Chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em

Triệu chứng Đông y

Chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em là tên gọi chung chỉ khí hoá sinh ra Thận tinh tiên thiên ở trẻ em bất túc, Thận dương không chưng hoá được Thận âm đến nỗi cơ năng sinh trưởng và phát dục bị trở ngại; Chứng này bẩm thự từ cha mẹ, tinh của tiên thiên bất túc gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là trí khôn kém, tinh thần ngơ ngẩn, thể chất gầy còm, tinh thần uỷ mị, con ngươi mắt lộn ngược có lúc lên cơn kinh hãi co giật.

Chứng Thận khí hư nhược ở trẻ em thường gặp trong các bệnh Ngũ nhuyễn, Ngũ trì, Thông hãm, Giải lô, Kê hung, Quy bối v.v..

Cần chẩn đoán phân biệt với các Chứng Tiểu nhi Thận dương hư, Tiểu nhi Tỳ Thận đều hư, Tiểu nhi Can Thận đều hư.

Phân tích

Chứng Thận khí hư nhược ở trẻ em có thể gặp trong nhiều loại tật bệnh. Như ở trẻ sơ sinh cho đến sau khi đầy đủ tuổi tôi mà năm bộ phận như đỉnh đầu thân thể, miệng, chân tay và da thịt mất đi sự phát dục bình thường. Mềm yếu bại liệt gọi là Ngũ Nhuyễn hoặc Ngũ nan, cũng gọi là Nhược chứng, Nhuyễn chứng. Đây là phần nhiều là chứng Thận khí hư là nhược, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đầu cổ mềm: đầu cổ vô lực, không ngẩng lên được, nghẹo sang trái, lệch sang phải; Chân tay mềm: Chân tay mềm yếu vô lực không cần nắm được vật gì thậm chí không thể vung vẩy được; Miệng mềm: Miệng mềm môi trễ, môi mỏng vô lực cắn nhai khó khăn chảy rãi ra hai bên mép; Cơ nhục mềm: Cơ nhục toàn thân mềm nhẽo, lỏng lẻo, hình thể gầy còm; Trẻ mắc bệnh phần nhiều là kém trí khôn, tinh thần uỷ mị; Đây là do phú bẩm bất túc tinh khí chưa đầy đủ, Tạng Phủ hư yếu, gân xương cơ nhục mất sự nhu dưỡng gây nên. Sách cổ kim y thống đại toàn của Từ Xuân Phủ viết: “Có khi sinh ra không đủ ngày tháng, hoặc uống các thuốc đoạ thai mà thai vẫn hình thành, hao thương chân khí”. Sách Bảo anh toát yếu viết: “Năm loại bệnh này là do bẩm thụ khí hư nhược của năm Tạng, không thế tư dưỡng dồi dào cho nên xương mạch không mạnh, chân tay thân mình mềm yếu”; Điều trị nên bổ ích tiên thiên Can Thận và hậu thiên Tỳ Vị, sử dụng bài Bổ thận địa hoàng hoàn (Chứng trị chuẩn thằng) và Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị luận).

– Nếu trẻ em một hai tuổi còn chưa nói năng được, hoặc phát âm không rõ tiếng, đó là chứng nói chậm trong Ngũ trì, nên điều trị theo phép dưỡng tâm ích khí, dùng phương Xương bồ hoàn(Y tông kim giám).

Đi chậm: trẻ em gân xương mềm yếu, đứng ngồi chập chững, đi lại khó khăn. Tóc móc chậm, quá thời gian vẫn không mọc đủ… Đây là do khí huyết của cha mẹ hư yếu, tiên thiên sút kém gây nên. Mục Âu khoa tâm pháp yếu quyết sách Y tông kim giám viết: “Chứng Ngũ trì ở trẻ em nguyên nhân phần nhiều do khí huyết của cha mẹ hư yếu, tiên thiên sút kém, đến nỗi sinh ra gân xương mềm yếu, đi lại khó khăn, răng mọc chậm, ngồi không vững… Chủ yếu đều do Thận khí không đầy đủ”, về phép điều trị đối với đi chậm, đứng chậm, răng mọc chậm lấy bổ Thận dưỡng huyết làm chủ yếu, nên dùng Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết). Tóc mọc chậm thì trước tiên phải bổ khí dưỡng huyết, cho uống bài Bổ trung ích khí thang (Tỳ Vị luận).

– Tiểu nhi đã qua nửa năm, thóp mụ vẫn lõm sâu quá lâu không kín, gọi là Thông hãm cũng Thận khí hư yếu, lâm sàng có đặc điểm chứng trạng thóp mụ lõm xuống rõ ràng thậm chí như hang hốc, sắc mặt vàng bủng không tươi, tinh thần mỏi mệt, hình thể gầy còm, đó là tiên thiên Thận khí bất túc, khí huyết Tỳ Vị đều hư không thể đầy đủ não tuỷ gây nên, Sách Bảo anh toát yếu nói: “Nghĩ như Thận chủ xương mạch thịnh khí chắc thì não tuỷ đủ mà thóp mụ kín nhanh, xương mạch thịnh thì răng mọc sớm. Thận khí khiếp thì não tuỷ mà thóp mụ không kín, đó là tinh huyết của cha mẹ bất túc; Điều trị nên đại bổ khí huyết, bồi nguyên bổ Thận, sử dụng bài Cố chân thang

– Lại như trẻ em thóp mụ lớn, khớp so không kín giống như tháo nút gọi là Giải lô, phần nhiều thuộc chứng Thận khí hư yếu, đặc điểm chứng trạng trong lâm sàng là trẻ em sinh ra không bao lâu, hộp sọ to dần các khớp mở rộng, đầu to mặt nhỏ, tròng mắt nhìn xuống, mắt không linh hoạt, tinh thần đần độn, sắc mặt trắng nhợt, hình thể gầy còm, trí khôn bạc nhược; Đây là do tiên thiên Thận khí bất túc. Bởi vì Thận sinh tủy, não là bể của tuỷ, Thận khí bất túc không thể làm đầy đủ cho não, đến nỗi tinh tuỷ sút kém, sách Âu ấu tập thành viết: “Chứng giải lô tức là khớp sọ mở rộng mà thóp mụ không kín, đây là huyết khí bất túc, tiên thiên Thận nguyên đại tổn thương. Thận chủ não tuỷ, Thận khuy thì não tuỷ bất túc, cho nên thóp mụ mới mở rộng”, điều trị nên bổ Thận ích tuỷ, ích khí dưỡng huyết, cho uống bài Nội phục bổ Thận địa hoàng hoàn (Chứng trị chuẩn thằng) bên ngoài dùng Phong thông tán (Chứng trị chuẩn thằng).

– Kê hung, Quy bối là tật bệnh do trẻ em sinh trưởng phát dục bị trở ngại, thuộc loại Thận khí hư yếu, chứng trạng lâm sàng có đặc điểm Kê hung thì vùng ngực dô ra phía trước, dị dạng đột xuất, gần giống như ức bụng con gà, Quy bối xương sống gồ ghề ra, chỉ có thể cứ xuống mà khó ưỡn ra phía sau. Hai chứng đều có thể trạng gầy còm, tinh thần uỷ mị, đoản hơi, cử động ỳ ạch; Chứng này phần nhiều do tinh tuỷ của mẹ cha bất túc, nguyên dương suy tổn, hậu thiên mất sự điều dưỡng, Tv Thận đều hư đếnương ngực mềm yếu biến thành dị dạng, phép trị nên bồi bổ Tỳ Thận, cho uống Bổ thiên đại tạo hoàn (Ngô Cầu phương).

Chứng trẻ em Thận khí hư nhược phần nhiều phát sinh ở trẻ em hài nhi, mặt khác còn tuỳ theo năm tháng mà tăng trưởng, chứng trạng ngày càng rõ ràng, trẻ em mắc bệnh này, phần lớn là khó chăn nuôi, cho dù hậu thiên có điều lý thích nghi, cuối cùng cũng khó mà lành mạnh. Chứng trạng thường gặp trong lâm sàng là tinh thần đần độn, kém trí khôn, hai mắt trực thị có lúc phát cơn co giật, điều trị nên “nhân nhân chễ nghi”.

Chứng trẻ em Thận khí hư nhược trong quá trình biến hoá và phát triển bệnh cơ mười phần phức tạp, bởi vì Thận là gốc của tiên thiên, là cội nguồn của sinh trưởng phát dục; Thận khí hư yếu, nguồn hoá sinh Thận tinh bất túc dẫn đến cơ năng Tạng Phủ ở toàn thân phát sinh bệnh biến. Như Thận chứa tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ ở trong xương, tư dưỡng các khớp, Thận khí hư yếu, không còn nguồn sinh hoá cho cốt tuỷ, làm cho chất xương ở trẻ em mềm yếu hoặc lưng gối không mạnh, chân mềm rũ không đi đứng được. Lại như Thận chủ xương, răng là bộ phận thừa của xương, vì thế răng cũng phải nhờ vào sự nuôi dưỡng của Thận tinh, Thận khí hư yếu thì thấy răng sinh trưởng chậm, đau răng, răng lung lay, thậm chí rụng. Thận hư thì não tuỷ bất túc, có thể xuất hiện các chứng kém trí khôn, tư duy đần độn. Tóc là ngoại hậu của Thận, Thận khí hư yếu thì lông tóc khô giòn dễ bị rụng; Thận khí hư yếu, hạ nguyên hư lạnh không thể chế ước được thủy đạo cho nên thấy tiểu tiện trong dài lượng nhiều hoặc đái dầm.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Thận dương hư ở trẻ em với chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em: Biểu hiện lâm sàng của hai chứng có khá nhiều chỗ giống nhau; Thận dương hư có thể là kết quả của Thận khí hư; Thận khí hư có thể là nguyên nhân của Thân dương hư; Thận dương hư bao gồm khí hư, Thận khí hư có thể phát triển thành Thận dương hư, vì thế về phương diện nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai chứng có quan hệ rất chặt chẽ. Chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em, nguyên nhân phát bệnh hoàn toàn không phải ở bản thân đứa trẻ mà là tại cha mẹ. Vì thể trạng cha mẹ hư yếu, tinh huyết không đầy đủ hoặc buông thả rượu chè ảnh hưởng đến thai, cho đến phú bẩm bạc nhược, khí huyết bất túc mà thành; Lâm sàng biểu hiện các chứng trạng trí khôn kém, tinh thần ngơ ngẩn, phát dục chậm, thóp mụ lõm thành hang khá lâu không kín thóp, khớp hộp sọ không kín, cho dù may mà sống được, cũng có khả năng phát triển thành Thận dương hư, lúc này chứng trạng làm sàng ngoài những biểu hiện như nói ở trên, còn có các chứng sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, chân tay lạnh, trí khôn kém, đêm bị đái dầm. Chứng Thận dương hư ở trẻ em còn có thể do ốm lâu thương dương gây nên, lâm sàng có chứng sắc mặt trắng nhợt, tinh thần uỷ mị, chân tay rã rời, xương cốt gầy còm, hơi thở nhỏ yếu, mũi miệng thở h i lạnh, lõm thóp mụ, chân tay quyết nghịch v.v… Dương hư không làm ấm cơ thể, các chứng do âm hàn phát sinh dần dần, có thể chẩn đoán phân biệt với chứng Thận khí hư.

– Chứng Tỳ Thận đều hư ở trẻ em với chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em: Thận là gốc của tiên thiên, là cơ sở của hậu thiên hình thể; Tỳ là gốc của hậu thiên, không ngừng vận hoá và hoá sinh tinh vi của thủy cốc và bổ xung tinh chứa ở Thận. Vì thế Tỳ với Thận có sự giúp đỡ lẫn nhau về sinh lý, xúc tiến lẫn nhau, về bệnh lý có ảnh hưởng lẫn nhau và nhân quả với nhau.

Hình thành chứng Tỳ Thận đều hư ở trẻ em, một phương diện là do Thận khí hư yếu, hoả của Mệnh môn bất túc, không khả năng làm ấm Tỳ dương, dẫn đến Tỳ Thận đều hư. Một phương diện khác do ăn uống không điều độ tổn thương Tỳ Vị, không khả năng vận hoá tinh vi của thủy cốc, lâu ngày cũng có thể liên lụy làm cho Thận khí hư yếu mà dẫn đến chứng Tỳ Thận đều hư, ngoài những biểu hiện tinh khí nguyên dương trong Thận không dồi dào, và do Thận hư làm cho Thiên trụ mềm yếu, còn có thể thấy các chứng do Tỳ hư như môi miệng mềm, cơ nhục chân tay mềm nhẽo, Lại như hậu thiên bú mớm không điều hoà, hoặc ốm lâu thương dương mà dẫn đến chứng Tỳ Thận đều hư, thì ngoài những chứng Tỳ hư như mặt vàng gầy còm, mệt mỏi hay nằm, ăn bú lười biếng, ra đồ ăn không tiêu, có lúc nôn mứa ỉa chảy.. ế còn có thêm các chứng Thận hư như lõm thóp mụ, chất xương mềm, lông tóc khô giòn dễ rụng, chân tay giá lạnh, đây là những chứng thấy ở chứng Thận khí hư nhược trí khôn kém, tinh thần chậm chạp, gân xương mềm yếu, phát dục chậm, thóp mụ lõm thành hang v.v… tự thấy những điểm khác nhau, làm căn cứ để phân biệt hai chứng.

– Chứng Can Thận đều hư ở trẻ em với chứng Thận khí hư yếu ở trẻ em: Can Thận đồng nguyên, trên sinh lý hai tạng này có thể tư dưỡng lẫn nhau, như Thận tinh có thể hoá sinh ra Can huyết, Can huyết cũng có thể lại sinh ra Thận tinh – Trên bệnh lý hai Tạng này lại có thể ảnh hưởng lẫn nhau, như Thận tinh khuy tổn có thể dẫn đến Can huyết bất túc, Can huyết bất túc cũng có thể dẫn đến Thận tinh khuy tổn. Vì vậy chứng Thận khí hư ở trẻ em thường có thể dẫn đến Can huyết bất túc, lâm sàng thường thấy xuất hiện cả chứng Can Thận đều hư như các chứng gân xương mềm yếu, chân và thân thể liệt mềm không đứng được, răng mọc chậm, thóp mụ không kín, chân tay co giật, hàm răng nghiến chặt, phân biệt được sự khác nhau với chứng Thận khí hư yếu.

Trích dẫn y văn

– Thể trạng trẻ em hư khiếp là do thai khí không tốt, thần khí bất tức, lộ nhiều tròng trắng mắt, thóp mụ sẽ hở (Thận hư – Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

– Thận là Túc Thiếu âm thủy vậy, Thận hư thì sợ ánh sáng, mắt lộ tròng trắng nhiều, khớp sọ mở, sắc trắng bệch, xương tuỷ không đầy, trẻ em sợ lạnh, phần nhiều thuộc chứng Ngũ nhuyễn (Ngũ tạng sở thuộc chi chứng – Âu ấu tập thành).

Triệu chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận