Thuốc Daphazyl chữa nhiễm trùng răng miệng

Thuốc Tân dược
Daphazyl là thuốc phối hợp giữa spiramycin, một kháng sinh thuộc họ macrolid, và metronidazol, một chất kháng khuẩn thuộc họ imidazol đặc hiệu cho các vi khuẩn kỵ khí. Thuốc có tác dụng đặc hiệu với các nhiễm trùng răng miệng

DAPHAZYL

XN DP TW5 – DANAPHA

Viên bao phim: vỉ 10 viên, hộp 2 vỉ và hộp 10 vỉ.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Spiramycin, tính theo dạng khan 750.000 IU
Metronidazol 125 mg
Tá dược: magnesium stearate, HPMC, màu erythrosine, PEG 6.000

DƯỢC LỰC

Daphazyl là thuốc phối hợp giữa spiramycin, một kháng sinh thuộc họ macrolid, và metronidazol, một chất kháng khuẩn thuộc họ imidazol đặc hiệu cho các vi khuẩn kỵ khí. Thuốc có tác dụng đặc hiệu với các nhiễm trùng răng miệng.

CHỈ ĐỊNH

Daphazyl được dùng trong các trường hợp :

  • Nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt là áp-xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm.
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng sau khi phẫu thuật.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn cảm với imidazol và/hoặc spiramicin.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

  • Trường hợp điều trị liều cao hoặc kéo dài cần theo dõi công thức bạch cầu đối với bệnh nhân có tiền sử rối loạn về máu.
  • Ngưng dùng thuốc trong trường hợp mất điều hòa, chóng mặt, lẫn tâm thần.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc đang nuôi con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

  • Không nên phối hợp với disulfiram (gây cơn hoang tưởng), rượu và các thức uống có rượu (hiệu ứng antabuse).
  • Điều chỉnh liều các thuốc chống đông máu khi cần thiết phải dùng chung với

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

  • Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau dạ dày.
  • Phản ứng quá mẫn: nổi ban, mề đay, ngứa.
  • Chóng mặt, mất điều hòa (hiếm gặp).

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Uống thuốc trong bữa ăn. Liều trung bình :

Người lớn: 4-6 viên/ngày, chia 2-3 lần. Trẻ em :

  • 5-10 tuổi: 2 viên/ngày, chia 2 lần.
  • 10-15 tuổi: 3 viên/ngày, chia 3 lần.

BẢO QUẢN

Để thuốc nơi khô mát, tránh ánh sáng.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận