Toplexil sirop

Thuốc Tân dược
Thuốc Toplexil sirop
Thuốc Toplexil sirop

TOPLEXIL sirop

[AVENTIS PHARMA]

xirô: chai 90 ml

THÀNH PHẦN

cho 1 muỗng café
Oxomémazine 1,65 mg
Guaifénésine 33,3 mg

DƯỢC LỰC

  • Oxomémazine: kháng histamine H1thuộc nhóm phenothiazine, có tác dụng ức chế ho.
  • Guaifenesine: sát trùng đường hô hấp.

CHỈ ĐỊNH

Điều trị triệu chứng các trường hợp ho khan và ho do kích thích nơi người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, nhất là ho vào lúc chiều tối và ban đêm.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tuyệt đối:
– Dị ứng với các thành phần của thuốc và nhất là với kháng histamine.
– Có tiền sử mất bạch cầu hạt.
– Vài dạng bệnh tăng nhãn áp.
– Tiểu khó do bệnh tiền liệt tuyến hoặc do các bệnh khác.

Tương đối:
– Không dùng chung với sultopride.
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ hay trong thời kỳ cho con bú.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

  • Trường hợp ho có đàm cần phải để tự nhiên vì là yếu tố cơ bản bảo vệ phổi-phế quản.
  • Trước khi kê toa thuốc chống ho, cần tìm nguyên nhân gây ho để có điều trị đặc hiệu.
  • Nếu ho kháng với 1 loại thuốc ho dùng theo liều thông thường, không nên tăng liều mà cần khám lại tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

  • Vì thuốc có thể gây buồn ngủ nên người lái xe và vận hành máy móc cần chú ý.
  • Không dùng chung với các thức uống có rượu hay thuốc chứa cồn.
  • Không phơi nắng hay tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian điều trị.
  • Người bệnh tiểu đường hay kiêng đường cần chú ý lượng đường saccharose trong thuốc (3,7 g đường trong 5 ml và 7,3 g trong 10 ml).

LÚC CÓ THAI

Mặc dầu không có một tác dụng gây quái thai nào được ghi nhận ở thú vật cũng như ở người, tuy nhiên tính vô hại của Toplexil chưa được xác nhận trên phụ nữ mang thai.

LÚC NUÔI CON BÚ

Với hàm lượng chứa trong Toplexil, oxomemazine không được tìm thấy trong sữa mẹ.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Liên quan đến oxomémazine:

Không nên phối hợp:

  • Alcool: alcool làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamine H1, làm giảm sự tập trung do đó có thể gây nguy hiểm cho người lái xe cũng như đang vận hành máy móc. Tránh uống rượu cũng như các thuốc có chứa alcool.
  • Sultopride: nguy cơ phần lớn là rối loạn nhịp tâm thất, nhất là cơn loạn nhịp thất kịch phát. Một số phối hợp cũng cần nên lưu ý:
  • Thuốc hạ huyết áp: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp thế đứng (hiệp đồng tác dụng). Đối với guanéthidine, xem phía trên.
  • Atropine và các chất có tác động atropinic (thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, đa số các thuốc kháng histamine H1, thuốc chống liệt rung kháng cholinergic, các thuốc chống co thắt có tác động atropinic, disopyramide): phối hợp các tác dụng không mong muốn của nhóm atropine như gây bí tiểu, táo bón, khô miệ..
  • Các thuốc khác gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương (dẫn xuất của morphine có tác dụng giảm đau và chống ho, đa số các thuốc kháng histamine H1, barbiturate, benzodiazépine, các thuốc giải lo không thuộc họ benzodiazépine, clonidine và các thuốc cùng họ): tăng trầm cảm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với người lái xe và vận hành máy móc.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Thuốc có thể gây ra ở một số người vài tác dụng phụ khó chịu. Trong trường hợp đó ngưng thuốc ngay và đến tham vấn bác sĩ:

  • Buồn ngủ, ngầy ngật, nhất là lúc mới bắt đầu điều trị.
  • Rối loạn trí nhớ hay tập trung, chóng mặt.
  • Mất phối hợp chức năng vận động, run rẩy.
  • Lẫn, ảo giác.
  • Khô miệng, rối loạn thị giác, bí tiểu, táo bón, đánh trống ngực, giảm huyết áp động mạch.
  • Phản ứng dị ứng: sẩn đỏ, chàm, ban đỏ, mề đay, phù Quincke, sốc phản vệ, dị ứng da do nắng.
  • Suy giảm nặng bạch cầu trong máu.
  • Suy giảm bất thường tiểu cầu.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Người lớn và trẻ em trên 40 kg (hoặc 12 tuổi): ngày 4 lần, mỗi lần 10 ml. Trẻ em: liều lượng hàng ngày tùy trọng lượng cơ thể:

  • Trẻ em dưới 8 tuổi: theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trẻ từ 25 đến 30 kg: 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 10 ml.
  • Trẻ từ 30 đến 40 kg: 3 đến 4 lần/ngày, mỗi lần 10 ml. Nếu cần, liều dùng có thể lặp lại cách nhau ít nhất 4 giờ.

Việc điều trị chỉ nên ngắn ngày và chỉ giới hạn vào những lúc ho.

QUÁ LIỀU

Liên quan đến oxomémazine:

Dấu hiệu ở trẻ em: các dấu hiệu thường gặp nhất là hưng phấn với kích động, ảo giác, mất điều hòa, không phối hợp được động tác, múa vờn và co giật. Các dấu hiệu cuối chỉ xảy ra từng hồi ; run rẩy với động tác múa vờn có thể là các dấu hiệu tiền triệu. Đồng tử cố định và giãn ra, da mặt đỏ bừng và sốt cao là các dấu hiệu thường xảy ra khi ngộ độc atropine. Sau cùng có thể xảy ra hôn mê nặng với trụy tim mạch ; tử vong có thể xảy ra trong 2 đến 98 giờ.

Dấu hiệu ở người lớn: các triệu chứng xảy ra khác hơn: trầm cảm và hôn mê có thể xảy ra trước giai đoạn kích động và co giật. Hiếm khi xảy ra sốt và đỏ bừng ở mặt như ở trẻ em. Điều trị: điều trị triệu chứng, có thể trợ hô hấp hoặc hô hấp nhân tạo, dùng thuốc chống co giật.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận