Thuốc Tipranavir (Aptivus™) điều trị HIV

Thuốc Tân dược

Tipranavir (Aptivus™) – loại PI không peptid đầu tiên – được cấp phép tại châu Âu từ tháng 7 năm 2005 để điều trị cho các bệnh nhân đã từng điều trị ARV từ trước. Để tăng tính khả dụng, cần tăng cường bằng ritonavir 2 x 200 mg (McCallister 2004). Nên uống khi ăn no.

Nồng độ thuốc trong huyết tương cũng tăng lên khi dùng cùng thức ăn có nhiều chất béo.

Tipranavir tỏ ra có hiệu lực tốt với các virus kháng PI (Larder 2000). Để được cấp phép, 2 nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên pha III đã được tiến hành (RESIST-1 ở Mỹ và RESIST-2  ở châu Âu) trên 1,483 bệnh nhân đã được điều trị nhiều thuốc trước đó. Mỗi bệnh nhân đều được điều trị phác đồ nền tối ưu (optimized background therapy = OBT) cộng với tipranavir hoặc một PI để so sánh. Sau 48 và 96 tuần, tipranavir đã tỏ ra tốt hơn về cả miễn dịch lẫn  virus học so với các loại PI được so sánh (Hicks 2006, Gazzard 2006). Hiệu lực vẫn được duy trì ngay cả khi có tới 8 đột biến trên gen RT và dưới 3 đột biến PI chính (L33I/V/F, V82A/F/L/T, I84V, and L90M) (Hall 2003, Baxter 2006). Vì vậy tipranavir là một lựa chọn quan trọng trong phác đồ cứu cánh. Hiện thuốc chưa được cấp phép cho bệnh nhân chưa từng điều trị ARV.

Trong các nghiên cứu RESIST, tăng triglyceride rõ hơn ở nhóm điều trị tipranavir so với nhóm PI so sánh (tăng triglicerid độ 3-4/100 năm điều trị là 31% so với 23%), và tăng transaminase rõ cũng gặp ở một số ca (ALT độ 3-4 là 10% so với 3%). Tuy nhiên, tỷ lệ gặp các tác dụng phụ khiến phải ngừng thuốc là tương đương giữa cả 2 nhóm (Hicks 2006). Phải theo dõi rất cẩn thận lipid và transaminase ở các bệnh nhân điều trị tipranavir.

Tipranavir có một số tương tác quan trọng. Không thể phối hợp với etravirin (Schöller 2006). Nồng độ lopinavir, saquinavir, và amprenavir trong huyết tương bị hạ xuống rõ rệt nếu dùng cùng tipranavir (Curry 2004), bởi thế liệu pháp dùng hai PI với tipranavir hiện nay không được cân nhắc. Ngược lại, phối hợp với maraviroc hoặc raltegravir là có thể (Abel 2005, Wennig 2006).

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận