Spersallerg

Thuốc Tân dược
Thuốc Spersallerg
Thuốc Spersallerg

SPERSALLERG

NOVARTIS OPHTHALMICS

Thuốc nhỏ mắt: lọ nhỏ giọt 10 ml.

THÀNH PHẦN

cho 1 ml
Antazoline chlorhydrate 0,5 mg

 

Tetryzoline chlorhydrate 0,4 mg
(Methylhydroxypropylcellulose)
(Benzalkonium chlorure) (0,15 mg)

DƯỢC LỰC

Tetryzoline là chất giống giao cảm có họ hàng gần với naphazoline, gây co các tiểu động mạch kết mạc thông qua kích thích các thụ thể a-adrenergic, do đó thuyên giảm nhanh chóng các kích thích do phản ứng viêm và phù nề kết mạc. Tetryzoline có thể gây hạ nhãn áp nhẹ.

Hoạt chất kháng dị ứng có trong Spersallerg là Antazoline, có tác dụng ức chế cạnh tranh thụ thể H1 tại tế bào đáp ứng. Nó làm thuyên giảm các triệu chứng do hậu quả của phóng thích histamin vào mô như gia tăng tính thấm và dãn các mao mạch, co thắt cơ trơn, phù, ngứa, và chảy nước mắt.

Sự phối hợp các hoạt chất chính trong Spersallerg nhằm mục đích điều trị triệu chứng các tình trạng dị ứng của kết mạc, gây ra do phóng thích histamin.

Tiết nước mắt hơi giảm, trong khi kích thước đồng tử, điều tiết, và nhãn áp nói chung không thay đổi.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Chưa có thử nghiệm trên người cũng như trên động vật về dược động học của Spersallerg. Tetryzoline nhanh chóng có tác dụng và kéo dài từ 4-8 giờ. Giống như các chất giống giao cảm loại alpha khác, tetryzoline nhanh chóng được hấp thu qua các mạch máu.

Thành phần kháng histamin H1 (antazoline) thường đuợc hấp thu nhanh và tốt. Tuy nhiên, chưa có số liệu về mức độ hấp thu.

CHỈ ĐỊNH

Viêm kết mạc kích thích không do nhiễm trùng, các tình trạng viêm kết mạc dị ứng, hay fever, và viêm kết mạc mùa xuân.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với các thành phần có trong Spersallerg

Bệnh nhân glaucome góc đóng, hay có hội chứng khô mắt. Trẻ em dưới 2 tuổi.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Dùng thuốc cẩn thận ở trẻ em.

Cần chọn lựa thuốc khác hay biện pháp điều trị khác trong trường hợp dị ứng tái phát mạn tính. Thuốc này không dùng để điều trị lâu dài. Nếu cần điều trị lâu hơn 2-3 ngày, thuốc cần được  bác sĩ kê toa và theo dõi.

Cẩn thận trong trường hợp có viêm mũi khô. Do khả năng xảy ra hiệu quả giống giao cảm toàn thân, cẩn thận khi dùng thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân có bệnh tim nặng, cao huyết áp, cường giáp, hoặc u tủy thượng thận.

Có thể che lấp dấu hiệu nhiễm trùng mắt. Thông tin cho bệnh nhân mang kính tiếp xúc:

Nên tháo kính tiếp xúc ra trước khi nhỏ thuốc. Sau đó, đợi ít nhất 15 phút mới mang kính trở lại. Spersallerg có thể làm giảm tiết nước mắt tạm thời, gây giảm độ dung nạp của kính tiếp xúc.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Chưa có thử nghiệm đối chứng trên động vật, phụ nữ có thai và trẻ em nhỏ. Do đó, chỉ nên dùng thuốc cho đối tượng này khi lợi ích do thuốc mang lại cao gấp nhiều lần nguy cơ cho thai và cho trẻ. Chưa rõ antazoline hay tetryzoline có được tiết vào sữa mẹ hay không.

Thai kỳ loại C.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Các thuốc chứa tetryzoline không nên dùng cho bệnh nhân đang điều trị với thuốc ức chế MAO cho đến 10 ngày sau khi đã ngưng thuốc ức chế MAO (tăng huyết áp gây ra do dùng đồng thời thuốc ức chế MAO và thuốc chống trầm cảm 3 vòng).

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Thỉnh thoảng, cảm giác xót nhẹ thoáng qua ngay sau khi nhỏ thuốc. Trong một số hiếm trường hợp có thể thấy dãn đồng tử.

Sau khi ngưng điều trị, có thể xảy ra sung huyết phản ứng. Trong một số hiếm trường hợp, có thể xảy ra nhức đầu, ngầy ngật, và tim đập nhanh, đặc biệt ở trẻ em nhỏ, cũng như đổ mồ hôi, run, tăng huyết áp, triệu chứng kích động.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Nhỏ 1 giọt mỗi 3 giờ trong giai đoạn cấp tính, để điều trị duy trì, chỉ cần nhỏ 1 giọt x 2-3 lần/ngày là đủ. Đối với trẻ em, chỉ cần nhỏ 1-2 giọt/ngày.

QUÁ LIỀU

Quá liều không thể xảy ra nếu chỉ dùng thuốc để nhỏ mắt và nhỏ đúng liều. Uống nhầm lọ thuốc Spersallerg thường không gây hậu quả nghiêm trọng cho người lớn. Ngược lại, ở trẻ em có thể xảy ra buồn nôn, buồn ngủ, loạn nhịp tim/nhanh nhịp tim, và có thể sốc, đặc biệt ở trẻ em dưới 2 tuổi.

BẢO QUẢN

Đóng nắp lại ngay sau khi dùng. Không nên dùng 1 chai thuốc lâu hơn 1 tháng khi đã mở nắp. Các lọ thuốc chưa mở nắp có thể dùng được cho đến ngày hết hạn ghi trên hộp thuốc

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận