Rulid

Thuốc Tân dược
Thuốc Rulid
Thuốc Rulid

RULID

Viên nén pha hỗn dịch uống 50 mg: hộp 10 viên. Viên nén 150 mg: hộp 10 viên.

THÀNH PHẦN

Viên nén pha hỗn dịch uống:

cho 1 viên
Roxithromycine 50 mg

Viên nén 150 mg:

cho 1 viên
Roxithromycine 150 mg

DƯỢC LỰC

Roxithromycine là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ macrolide.

Phổ kháng khuẩn:

  • Các loại thường nhạy cảm (CMI <= 1 mg/l): Bordetella pertussis, Borrelia burgdorferi, Branhamella catarrhalis, Campylobacter coli, Campylobacter jejuni, Chlamydia trachomatis, psittaci và pneumoniae, Clostridium perfringens, Corynebacterium diphteriae, Enterococcus, Gardnerella vaginalis, Helicobacter pylori, Legionella pneumophila, Listeria monocytogenes, Meti-S Staphylococcus, Mobiluncus, Mycoplasma pneumoniae, Neisseria meningitidis, Pasteurella multocida, Peptostreptococcus, Porphyromonas, Propionibacterium acnes, Rhodococcus equi, Streptococcus pneumoniae.
  • Các loại nhạy cảm trung bình (1 mg/l <= CMI <= 4 mg/l): Haemophilus influenzae, Ureaplasma urealyticum.
  • Các loại đề kháng (CMI > 4 mg/l): Acinetobacter , Bacteroides fragilis, Enterobacteriaceae, Fusobacterium, Meti-R Staphylococcus (S. aureus và coagulase âm tính), Mycoplasma hominis, Nocardia, Pseudomonas spp.

CHỈ ĐỊNH

Nhiễm trùng do chủng được xác định là có nhạy cảm với kháng sinh, chủ yếu trong:
– Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm họng, viêm amidan, viêm xoang.
– Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phế quản kinh niên bội nhiễm, viêm phổi không điển hình.
– Nhiễm trùng da và mô mềm.
– Nhiễm trùng cơ quan sinh dục không do lậu cầu: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung-âm đạo.
– Nhiễm trùng răng miệng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với nhóm macrolide.

Không dùng chung với các alcaloide gây co mạch của nấm cựa gà (ergotamine và dihydroergotamine).

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

Khi dùng kháng sinh macrolide kết hợp với các alcaloid gây co mạch của nấm cựa gà, co mạch ở các đầu chi có thể dẫn đến hoại tử đã được ghi nhận. Trước khi kê toa Rulid phải chắc là bệnh nhân không đang dùng các alcaloid này.

Thận trọng lúc dùng:

Thận trọng trong trường hợp suy gan nặng: giảm nửa liều nếu cần phải dùng Rulid. Trường hợp suy thận, người già: không cần điều chỉnh liều.

Cảnh giác các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc về nguy cơ gây chóng mặt của thuốc.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Lúc thai:

Không có tác dụng sinh quái thai ở động vật.

Ở người, sự an toàn đối với thai nhi chưa được xác định.

Lúc nuôi con bú:

Bài tiết yếu qua sữa mẹ. Không dùng thuốc cho mẹ cho con bú hoặc ngưng cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chống chỉ định phối hợp: các alcaloides gây co mạch của nấm cựa gà (ergotamine, dihydroergotamine).

Không nên phối hợp: terfenadine, astemizole, cisapride, pimozide.

Thận trọng khi phối hợp: chất đối kháng vitamine K, disopyramide, digoxine và các glycosides khác.

Lưu ý khi phối hợp: midazolam, theophylline, ciclosporine A.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Biểu hiện tiêu hóa: buồn nôn, mửa, đau dạ dày, tiêu chảy. Dị ứng ngoài da: phát ban, mề đay, phù mạch.

Khi dùng liều cao, lượng transaminase tăng tạm thời, hiếm gặp ca gây viêm gan ứ mật.

Cảm giác chóng mặt, nhức đầu, dị cảm. Hiếm gặp trường hợp gây phản ứng quá mẫn nặng (phù Quincke, phản ứng dạng phản vệ).

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dùng thuốc trước các bữa ăn, chia làm 2 lần/ngày. Người lớn: 300 mg/ngày: 1 viên 150 mg sáng và tối. Trẻ em: 5-8 mg/kg/ngày. Chia làm 2 lần:

11 kg: 1/2 viên pha hỗn dịch 50 mg sáng và tố 12 – 23 kg: 1 viên pha hỗn dịch 50 mg sáng và tối.

24 – 40 kg: 2 viên pha hỗn dịch 50 mg sáng và tối. Ở trẻ em điều trị tối đa trong 10 ngày.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận