Otrivin

Thuốc Tân dược
Thuốc Otrivin
Thuốc Otrivin

OTRIVIN

NOVARTIS

thuốc nhỏ mũi 0,05%: lọ 10 ml. khí dung bơm mũi 0,1%: lọ 10 ml.

THÀNH PHẦN

cho 100 ml thuốc nhỏ mũi
Xylometazoline hydrochloride 50 mg
cho 100 ml khí dung bơm mũi
Xylometazoline hydrochloride 100 mg

DƯỢC LỰC

Xylometazoline thuộc nhóm các arylalkyl imidazoline.

Otrivine khi được sử dụng trong mũi có tác dụng gây co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi và hầu họng.

Otrivin gây tác dụng nhanh trong vòng vài phút và duy trì trong nhiều giờ. Otrivin được dung nạp tốt, ngay cả khi các niêm mạc dễ nhạy cảm, thuốc vẫn không gây cản trở chức năng của biểu mô của tiêm mao.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Sau khi bơm hoặc nhỏ vào mũi, nồng độ của hoạt chất trong huyết tương rất thấp không thể kiểm tra được bằng các phương pháp phân tích thông thường hiện nay.

CHỈ ĐỊNH

  • Sổ mũi, nghẹt mũi trong cảm lạnh, cúm và do các nguyên nhân khác.
  • Trợ giúp tải các dịch tiết khi bị tổn thương vùng xoang.
  • Hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng trong viêm tai giữa.
  • Tạo điều kiện nội soi mũi dễ dàng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Như các thuốc gây co mạch khác, không nên dùng Otrivin trong các trường hợp sau:

  • Cắt tuyến yên qua đường xương bướm (hay sau các phẫu thuật bộc lộ màng cứng qua đường miệng hoặc mũi).
  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Như với tất cả các thuốc cùng nhóm trị liệu, Otrivin phải được sử dụng thận trọng trong trường hợp có phản ứng giao cảm quá mức, thể hiện qua việc mất ngủ, chóng mặt…

Như với các thuốc gây co mạch tại chỗ, việc điều trị liên tiếp và kéo dài bằng Otrivin, như trong bệnh viêm mũi mãn tính, là không nên.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Sử dụng thận trọng cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ cho con bú chỉ dùng Otrivin khi có chỉ định của bác sĩ.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Các tác dụng phụ sau đây có thể được ghi nhận trong một vài trường hợp: cảm giác nóng rát ở mũi và cổ họng, gây kích ứng tại chỗ, buồn nôn, nhức đầu, khô niêm mạc mũi.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Thuốc nhỏ mũi 0,05%:

Dùng cho trẻ nhũ nhi và trẻ em dưới 6 tuổi: thường nhỏ 1 đến 2 giọt vào mỗi bên mũi, 1 đến 2 lần/ngày ; không nên nhỏ quá 3 lần/ngày.

Khí dung 0,1%:

Dùng cho người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: mỗi lần xịt 1 liều vào trong mỗi bên mũi, thường khoảng 4 lần/ngày là đủ.

– Cách sử dụng bình xịt khí dung: Bình khí dung ở vị trí thẳng đứng, nắp ở phía trên. Lắc lọ thuốc vài lần. Cho ống tra mũi vào mũi và bấm nhanh và mạnh vào nút bấm ở phía trên của bình khí dung ; rút ống tra mũi ra trước khi thả tay bấm. Hít nhẹ qua mũi trong lúc bơm thuốc sẽ giúp thuốc được phân tán tối ưu. Đậy nút bảo vệ lại sau mỗi lần dùng.

QUÁ LIỀU

Không có hiện tượng quá liều nào được ghi nhận đối với người lớn.

Trong một vài trường hợp bị ngộ độc ở trẻ em do vô ý, một số triệu chứng sau đây được ghi nhận: mạch đập nhanh và không đều, tăng huyết áp và một vài rối loạn nhận thức. Nếu có thể, điều trị triệu chứng dưới sự theo dõi y khoa.

BẢO QUẢN

Tránh nóng (để thuốc ở nhiệt độ dưới 30oC)

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận