Nhận biết Chứng Tỳ Vị dương hư

Triệu chứng Đông y

Chứng Tỳ Vị dương hư còn gọi là chứng Trung tiêu dương hư hoặc chứng Tỳ Vị hư hàn; cũng là tên gọi chung cho lâm sàng có biểu hiện Trung tiêu dương hư mất chức năng thu nạp vận hoá, gây nên đồ ăn không tiêu, thủy thấp ứ đọng ở trong, dương khí không sưởi ấm Tạng Phủ và tay chân; Nguyên nhân phần nhiều do ăn quá mức đồ sống lạnh hoặc uống thuốc quá lạnh, hoặc ốm lâu thiếu chăm sóc, hoặc Thận dương bất túc, Tỳ không ấm áp gây nên bệnh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chứng này là bụng lạnh đau, mửa ra nước trong hoặc đàm rãi, biếng ăn, đau bụng sôi bụng, ỉa chảy ra nguyên đồ ăn hoặc tay chân mát lạnh, mỏi mệt, sắc mặt úa vàng, chóng mặt, môi nhạt, chất lưỡi non bệu, rêu lưỡi trắng hoặc trơn, mạch Hư Nhược hoặc Trầm Tế.

Chứng Tỳ Vị dương hư thường gặp trong các bệnh “Hư lao”, “Vị quản thống”, “Phúc thống”, “Ẩu thổ”, “Ách nghịch”, “Phiên Vị”, “Tiết tả”, “Lỵ tật”, “Tiện huyết”, “Thủy thũng”, “Ẩm chứng”.

Cần phân biệt với “chứng Tỳ khí hư”, “chứng Tỳ Thận dương hư”, “chứng Tỳ dương bị lấn át”.

Phân tích

Chứng Tỳ Vị dương hư do dương hư thì sinh hàn, cho nên còn gọi là “chứng Trung tiêu hư hàn”. Đau bụng do tính hư hàn hoặc đau Dạ dày do tính hư hàn…đều thuộc loại này. Biểu hiện lâm sàng của chứng này tuy có chỗ cộng đồng, lại có những đặc trưng cụ thể của nó; về phép chữa cũng trong chỗ giống nhau có cái khác nhau, cần phân tích kỹ.

– Chứng Tỳ Vị dương hư xuất hiện trong bệnh Hư Lao, có đặc điểm là sắc mặt úa vàng, kém ăn cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt yếu sức, thiểu hơi biếng nói, trong bụng lạnh đau, sôi bụng ỉa chảy, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Vi Tế. Sách Trung tàng kinh của Hoa Đà viết: “Tỳ là thổ, mắc bệnh thì sắc mặt úa vàng”. Đó là do Tỳ Vị dương hư, thuỷ cốc không biến hoá được, không phân bố chất tinh vi, nguồn sinh hoá giảm sút, kinh mạch Tạng Phủ không được nuôi dưỡng gây nên bệnh. Điều trị nên theo phép ôn trung kiện Tỳ, cho uống bài Phụ tử lý trung thang gia giảm (Hoà tễ cục phương).

– Nếu trong bệnh Phúc thống, Vị quản thống xuất hiện chứng Tỳ Vị dương hư biểu hiện lâm sàng đau bụng liên miên, ưa ấm ưa xoa bóp, sau khi lao động mệt nhọc hoặc đói bụng thì đau tăng, ăn vào hoặc được nghỉ ngơi thì giảm đau. Loại Phúc thống này có đặc điểm là đau bụng dưới, đại tiện lỏng loãng. Loại Vị quản thống này có đặc điểm là ăn uống chậm tiêu, mửa ra nước trong, chân tay không ấm. Đây là do Tỳ Vị dương hư, hư hàn thịnh ở trong gây nên. Hư thời ưa xoa bóp, Hàn thì ưa ấm. Điều trị theo phép ngọt ấm để bổ Hư, dịu sự gấp gáp để giảm đau, chọn dùng bài Hoàng kỳ kiến trung thang (Kim Quỹ yếu lược) gia giảm.

– Nếu chứng Tỳ Vị dương hư xuất hiện trong bệnh Ách nghịch thì tiếng nấc thấp nhỏ vô lực, hơi thở không nối tiếp, sắc mặt trắng xanh, đầu các ngón chân tay không ấm, do Tỳ Vị dương khí hư yếu, thiếu nguồn sinh hoá, thăng giáng thất thường, Vị khí nghịch lên gây nên; điều trị nên ôn bổ Tỳ Vị hoà trung trừ Nấc, chủ yếu dùng Lý trung thang(Thương hàn luận) gia Đinh hương, Ngô thù.

– Trong bệnh Ẩu thổ xuất hiện chứng Tỳ Vị dương hư, biểu hiện là ăn uống không điều độ thì dễ nôn mửa, hoặc sau khi mệt nhọc quá mức cũng gây nên chóng mặt nôn mửa, đó là do Tỳ Vị bất túc, trung dương không mạnh,ất điều hoà gây nên bệnh, điều trị nên bổ trung chỉ nôn, cho uống Lục quân tử thang (Phụ nhân lương phương) gia Chỉ xác, Trúc nhự.

– Chứng Tỳ Vị dương hư xuất hiện trong bệnh Phiên Vị có biểu hiện sáng ăn tối mửa, tối ăn sáng mửa, chất mửa ra phần nhiều không tiêu hoá; đây là thuộc Tỳ Vị dương hư, trong Vị không có hoả, điều trị theo phép ôn trung kiện Tỳ, giáng nghịch hoà Vị, có thể dùng Lý trung thang (Thương hàn luận) gia giảm.

– Trong bệnh Tiết tả xuất hiện chứng Tỳ Vị dương hư, có thể thấy đau bụng sôi bụng, đại tiện nhiều lần ra nguyên đồ ăn, trong đục lẫn lộn gây nên bệnh, chính như Chí chân yếu đại luận sách Tố Vấn nói: “các bệnh về thủy dịch cặn bã trong lạnh đều thuộc hàn”, điều trị nên Ôn trung tán hàn, kiện Tỳ chỉ tả, cho uống Lý trung thang (Thương hàn luận) gia Phụ tử, Nhục quế. Môn Tiết tả sách Hà Gian lục thư nêu ra “chứng Tỳ tiết, bụng trướng đầy, ỉa như rót… cho uống Kiến trung và Lý trung thang”.

– Trong bệnh Lỵ xuất hiện chứng Tỳ Vị dương hư biểu hiện là hạ lỵ lâu ngày không khỏi, lý cấp hậu trọng, hạ lỵ trong loãng kèm nhầy trắng, bụng đau âm ỉ, sợ lạnh, tay chân lạnh, nguyên nhân phần nhiều do Tỳ Vị dương hư, không hoá được hàn thấp, lưu trệ ở trong ruột mà thành bệnh, điều trị theo phép ôn trung kiện Tỳ, dùng bài Lý trung thang (Thương hàn luận) gia Nhục quế, Phụ tử, Xương truật, Khấu nhân.

– Chứng Tỳ Vị dương hư xuất hiện trong bệnh Thủy thũng thì thấy chân tay phù thũng, mỏi mệt yếu sức, tiểu tiện sẻn ít v.v… phần nhiều do trung dương bất túc, Tỳ mất sự kiện vận, khí không hoá thủy, thủy thấp tràn lan gây nên. Trương Cảnh Nhạc nói: “Phàm chứng thủy thũng là bệnh có liên quan tới ba tạng Phế, Tỳ, Thận… thủy chỉ sợ thổ, chế nó là ở Tỳ… Tỳ hư thì thổ không chế thủy mà phản khắc”. Điều trị nên ôn thông Tỳ dương, hành khí lợi thủy, cho uống Thực Tỳ ẩm (Tế sinh phương

– Trong Âm chứng xuất hiện chứng Tỳ Vị dương hư, biểu hiện là ngực sườn nghẽn đầy, bụng ưa ấm ưa xoa bóp, trong Vị có tiếng nước óc ách, vùng lưng có mảng lạnh diện tích bằng bàn tay, không khát, mửa ra nước trong, chóng mặt hồi hộp, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Huyền Tế mà Hoạt… đều là do Tỳ dương hư, trong cơ thể có tích nước không chuyển hoá được gây nên. Vì Âm là âm tà, gặp hàn thì tụ lại, gặp ẩm thì lưu thông, nên điều trị chủ yếu phải ôn Tỳ hoá ẩm. Sách Kim Quỹ yếu lược viết: “Bệnh Đàm ẩm nên hoà bằng loại thuốc ấm”, có thể cho uống Linh quế truật cam thang(Thương hàn luận) gia giảm.

Trong chứng Đại tiện ra huyết xuất hiện cả chứng Tỳ Vị dương hư, triệu chứng chủ yếu là đại tiện ra huyết sắc tía trệ hoặc phân đen, đau bụng âm ỉ, sắc mặt trắng nhợt mỏi mệt chân tay lạnh, nguyên nhân phần nhiều do Tỳ Vị hư hàn trung dương bất túc, Tỳ không thống huyết, khí không nhiếp huyết, huyết ra theo đại tiện gây bệnh. Sách Thành phương tiện độc viết: “Tỳ thổ một khi bị hư yếu, tức là mất khả năng chống đỡ, cho nên gặp nhiệt thì đi càn, gặp lạnh thì ngưng đọng, đều có thể ly kinh mà bài tiết ra, vì thế mà huyết không yên”. Điều trị nên ôn trung phù dương, ích âm chỉ huyết, dùng Hoàng thổ thang (Kim Qũy yếu lược) gia giảm.

Theo Tạng Phủ phân tích trên cơ sở quan niệm chỉnh thẻ, Tỳ với Vị có quan hệ chặt chẽ với các Tạng Phủ khác. Như các bệnh Thủy thũng và Âm chứng, là những tật bệnh do ba tạng Phế, Tỳ, Thận mất điều hoà, mà đặc điểm biện chứng đều có chỗ khác nhau mà thôi. Tỳ dương bất túc, nhất là càng có quan hệ chặt chẽ với Thận dương suy vi; công năng vận hoá của Tỳ dương cần được cái hoả của Mệnh môn giúp đỡ làm cho ấm áp, gọi đó là “hoả có thể sinh thổ”. Nếu Mệnh môn hoả suy, hàn thủy ở hạ tiêu lấn lên trên, gọi đó là “thủy lại vũ thổ”. Vì vậy chứng Tỳ Vị dương hư, bệnh kéo dài cũng có thể dẫn đến Tỳ Thận dương hư.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Tỳ khí hư với chứng Tỳ Vị dương hư, về cơ chế gây bệnh và chứng trạng hai chứng này rất giống nhau. Tỳ dương hư so với Tỳ khí hư nặng hơn, Tỳ dương hư có thể coi là Tỳ khí hư phát triển thêm một bước. Bởi vì dương hư thì hàn, cho nên hiện tượng hàn khá đột xuất trong chứng Tỳ Vị dương hư. Chứng Tỳ khí hư là một biểu hiện rất thường gặp khi Tỳ mất sự kiện vận, có triệu chứng kém ăn, mỏi mệt, nói năng đoản hơi, chân tay yếu mỏi, bụng trướng đầy, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng, mạch Hoãn hoặc Nhu Tế. Chứng Tỳ Vị dương hư, ngoài những chứng trạng có phần nghiêm trọng hơn Tỳ khí hư, còn kiêm cả biểu hiện dương hư sinh nội hàn như tay chân không ấm, đại tiện lỏng loãng, mửa ra rãi trong v.v… Đó là chỗ khác nhau giữa hai chứng.

– Chứng Tỳ Thận dương hư với chứng Tỳ Vị dương hư: Thận là gốc của Tiên thiên, Tỳ là gốc của hậu thiên. Công năng vận hoá của Tỳ nhờ vào sự giúp đỡ ấm áp của Mệnh môn hoả, mà tinh của tạng Thận cũng cần sự chuyển vận tinh khí của Tỳ để nuôi dưỡng, đó là mối quan hệ đôi bên tồn tại dựa vào nhau của

Tiên thiên Hậu thiên. Tỳ dương hư suy kéo dài, có thể liên lụy đến Thận mà Thận dương bất túc, Mệnh môn hoả suy, hoả không sinh thổ, Tỳ không được ấm áp sẽ dẫn đến Tỳ dương hư suy. Vì vậy chứng Tỳ Thận dương hư phần nhiều do Thận dương hư suy, Tỳ mất sự ấm áp nuôi dưỡng gây nên. Trái lại, Tỳ dương hư yếu kéo dài, thủy cốc không biến hoá được để nuôi dưỡng tạng Thận làm cho Thận dương cũng hư.

Chứng Tỳ Vị dương hư có triệu chứng chủ yếu là Tỳ không kiện vận, Vị mất sự thu nạp, thủy cốc không hoá được, ăn uống không mạnh, nôn mửa, tả lỵ, bụng trướng đầy v.v…

– Chứng Tỳ dương bị lấn át với chứng Tỳ Vị dương hư: Tỳ với Thấp có quan hệ rất mật thiết, như các loại hàn thấp khốn Tỳ, thủy thấp ứ đọng ở trong, Tỳ không vận chuyển thấp v.v… Vì hàn với thấp đều là Âm tà, dễ làm hại Dương và càng dễ lấn át Tỳ dương. Chứng Tỳ dương bị lấn át đa số do trong cơ thể sẵn có thấp tà quá thịnh, hoặc ăn nhiều đồ sống lạnh, lội nước dầm mưa bị cảm nhiễm thấp tà đột ngột ở bên ngoài, đều có thể lấn át làm hại Trung dương, Tỳ bị thấp tà ngăn trở làm cho khốn đốn, mất chức năng kiện vận có những chứng trạng ăn uống nhạt nhẽo, bụng đầy miệng nhớt, đầu mình nặng nề hoặc đau mình sợ lạnh, đại tiện không thành khuôn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Nhu Tế v.v…

Chứng Tỳ dương bị lấn át là do hàn thấp khốn Tỳ, Tỳ dương không được phát triển thư thái thuộc Thực chứng. Còn chứng Tỳ Vị dương hư thời lại là Hư chứng. Vị trí mắc bệnh cả hai đều ở Tỳ nhưng có biểu hiện hư, thực khác nhau, điều trị cũng không giống nhau. Chứng Tỳ Vị dương hư là Tỳ dương không vận chuyển, nên theo phép ôn dương kiện Tỳ, ích khí hoà Vị, chú trọng vào phù chính. Chứng Tỳ dương bị lấn át chủ yếu nên tán hàn hoá thấp, khi hàn thấp đã rút, Tỳ dương được phát triển thì các chứng trạng khác sẽ hết, chú trọng vào khu tà. Để phân biệt hai chứng này còn có thể căn cứ vào mạch và lưỡi mà phán đoán. Chứng Tỳ Vị dương hư, chất lưỡi nhạt bệu, mạch Hư Tế. Chứng Tỳ dương bị lấn át, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Nhu hoặc Hoạt. Sách Biện thiệt chỉ nam viết: “Phân biệt được chất lưỡi có thể biết được Hư, Thực của ngũ Tạng”, nói lên sự biến hoá của rêu lưỡi phản ánh được sự nặng nhẹ của bệnh tà và hư thực của chính khí. Hai chứng có chỗ khác nhau về Hư, Thực, phân biệt không khó.

Trích dẫn y văn

– Tỳ khí bất túc thì tứ chi vô dụng; đại tiện lỏng ra đồ ăn không tiêu, nôn oẹ, trướng bụng sôi bụng… là Tỳ khí bị hư (Ngũ tạng lục phủ bệnh chư hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).

– Các loại thấp thũng đầy, đều thuộc Tỳ (Chí chân yếu đại luận – Tố Vấn).

– Tỳ thuộc thổ, sắc vàng ở Trung ương, là gốc của Hậu thiên, được hoả của mệnh môn ở phía dưới để nung nấu đồ ăn, chuyển chất dịch của đồ ăn lên phía trên để tưới khắp Tạng Phủ, cho nên sự tồn tại của con người, riêng nhờ vào công của Tỳ rất lớn (Tỳ bộ – Bút hoa y kinh).

Triệu chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận