Phân tích và điều trị Chứng Xung Nhâm hàn chứng

Triệu chứng Đông y

Xung Nhâm hàn chứng là tên gọi chung chỉ những chứng trạng do hàn ngưng ở Xung Nhâm dẫn đến huyết đi không thư sướng nên gây bệnh, nguyên nhân phần nhiều do ngoại hàn ẩn náu thẳng vào cơ thể hoặc ở người thể chất vốn Dương hư.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng dưới, trước hoặc sau khi hành kinh bụng dưới lạnh đau hoặc chu kỳ kinh nguyệt muộn và kéo dài, hoặc bế kinh, hoặc Bào cung bị lạnh không thụ thai, hoặc sau khi đẻ bị đau bụng dưới.

Xung Nhâm hàn chứng thường gặp trong các bệnh Thống kinh, Hành kinh muộn, Bế kinh, Bất dựng và Đau bụng sau khi đẻ.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Xung Nhâm ứ trở.

Phân tích

Xung Nhâm hàn chứng có thể chia hai loại Hư và Thực.

Thực chứng vốn do tà khí ngoại hàn ẩn náu thẳng vào Xung Nhâm. Hư chứng vốn do thể trạng dương hư, hàn từ trong sinh ra. Loại trên thường có nguyên nhân bên trong bất túc. Vì có phân biệt Hư và Thực, cho nên biểu hiện lâm sàng và phép chữa cũng không giống nhau hoàn toàn, cần phải phân tích kỹ.

– Trong bệnh Thống kinh xuất hiện chứng Hư hàn, phần nhiều biểu hiện sau khi hành kinh đau nhẹ bụng dưới, gặp ấm thì đỡ, lượng kinh huyết ít và sắc nhạt hoặc tối tía có lẫn cả cục huyết nhỏ, tay chân không ấm, chất lưỡi bệu nhạt hoặc tía tối, mạch Trầm Tế v.v…Đây là do Thận dương bất túc, Xung Nhâm hư hàn, ứ huyết nghẽn trệ gây n ên; Điều trị nên ôn Kinh tán hàn, dưỡng huyết trừ ứ, cho uống bài Ôn kinh thang (Kim Quỹ yếu lược).

– Nếu bệnh Thống kinh xuất hiện chứng Thực hàn, biểu hiện lâm sàng thường thấy khi hành đau bụng kịch liệt nhất là khi hành kinh ở ngày thứ nhất đau dữ dội thậm chí mặt môi đều trắng bệch, da lạnh tự ra mồ hôi, phát sinh hôn ết, kèm theo lượng kinh ra ít, sắc huyết tía tối có cục, sau khi được hòn cục thì đau giảm nhẹ, nguyên nhân phần nhiều do khi hành kinh bị nhiễm lạnh, uống lạnh hoặc lội nước dầm mưa, hàn tà ẩn náu ở Xung Nhâm đến nỗi kinh huyết bị hàn làm ngưng lại, vận hành không lưu thông gây nên; Điều trị nên ôn kinh tán hàn, hoạt huyết trục ứ, cho uống bài Thiếu phúc trục ứ thang (Y lâm cải thác).

– Trong bệnh hành kinh muộn xuất hiện chứng Hư hàn thường có đặc điểm lâm sàng là hành kinh lượng ít, thậm chí chỉ ra vài giọt đã sạch, sắc huyết nhạt hoặc sẫm, lượng ít, bụng dưới cảm giác chống chếnh và đau hoặc nặng trệ, đồng thời lưng gối tê mỏi mềm yếu; phần nhiều do Thận dương bất túc, tinh huyết suy kém, huyết hải không tràn đầy đứng kỳ hạn gây nên; điều trị nên dùng ôn bổ Thận dương kiêm tư dưỡng tinh huyết, cho uống bài Đương qui địa hoàng ẩm (Cảnh Nhạc toàn thư) gia Tiên linh tỳ, Tiên mao, Tử hà sa.

– Trong bệnh hành kinh muộn gặp chứng Thực hàn, có đặc điểm là kinh huyết ra sắc tối, lượng ít, bụng dưới lạnh đau; Đây là do gần tới lúc hành kinh, cảm nhiễm hàn tà, ẩn náu ở Xung Nhâm, huyết bị hàn làm ngưng đọng gây nên; điều trị nên ôn kinh lưu thông trệ, cho uống bài Ôn kinh thang(Phụ nhân lương phương).

– Trong bệnh Bế kinh gặp chứng Hư hàn, biểu hiện các chứng trạng thể trạng béo mập, phù thũng, nhiều lông hoặc thể trạng gầy còm, lông tóc rụng; Lý do Bế kinh lâu ngày, Thận dương suy giảm, hoặc sau khi đẻ huyết ra quá nhiều, chân dương, chân âm bị tổn hại, thiên quí khô kiệt gây nên; điều trị nên ôn bổ Thận dương, bổ mạnh tinh huyết, cho uống bài Bổ Thận dưỡng huyết thang (Trung y chứng trạng giám biệt chẩn đoán học) gia Lộc nhưng, Sơn thù; cũng có thể gia Khương hoạt từ 6 – 10 gam để thông Đốc mạch.

– Trong bệnh Bất dựng (không thụ thai) xuất hiện chứng Hư hàn, có đặc điểm biểu hiện lâm sàng là hành kinh muộn, lượng ít sắc nhạt, thờ ơ sinh lý, thể ôn hơi thấp, sắc mặt tối sạm, lưng đùi yếu mỏi; Thận dương bất túc, Bào cung mất sự sưởi ấm gây n ên; điều trị nên ôn Thận làm ấm bào cung, cho uống bài Dục dựng thang (Trung y chứng trạng giám biệt chẩn đoán học) gia Ngải diệp, Hương phụ.

– Sau khi đẻ bị đau bụng xuất hiện chứng hư hàn, thường biểu hiện đau bụng mềm, ưa xoa bóp, chân tay nghịch lạnh, sắc mặt trắng xanh, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Trì; đây là do Xung Nhâm rỗng không, huyết thiếu khí yếu, vận hành vô lực, trệ lại mà đau; điều trị nên bổ hư hành trệ, cho uống bài Nội bổ dương qui kiến trung thang (Thiên Kim yếu phương) gia Hương phụ.

– Sau khi đẻ bị đau bụng gặp chứng Thực hàn thì có đặc điếm bụng dưới lạnh đau mà cự án; phần nhiều do sau khi đẻ năm ngồi không cẩn thận, gió lạnh nhân chỗ hư lọt vào Xung Nhâm, huyết xấu ứ trệ gây nên bệnh; điều trị nên tán hàn thông trệ, dùng bài Xúc cung trục ứ thang (Trung y chứng trạng giám biệt chẩn đoán học) gia Nhục quế tâm.

Tóm lại, nguyên nhân của chứng này không ngoài hai phương diện Hư hàn, Thực hàn, nhưng trong những tật bệnh khác nhau, biểu hiện lâm sàng cũng có đặc điểm riêng. Lâm sàng nên căn cứ vào đặc điểm bệnh chứng như nói ở trên mà phân tích thêm.

Vả lại, chứng Xung Nhâm hư hàn phần nhiều phát sinh ở người tuổi cao, thể lực yếu, bởi vì tuổi cao thì Thận dương hư dần, khí của Xung Nhâm cũng suy dần, rất dễ phát sinh các chứng hành kinh muộn, bế kinh, đau bụng sau khi hành kinh, không thụ thai, đau bụng sau khi đẻ. Còn chứng thực hàn phần nhiều gặp ở người trẻ tuổi khoẻ mạnh, bởi vì chỉ có cậy vào người khoẻ sức mạnh, tràn trề ý muốn, lại thêm vào không biết nhiếp sinh khi đang hành kinh hoặc sau khi đẻ, thường dẫn đến hàn tà xâm nhập Xung Nhâm mà gây nên chứng ứ huyết, biểu hiện chủ yếu là bụng dưới lạnh đau, hành kinh lượng ít, hành kinh đau bụng hoặc vòng kinh muộn và kéo dài, hoặc sau khi đẻ ác lộ bị ứ trệ. Do con người đã như vậy, điều trị cũng phải “nhân nhân chế nghi”

Chứng Thực hàn vì bệnh trình khá ngắn, thể trạng vốn khá tốt, nói chung dùng phép ôn kinh hoạt huyết là có thể hàn trừ ứ tan, Xung Nhâm lưu thông ngay. Nhưng nếu kéo dài chữa chạy không kịp thời, dương khí tổn hại từ bên trong, hoặc là hàn tà thương dương thái quá cũng có thể diễn biến thành chứng Hư hàn. Mà chứng Hư hàn thì bệnh trình khá dài, bệnh trình sâu nặng hơn, chỉ nên điều hoà ôn bổ từ từ. Nếu ôn bổ quá mạnh, âm dịch bị tổn hại, hoặc bệnh lâu ngày âm dịch bị hao từ bên trong thì chứng Hư hàn có thể tiến lên phát triển thành chứng Âm Dương đều hư. Trên lâm sàng, ngoài những biểu hiện của chứng Hư hàn, còn có các chứng trạng Hư nhiệt như ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô họng ráo, mặt đỏ bừng, chất lưỡi đỏ nhuận, mạch Tế Hoạt v.v…Hai chứng phân biệt không mấy khó khăn.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Xung Nhâm ứ trở với chứng Xung Nhâm thực hàn, nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai chứng biểu hiện lâm sàng mười phần giống nhau, bộ phận chứng hậu ứ trở có thể là chứng Thực hàn phát triển thêm một bước nhưng cũng có khác nhau nhất định.

Bàn theo nguyên nhân bệnh, chứng Thực hàn phần nhiều do chu kỳ, sản hậu, Xung Nhâm rỗng không, ngoại hàn trực tiếp ẩn náu gây nên. Dương khí bị tổn thương thì khí của Xung Nhàm không mạnh, huyết hải không thể tràn ra đúng thời hạn, cho nên hành kinh muộn; Huyết bị hàn ngưng, vận hành không thư sướng gây nên thống kinh, đau bụng sau khi đẻ. Nhưng chứng ứ trở phát sinh, tuy nhiên có liên quan tới ngoại hàn làm thương trực tiếp vào Xung Nhâm, nhưng đại bộ phận là do thất tình nội thương, công năng Tạng Phủ không điều hoà gây nên. Mặt khác, bệnh trình của chứng ứ trở khá dài, phần nhiều là hữu hình khá rõ, khác với chứng Thực hàn. Vả lại Thực hàn thì thấy hiện tượng Hàn, ứ trở thì hiện tượng Hàn không rõ; như vậy cũng đủ thấy sự khác nhau của hai chứng.

Trích dẫn y văn

– Phụ nữ kinh nguyệt không đều, do phong hàn nhân chỗ hư ẩn náu ở Bào cung, mà tổn thương mạch của Xung Nhâm (Phụ nhân lương phương).

– Phụ nữ kinh nguyệt không đều, do lao thương khí huyết, thể trạng hư mà phong hàn ẩn náu trong Bào cung, tổn thương mạch của Xung Nhâm cho nên như vậy (Phụ nhân lương phương).

– Phụ nữ hành kinh đau bụng, do phong hàn ẩn náu ở Bào lạc Xung Nhâm, hoặc tổn thương Kinh Thủ Thái dương Thiếu âm, dùng Ôn kinh thang, Quế chi đào nhân thang (Phụ nhân lương phương).

– Huyết gặp nhiệt thì lưu thông, gặp hàn thì ngưng lại. Phụ nữ hoặc là hành kinh, hoặc là sau khi đẻ, hoặc là ốm lâu thể trạng hư, phong lạnh nhân chỗ hư lọt vào, ẩn náu ở Bào môn, lâu ngày tất phải tổn thương Xung Nhâm, sẽ biến thành bệnh tật trầm hàn cố lãnh (Trần Tố Yêm phụ khoa bổ giải).

Triệu chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận