Chứng tỳ vị thực trệ ở trẻ em trong Đông y

Triệu chứng Đông y

Chứng Tỳ Vị thực trệ ở trẻ em là tên gọi chung cho những chứng trạng do trẻ em ăn bú không điều độ, thực trệ ở Vị quản, trọc khí không giáng xuống đến nỗi ảnh hưởng tới sự vận hoá và phân bó của Tỳ Vị mà gây nên bệnh. Mục Âu khoa tâm pháp yếu quyết sách Kim quỹ yếu lược viết: “Cha mẹ quá nuông chiều cho ăn uống không điều độ, thì ứ trệ không tiêu mà thành bệnh vậy”.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ợ hăng nuốt chua, nôn mửa lợm giọng, kém ăn, đau bụng c rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Trầm Thực hoặc Khẩn Hoạt, hoặc chỉ văn tía trệ.

Chứng Tỳ Vị thực trệ ở trẻ em thường gặp trong các bệnh Âu thổ, Tiết tả, Vị quản thống.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Thực tích hoá nhiệt ở trẻ em.

Phân tích

Cho trẻ em bú quý ở qui định giờ giấc; Cho trẻ em ăn quý ở điều độ. Tất cả những sự phối hợp ăn uống đều phải thích ứng với sự thu nạp của Vị và công năng vận hoá của Tỳ. Nếu quả là ăn bú vô độ, đồ ăn uống đình trệ ở Vị; Tỳ không vận chuyển mạnh sẽ dẫn đến chứng Thực trệ ở Tỳ Vị. Vả lại thường gặp trong nhiều loại tật bệnh, đều có đặc điểm trong lâm sàng, nên phân tích cho kỹ.

– Nếu chứng này xuất hiện trong bệnh Âu thổ, biểu hiện lâm sàng là lợm lòng nôn mửa, vật mửa ra hoặc là hôi chua từng mảng sữa hoặc là đồ ăn không tiêu, miệng hôi, bụng trướng khó chịu, không thiết uống ăn, lòng bàn tay chân nóng, mình phát sốt nhẹ, rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Trầm Hoạt hoặc chỉ văn tối trệ; Đây là trẻ em ăn bú quá no, khiến cho Vị không thu nạp nổi, Tỳ không kiện vận thăng giáng không điều hoà, nghịch mà trớ ra, hình thành ẩu thổ.

Nếu gặp trong bệnh đau bụng ỉa chảy, biểu hiện lâm sàng đại tiện lỏng loãng, có mùi hôi, ỉa lỏng xong giảm đau, bụng trướng ruột sôi, đau quanh rốn, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Hoạt chỉ văn tía trệ; Đây là do ăn bú quá độ, thực trệ tích sữa, vận hoá không kịp gây nên ỉa chảy… Những chứng nói trên, phép trị chung là nên tiêu thực đạo trệ, nếu tổn thương do ăn sữa thì dùng Tiêu nhũ hoàn (Chứng trị chuẩn thằng) tổn thương do ăn dùng Bảo hòa hoàn (Đan Khê tâm pháp).

– Chứng trẻ em Tỳ Vị thực trệ gặp trong bệnh Vị quản thống, biểu hiện lâm sàng là bụng trướng đầy đau cự án, ợ hăng nuốt chua, hoặc thổ hoặc tả, sau khi thổ tả xong thì giảm đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Thực Hoạt Khẩn; Đây là do ăn uống không chừng mực, hàn nhiệt không thích nghi, đói no thất thường, Vị mất sự điều hoà đến nỗi đau Vị quản; Điều trị nên tiêu tích đạo trệ, hành khí giảm đau, cho uống bài Bảo hoà hoàn gia vị, nặng hơn thì dùng Tiểu thừa khí thang (Thương hàn luận) để hạ tích trệ.

Chứng Tỳ Vị thực trệ phần nhiều gặp ở tuổi trẻ thơ, bởi vì trẻ thơ tạng phủ còn non nớt, tinh khí chưa đầy đủ, chăm bú không thoả đáng dễ sinh chứng này.

Vị chủ về thụ nạp làm ngấu nhừ thủy cốc, Tỳ chủ về vận hoá chất tinh vi của thủy cốc. Nếu trẻ em ăn uống mất điều hoà, chăm sóc không thoả đáng, dễ phát sinh chứng Tỳ Vị thực trệ. Nhưng trong quá trình diễn biến cơ chế bệnh của chứng này, thường do Tỳ Vị không mạnh, tinh vi đồ ăn uống không vận hoá được, khí huyết Tạng Phủ mất sự nuôi dưỡng dần dần thân thể gầy c òm, khí dịch suy tổn phát sinh Cam chứng; Biểu hiện lâm sàng là mặt vàng mình gầy, lông tóc khô giòn, triều nhiệt tự ra mồ hôi, to bụng lồi rốn, hoặc thích ăn dưa quả, chua mặn, than tro, đất vách v.v… Cơ chế bệnh phức tạp, các tạng Tâm, Can, Phế, Thận đều theo đó mà phát sinh bệnh biến, cho nên dự phòng và điều trị chứng Tỳ Vị thực trệ được sớm, không những tăng cường được thể chất của nhi đồng mà còn có thể ngăn chặn, phòng tránh được hậu quả không tốt phát sinh.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Thận tích hoá nhiệt ở trẻ em với chứng Tỳ Vị thực trệ ở trẻ em: Cả hai đều thuộc Thực chứng; Vị là bể của thủy cốc, nếu ăn uống không điều độ n o đói thất thường hoặc ấm lạnh không thích nghi, đều có thể ảnh hưởng tới công năng của Vị phát sinh ra chứng Tỳ Vị thực trệ. Lại vì Vị là táo thổ, bản tính ưa nhuận ghét táo, nếu ăn quá nhiều đồ cay nóng sáo nướng, thực uất hoá nhiệt, dễ phát sinh chứng Thực tích hoá nhiệt. Nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai chứng gần giống nhau, nhưng biểu hiện lâm sàng có chỗ phân biệt. Điểm để phân biệt là chứng Tỳ Vị thực trệ thì có chứng trạng chán ăn, nôn mửa, ợ hăng nuốt chua, bụng trướng đau, ỉa lỏng hoặc táo bón. Chứng Thực tích hoá nhiệt thì tiêu bí kết, đầy bụng tâm phiền, lòng bàn tay chân nóng, miệng hôi nhiều đờm, vùng bụng thấy nóng, triều nhiệt gò má đỏ rêu lưỡi cáu nhớt, mạch Hoạt Sác.

Trích dần y văn

– Túc thực không tiêu là do tạng khí hư yếu, hàn khí ở trong khoảng Tỳ Vị cho nên cơm gạo không hoá được. Cơm gạo tích chứa không tiêu, cơm gạo mới đưa vào, Tỳ khí bị yếu ngay cho nên không ma sát được, sẽ trải qua tích chứa mà không tiêu nữa, khiến cho người ta trướng bụng căng hơi, ợ hơi hôi chua có lúc phát sốt phát rét hoặc đau đầu như người bị sốt rết (Túc thực bất tiêu hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).

– Nghĩ như ăn quá no thì tỳ Vị không ma sát tiêu hoá kịp, khiến cho thở gấp phiền muộn, giấc ngủ không yên (Thực thương bão hậu – Chư bệnh nguyên hậu luận).

– Tỳ hư không vận chuyển thì khí không lưu hành; Khí không lưu hành thì đình trệ mà thành tích hoặc sinh tả lỵ, hoặc thành Trưng bĩ, đến nỗi ăn sút kém, năm Tạng không được nhờ v ả, huyết khí ngày càng suy hư, dẫn đến nguy khốn rất nhiều(Thực tích chứng trị – Ầu ấu tập thành).

Triệu chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận