ra miếng vải băng để trên sạp khô phơi thành bột cất dùng.

Bảo quản:

Đậy kín nơi khô ráo. Dễ mốc mọt, tránh ẩm.

Thành phần hóa học

Rễ sắn dây chứa puerarin, daidzehi, daidzin, genistin, các hợp chất glucosid nhân thơm như puerosid A và puerosid B, kudzusaponin, sophoradiol…

Hoa sắn dây chứa saponin triterpenic.

Tác dụng dược lý

Cao sắn dây dùng bằng đường uống trên súc vật thực nghiệm có tác dụng hạ nhiệt, giảm sốt rõ rệt và giảm đau.

Công dụng và liều dùng

Trong y học cổ truyền, sắn dây được dùng với tên thuốc là cát căn, có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kích thích tiêu hóa, tiêu độc chữa sốt nóng, khát nước, mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, kiết lỵ.

Liều dùng hàng ngày: 10 – 15 g cát căn hay 5 – 10g bột sắn dây. Dùng cát căn dưới dạng nước sắc, còn bột sắn dây thì pha nước uống.

Hoa sắn dây (4 – 10g) sắc uống chữa say rượu, tiêu chảy, trĩ.

Củ sắn dây
Củ sắn dây

Bài thuốc

  • Chữa sốt rét, khát nước, không có mồ hôi: Cát căn (8g), đại táo (5g), ma hoàng (5g), gừng sống (5g), cam thảo (4g), quế chi (4g), bạch thược (4g). Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa đau đầu, sốt nóng, đau mình mẩy: Cát căn (10g), địa liền (5g), bạch chỉ (5g). Phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 10g chia làm hai lần.
  • Thuốc giải nhiệt, tiêu khát, tiêu độc: Rau má để tươi rửa sạch (20g), giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước rồi hòa 10g bột sắn dây. Thêm đường. Uống làm một lần. Ngày vài lần.

Khí vị:

Vị ngọt, tính bình, không độc, nổi mà hơi giáng, là thuôc âm trong dương dược, vào kinh Túc dương minh.

Chủ dụng:

Chữa thương hàn và ôn ngược, nóng rét qua lại, tán uất hỏa, chữa chứng nóng dữ đằng trước người, trừ Vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi chứng khô khát do Vị hư (Tỳ,Vị yếu gây ra khát và đi lỏng, không có Cát căn là không trừ được), giải cơ, phát biểu, trừ phiền muộn muốn phát cuồng, đau đầu, nôn mửa, khai Vị, tiêu thức ăn, giải các thứ độc, hóa độc Rượu, trị các chứng phong tê (Bởi vì dương đưa lên được thì tà tự hết), thông tiểu tiện, chữa chứng huyết lỵ, khỏi chứng đau sườn, tan chứng sang chẩn, có khả năng bài nùng, phá huyết, chỉ huyết, đắp vết thương do tên độc hoặc rắn cắn.

Kỵ dụng:

Đau đầu do bệnh Thái dương chưa truyền vào Dương minh thì không nên cho uống, vì như thế có khác gì dẫn giặc vào kinh Dương minh vậy.

Cách chế:

Tháng 5 đào về vùi sâu trong đất, bỏ vỏ phơi khô, dùng sống thì trụy thai.

Nhận xét:

Cát căn thứ nào cũng chỉ chữa ở một kinh Dương minh. Đông Viên nói: Cát căn cổ vũ Vị khí, là thánh dược chữa chứng hư tà. Phong dược phần nhiều là táo, Cát căn chỉ hay về chỉ khát vì nó có tác dụng thăng đề Vị khí bị hạ hãm, đem lên tới Phế kim để sinh thủy vậy (Ma hoàng là thuốc chữa bệnh ở kinh Thái dương, kiêm vào Phế kinh, Phế chủ lông da, Cát căn là thuốc chữa bệnh ở kinh Dương minh, Tỳ chủ da thịt, tuy cùng có tác dụng phát tán, nhưng hướng đi vào của nó khác nhau).

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Cát căn 16g

Ma hoàng 12g

Sinh Khương 6g

Quế chi 8g

Trích Cam thảo 8g

Bạch thược 8g

Đại táo 3 quả

“Thương hàn luận” Bài Cát căn thang

Trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu, cứng gáy, phát nóng, sợ lạnh, không có mồ hôi, co cứng cấp. Hoặc Thái dương bệnh không mồ hôi, tiểu tiện ít, khí nghịch, ngực đầy, cấm khẩu muốn biến thành chứng cương kính.

Những người yếu, không muốn ăn, muốn ọe mửa thì không nên dùng.

“Thương hàn luận”

Đài Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang

Cát căn 12g, Hoàng cầm 8g, Hoàng liên 4g, Chích thảo 4g.

Trị người nóng, miệng khát, tiêu chảy, suyễn thở, không ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

“Thương hàn luận”

Bài Cát căn gia bán hạ thang

Chữa ngoại cảm phong hàn đau đầu, vai lưng và gáy cứng, phát sốt sợ lạnh, không có mồ hôi, nôn mửa.

“Y tông kim giám”

Bài Tuyên độc phát biểu thang

Thăng ma 3,2g, Chỉ xác 3,2g, Cát căn 3,2g, Kinh giới 2g, Tiền hồ 3,2g, Phòng phong 2g, Cát cánh 0,8g, Bạc hà 0,8g, Mộc

thông 3,2g, Liên kiều 3,2g, Ngưu bàng tử 3,2g, Trúc diệp 3,2g, Cam thảo 0,8g, Hạnh nhân 3,2g.

Chữa sởi mọc không đều, sốt, ho, phiền táo, tiểu tiện đỏ.

“Tiểu nhi dược chứng trực quyết”

Bài Thất vị bạch truật tán

Nhân sâm 10g, Bạch linh 20g, Cam thảo 6g, Bạch truật 20g, Hoắc hương 20g, Mộc hương 8g, Cát căn 20g. Cùng tán nhỏ, liều uống 6-8g, ngày uống vài lần.

Trị Tỳ, Vị bị bệnh lâu ngày sinh nôn mửa, tiết tả, buồn bã, phiền khát, uống nhiều, tiêu hóa kém, người gầy yếu.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị thấu tà thang (Chữa sởi)

Ma nhung 9g, Sài hồ 9g, Cát căn 9g, Đương quy 9g, Kê nội kim 9g, Sơn tra 9g, Đạm đậu xị 9g, Đan bì 9g, Bản lan căn 24g, Thăng ma 24g, Đại thanh diệp 60g, Tử thảo 60g, Đình lịch tử (sao) 6g, Xuyên Bối 6g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng tuyên biểu, thanh lý, thấu chẩn.

Chữa người lớn bị lên sởi.

Có thể gia thêm Sơn dược, hạt Sen để tư dưỡng Tỳ âm, thêm Kê nội kim để tiêu thực, kiện Vị, thêm Quán chúng để quét hết độc thừa của sởi.

“Hướng dần sử dụng các bài thuốc”

Bài Độc hoạt cát căn thang

Cát căn 10g, Sinh địa 8g, Bạch thược 6g, Quế chi 6g, Ma hoàng 4g, Độc hoạt 4g, Sinh Khương 4g, Đại táo 1 quả, Cam thảo 2g.

Thuốc giải lý nhiệt hại Can Tỳ sinh đau rút cơ, vai, chân tay. Người khí huyết đều hư dễ bị cảm, trúng phong, có khi tràn máu não khiến bán thân bất toại.

Bài này thường dùng chữa người cao tuổi đau vai gáy, đau rút 2 cánh tay rất hiệu quả.

Liều dùng:

Dùng từ 4 – 40g.

+ Cát căn dùng sống có tác dụng phát hãn giải nhiệt, dùng sao có tác dụng chỉ tả (gọi là Ổi cát căn).

Kiêng kỵ:

+ Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư: cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư, hỏa vượng hoặc sốt nóng mà sợ lạnh: thận trọng khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận