Rocephin

Thuốc Tân dược
Thuốc Rocephin
Thuốc Rocephin

ROCÉPHINE

HOFFMANN – LA ROCHE

Bột pha tiêm bắp 250 mg: lọ bột + ống dung môi 2 ml. Bột pha tiêm bắp 500 mg: lọ bột + ống dung môi 2 ml. Bột pha tiêm bắp 1 g: lọ bột + ống dung môi 3,5 ml.

Bột pha tiêm tĩnh mạch 250 mg: lọ bột + ống dung môi 5 ml. Bột pha tiêm tĩnh mạch 500 mg: lọ bột + ống dung môi 5 ml. Bột pha tiêm tĩnh mạch 1 g: lọ bột + ống dung môi 10 ml.

Bột pha tiêm truyền tĩnh mạch 2 g: lọ bột.

THÀNH PHẦN

cho 1 đơn vị tiêm bắp 250 mg
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone 250 mg
ống dung môi: Lidocaine chlorhydrate dung dịch 10% lượng vừa đủ 2 ml

 

cho 1 đơn vị tiêm bắp 500 mg
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone 500 mg
ống dung môi: Lidocaine chlorhydrate dung dịch 10% lượng vừa đủ 2 ml

 

cho 1 đơn vị tiêm bắp 1 g
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone 1 g
ống dung môi: Lidocaine chlorhydrate dung dịch 10% lượng vừa đủ 3,5 ml

 

cho 1 đơn vị tiêm tĩnh mạch 250 mg
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone 250 mg
ống dung môi: Nước cất pha tiêm 5 ml

 

cho 1 đơn vị tiêm tĩnh mạch 500 mg
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone 500 mg
ống dung môi: Nước cất pha tiêm 5 ml

 

cho 1 đơn vị tiêm tĩnh mạch 1 g
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone 1 g

 

cho 1 đơn vị tiêm truyền tĩnh mạch 2 g
Ceftriaxone muối disodique tính theo ceftriaxone 2 g

PHỔ KHÁNG KHUẨN

Ceftriaxone là một céphalosporine bán tổng hợp dạng tiêm, có phổ kháng khuẩn rất rộng, có tác dụng diệt khuẩn do ngăn cản sự tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn: ceftriaxone rất bền vững với beta lactamase, kể cả pénicillinase và céphalosporinase. Ceftriaxone có tác dụng trên hầu hết các vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

  • Loài vi khuẩn nhạy cảm cố định: Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Gonococcus, Meningococcus, Proteus mirabilis, Streptococus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Colibacillus, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilline, Salmonella, Shigella, Proteus indole dương tính, Citrobacter, Vibrio, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Peptococcus, Peptostreptococcus, Brucella.
  • Loài vi khuẩn không cố định: Staphylococcus epidermis, Bactoroides fragilis, Clostridium perfringens, Pseudomonas aeruginosa.
  • Loài đề kháng: Streptococcus faecalis, Acinetobacter, Staphylococcus aureus kháng methicilline, Listeria

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Đặc điểm của ceftriaxone là thời gian bán hủy dài khoảng 8 giờ ở người lành mạnh. AUC (diện tích dưới đường cong) sau khi tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp giống nhau. Điều này có nghĩa là độ khả dụng sinh học của ceftriaxone tiêm bắp là 100%. Khi tiêm tĩnh mạch ceftriaxone khuếch tán nhanh chóng vào dịch gian bào và tính diệt khuẩn tại nơi này kéo dài trong suốt 24 giờ.

  • Thải trừ:

Thời gian bán hủy ở người lớn lành mạnh khoảng 8 giờ. Ở trẻ sơ sinh dưới 8 ngày tuổi và người già trên 75 tuổi, thời gian bán hủy tăng gấp đôi.

Ở người lớn, khoảng 50-60% ceftriaxone được đào thải qua thận dưới dạng không chuyển hóa ; 40 – 50% còn lại đào thải qua mật và bị vi khuẩn đường ruột biến đổi thành dạng không tác dụng. Ở trẻ sơ sinh, 70% ceftriaxone được đào thải qua thận. Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thận hay gan, dược động học ceftriaxone chỉ bị ảnh hưởng rất ít và thời gian bán hủy tăng ít. Nếu suy giảm chức năng thận, việc đào thải qua mật tăng lên, ngược lại, nếu suy giảm chức năng gan, việc đào thải qua thận sẽ tăng lên.

  • Gắn kết với protéine:

Ceftriaxone được gắn kết thuận nghịch với albumine, sự gắn kết giảm khi nồng độ tăng.

Thí dụ:

Nồng độ thuốc trong huyết tương < 100 mg/l ; tỷ lệ gắn kết là 95%. Nồng độ thuốc trong huyết tương 300 mg/l ; tỷ lệ gắn kết là 85%.

Do lượng albumine thấp, tỷ lệ ceftriaxone tự do trong dịch gian bào cao hơn ở trong huyết tương.

Khuếch tán vào dịch não tủy: ceftriaxone khuếch tán tốt vào não đang bị viêm nhiễm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Độ khuếch tán vào dịch não tủy là 17% so với nồng độ trong huyết tương và như vậy cao gấp 4 lần ở não không nhiễm trùng. Nồng độ Rocéphine trong DNT sau 24 giờ > 1,4 mg/l khi tiêm tĩnh mạch với liều 50-100 mg/kg. Nồng độ Rocéphine trong DNT sau khi dùng liều 50 mg/kg thể trọng, sẽ cao hơn rất nhiều lần MIC của hầu hết vi khuẩn gây viêm màng não  trong vòng 2 đến 24 giờ.

CHỈ ĐỊNH

1/ Điều trị nội trú:

Các nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Rocéphine. Thí dụ: nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật và đường tiêu hóa), nhiễm trùng xương, khớp, da và mô mềm, nhiễm trùng vết thương.

Dự phòng nhiễm trùng trước, trong và sau mổ. Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng thận và đường tiểu.

Nhiễm trùng hô hấp, nhất là viêm phổi và nhiễm trùng tai, mũi, họng. Nhiễm trùng đường sinh dục, kể cả bệnh lậu.

2/ Điều trị ngoại trú:

Tiếp tục điều trị sau khi xuất viện.

Các thể nặng nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc biệt ở người có nguy cơ (lớn tuổi, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch, hút thuốc, suy hô hấp…), đáng chú ý là:

Bệnh phổi do vi khuẩn Pneumococcus, thường dự đoán là trực khuẩn Gram âm. Cơn bộc phát của viêm phế quản mãn, thường do bội nhiễm.

Nhiễm trùng đường tiểu nặng và/hoặc do các chủng kháng thuốc. Viêm đài bể thận cấp.

Nhiễm trùng đường tiểu dưới, kèm hội chứng nhiễm khuẩn. Cơn bộc phát của viêm tuyến tiền liệt mạn tính.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với céphalosporine.

Không dùng dạng tiêm bắp có chứa lidocaine cho người mẫn cảm với lidocaine và trẻ dưới 30 tháng tuổi.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Như đối với các céphalosporine khác, không loại trừ khả năng sốc phản vệ ngay cả khi đã rõ tiền sử bệnh nhân. Cần chuẩn bị sẵn biện pháp chống sốc như  pinephrine tiêm tĩnh mạch (hoặc adrénaline) và theo sau là glucocorticoide. Rất hiếm trường hợp, siêu âm túi mật thấy bóng mờ làm liên tưởng đến bùn mật. Hiện tượng này sẽ biến mất khi ngưng thuốc hoặc khi hết đợt điều trị với Rocéphine ; không cần phẫu thuật kể cả khi có kèm triệu chứng đau.

Các nghiên cứu in vitro cho thấy, ceftriaxone cũng như các c phalosporine khác có thể chiếm chỗ bilirubine của albumine huyết tương. Nên thận trọng khi dùng Rocéphine cho trẻ sơ sinh có bilirubine huyết cao, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Nên theo dõi công thức máu.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Roc phine được dung nạp tốt.

Các tác dụng ngoại ý thường thoáng qua hay chấm dứt khi ngưng thuốc.

Biểu hiện đường tiêu hóa (khoảng 2%): tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc (rất hiếm). Biểu hiện ở máu (khoảng 2%): tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Biểu hiện ở da (khoảng 1%): nổi mề đay, phát ban dạng sởi, ngứa, nổi ban.

Các tác dụng không mong muốn khác rất hiếm: nhức đầu, khó chịu, tăng transaminase, tăng créatinine huyết, urê huyết…

Viêm tĩnh mạch tại chỗ có thể xảy ra sau khi tiêm. Nên tiêm chậm: 2 – 4 phút.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Giảm hoạt tính của diazépam, của furosemide.

Tăng nhẹ tác dụng suy giảm miễn dịch do các thuốc cyclophosphamide và dexamethasone nếu phối hợp hai chất này với ceftriaxone.

Rocephine không được pha trộn với các dung dịch chứa calcium.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Cách dùng:

Rocéphine có thể tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch ngắn hạn, tiêm bắp và cũng có thể tiêm dưới da.

Tiêm tĩnh mạch: hòa tan Rocéphine vào dung dịch pha, tiêm chậm 2-4 phút thẳng vào tĩnh mạch hay qua đường truyền dịch. Độ pha loãng tối thiểu: 1 g cho 10 ml.

Truyền tĩnh mạch: hoà tan 2 g Rocéphine trong 40 ml một trong các dung dịch sau: chlorure natri 0,9%, glucose 5% hay 10%, chlorure natri 0,45% + glucose 0,25%, levulose 5%, dextran 6%. Thời gian truyền 5-15 phút.

Tiêm bắp:

Hoà tan Rocéphine với dung dịch có 1% lidocaine, tiêm sâu. Không nên tiêm quá 1 g vào cùng một bên.

Dung dịch đã pha bền vững trong 6 giờ ở nhiệt độ phòng và trong 24 giờ ở 5oC.

Điều trị nội trú:

Người lớn: 1 đến 2 g, tiêm một lần duy nhất mỗi ngày.

Trẻ em: trung bình 50 mg/kg/ngày, tiêm 1 lần. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi, liều khuyến cáo là 50 mg/kg/24 giờ, trong tất cả các chỉ định.
  • Ở trẻ nhũ nhi, liều trung bình là 50 mg/kg/24 giờ, tiêm một lần.

Trong viêm màng não: tiêm 1 lần liều 50-100 mg/kg/ngày, liều 100 mg thường để điều trị tấn công. Tuy nhiên, ở trẻ nhũ nhi, 3-12 tháng tuổi, do thời gian bán hủy ngắn hơn, có thể tiêm mỗi 12 giờ 1 lần.

Trong suy thận: không cần giảm liều hay chia liều. Trong trường hợp vừa suy thận và suy gan, nên kiểm soát nồng độ thuốc trong máu để điều chỉnh liều tiêm thích hợp.

Trong thẩm tích máu: Rocéphine ít bị thẩm phân. Liều 2 g sau mỗi đợt thẩm tích đủ hiệu quả đến lần sau.

Trong lậu cấp: dùng liều duy nhất 250 mg tiêm bắp.

Trong dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật: trong các phẫu thuật có bội nhiễm hoặc nguy cơ bội nhiễm cao, tùy thuộc vào mức độ nguy cơ tiêm 1 liều duy nhất 1-2 g Rocephine, trước khi mổ 30 – 90 phút.

Điều trị ngoại trú:

Người lớn: 1 g mỗi ngày, tiêm 1 lần.

Trẻ em: 50 mg/kg/24 giờ, tiêm 1 lần. Không nên quá 1 g mỗi ngày.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận