Thuốc Danzen 5mg – Kháng viêm chống phù nề

Thuốc Tân dược
Thuốc Danzen 5mg
Thuốc Danzen 5mg
Thuốc có nguồn gốc enzyme, có tác động : chống phù nề và kháng viêm, phân hủy bradykinine và fibrine, tăng vận chuyển kháng sinh vào ổ nhiễm trùng, làm loãng đàm và tiêu mủ, máu tụ.

DANZEN

viên bao tan trong ruột: vỉ 10 viên, hộp 500 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Serrapeptase 5 mg
tương đương 10.000 đơn vị

DƯỢC LỰC

Thuốc có nguồn gốc enzyme, có tác động :

  • chống phù nề và kháng viêm
  • phân hủy bradykinine và fibrine,
  • tăng vận chuyển kháng sinh vào ổ nhiễm trùng,
  • làm loãng đàm và tiêu mủ, máu tụ.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Danzen qua được hàng rào ruột, vào tuần toàn máu bằng đường bạch huyết và gắn lên a-2- macroglobuline trong máu.

CHỈ ĐỊNH

Ngoại khoa :

Các triệu chứng viêm và phù nề sau phẫu thuật ;

Trĩ nội, trĩ ngoại và sa hậu môn ;

Chấn thương và sau phẫu thuật chỉnh hình.

Tai mũi họng :

Viêm xoang, polyp mũi, viêm tai giữa, viêm họng ;

Sau phẫu thuật chuyên khoa và phẫu thuật tạo hình.

Nội khoa :

Phối hợp kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng ;

Long đàm trong các bệnh phổi như viêm phế quản, hen phế quản,

Nha khoa :

Viêm nha chu, abcès ổ răng, viêm túi lợi răng khôn, sau khi nhổ răng ;

Sau phẫu thuật răng hàm mặt.

Chỉ định khác :

Nhãn khoa: xuất huyết mắt, đục dịch kính ;

Sản phụ khoa: căng tuyến vú, rách hoặc khâu tầng sinh môn ;

Tiết niệu: viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Cơ địa dễ bị dị ứng.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Ngưng điều trị nếu có phản ứng dị ứng.

Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có bất thường về đông máu, rối loạn trầm trọng chức năng thận hoặc đang điều trị với thuốc kháng đông.

Phối hợp với thuốc kháng sinh nếu có biểu hiện nhiễm trùng.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Biểu hiện dị ứng ngoài da, có thể gây nổi mề đay, phù Quincke.

Đôi khi gây vài xáo trộn tiêu hóa như biếng ăn, khó chịu và buồn nôn.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày 3 lần. Không nghiền nát hoặc bẻ viên thuốc khi uống. Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Liều dùng có thể tăng tùy theo chỉ định của Bác sĩ.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận