Klacid

Thuốc Tân dược
Thuốc-Klacid
Thuốc-Klacid

KLACID

Viên nén bao phim 250 mg: vỉ 14 viên, hộp 1 vỉ; vỉ 10 viên, hộp 1 vỉ. Viên nén bao phim 500 mg: vỉ 14 viên, hộp 1 vỉ.

Nhũ tương uống 125 mg/5 ml: chai 30 ml, chai 60 ml.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Clarithromycin 250 mg
cho 1 viên
Clarithromycin 500 mg
cho 5 ml
Clarithromycin
125 mg

DƯỢC LỰC

Clarithromycin là một chất bán tổng hợp của erythromycin A. Nó thúc đẩy tác động chống vi khuẩn bằng cách kết hợp với tiểu đơn vị ribosome 50s của những vi khuẩn nhạy cảm và ức chế tổng hợp protein. Nó có hiệu lực cao chống lại những vi sinh vật gram dương và gram âm, ái khí và kỵ khí. Nồng độ ức chế tối thiểu (MICs) của clarithromycin so với MICs của erythromycin nói chung thấp hơn hai lần, chất chuyển hóa 14-hydroxy của clarithromycin cũng có hoạt tính kháng khuẩn. MICs của chất chuyển hóa này bằng hoặc hai lần cao hơn MICs của hợp chất nguyên thủy, ngoại trừ H. influenzae trong đó chất chuyển hóa 14-hydroxy có hoạt tính gấp hai lần hợp chất nguyên thủy.

Trên thực nghiệm, Klacid thường có hoạt tính chống lại những vi khuẩn sau:

Những vi khuẩn gram dương:

Staphylococcus aureus (nhạy methicillin); Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn tiêu huyết beta nhóm A); liên cầu tiêu huyết a (nhóm viridans); Streptococcus (Dipplococcus) pneumoniae; Streptococcus agalactiae; Listeria monocytogenes.

Những vi khuẩn gram âm:

Haemophillus influenzae; Haemophillus parainfluenzae; Moraxella (Branhamella) catarrhalis; Neisseria gonorrheae; Legionella pneumophila; Bordetella pertussis; Helicobacter pylori; Campylobacter jejuni.

Mycoplasma: Mycoplasma pneumoniae; Ureaplasma urealyticum.

Những vi sinh vật khác: Chlamydia trachomatis; Mycobacterium avium; Mycobacterium leprae; Mycobacterium kansasii; Mycobacterium chelonae; Mycobacterium fortuitum; Mycobacterium intracellulare.

Những vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides fragilis nhạy macrolide; Clostridium perfringens; Peptococcus species; Propionibacterium acnes.

Clarithromycin cũng có hoạt tính diệt khuẩn chống lại nhiều giống vi khuẩn. Những vi khuẩn này gồm Haemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus agalactiae, Moraxella (Branhamella) catarrhalis, Neisseria gonorrheae, Helicobacter pylori và Campylobacter spp.

Hoạt tính của clarithromycin chống Helicobacter pylori trong môi trường trung tính mạnh hơn trong môi trường axit.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Clarithromycin được hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa sau khi uống. Chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học 14-hydroxyclarithromycin được hình thành từ chuyển hóa đầu tiên. Klacid có thể được cho mà không cần quan tâm đến các bữa ăn vì thức ăn không ảnh hưởng đến độ khả dụng sinh học của Klacid. Thức ăn làm hơi chậm hấp thu clarithromycin và hình thành chất chuyển hóa 14-hydroxy.

Dược động học của clarithromycin không đều; tuy nhiên, trạng thái ổn định đạt được trong vòng 2 ngày. Với liều 250 mg hai lần trong ngày, 20% thuốc bài tiết qua nước tiểu ở dạng không đổi. Với liều 500 mg hai lần trong ngày, liều lượng bài tiết qua nước tiểu mỗi ngày lớn hơn (khoảng 36%). 14-hydroxy clarithromycin là chất chuyển hóa chủ yếu qua nước tiểu và chiếm 10-15% liều. Hầu hết liều còn lại được thải trừ trong phân. Khi clarithromycin được cho 3 lần mỗi ngày, nồng độ clarithromycin trong huyết tương tăng hơn đối với liều 500 mg hai lần mỗi ngày.

Klacid cung cấp nồng độ trong mô nhiều lần cao hơn nồng độ thuốc lưu hành trong máu. Nồng độ cao được ghi nhận trong mô phổi và hạch hạnh nhân. Ở liều điều trị, 80% clarithromycin kết hợp với protein.

Klacid cũng thâm nhập qua lớp nhầy của dạ dày. Nồng độ clarithromycin trong lớp nhầy dạ dày và trong mô dạ dày khi sử dụng clarithromycin đồng thời với omeprazole cao hơn khi sử dụng clarithromycin đơn thuần.

CHỈ ĐỊNH

Klacid được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng do một hoặc nhiều vi khuẩn nhạy cảm. Những chỉ định gồm:

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới ví dụ viêm phế quản cấp tính và mãn tính, và viêm phổi. Nhiễm trùng đường hô hấp trên ví dụ viêm xoang và viêm họng.

Klacid thích hợp để điều trị khởi đầu những nhiễm trùng hô hấp mắc phải trong cộng đồng và đã được chứng minh là có hoạt tính trên thực nghiệm chống lại những tác nhân sinh bệnh thông thường và những tác nhân gây viêm phổi không điển hình như đã được liệt kê trong phân loại vi sinh học.

Với sự hiện diện của chất ức chế axit do omeprazole, Klacid cũng được chỉ định trong điều trị tiệt trừ H. pylori ở những bệnh nhân loét tá tràng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Clarithromycin chống chỉ định trên những bệnh nhân có tiền sử tăng mẫn cảm với những kháng sinh thuộc nhóm macrolide.

Không nên cho clarithromycin kèm với những dẫn chất của ergot.

Chống chỉ định sử dụng clarithromycin với bất kỳ thuốc nào sau đây: cisaprid, pimozide và terfenadine. Nồng độ cisapid, pimozide và terfenadine tăng đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng đồng thời cả hai loại những thuốc này và clarithromycin. Điều này có thể gây kéo dài thời gian QT và những rối loạn nhịp kể cả nhịp nhanh thất, rung thất và xoắn đỉnh. Những tác dụng tương tự được ghi nhận khi cho đồng thời astemizole và những macrolide khác.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Clarithromycin được bài tiết chủ yếu qua gan và thận. Nên thận trọng khi sử dụng kháng sinh này trên những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận.

Việc sử dụng clarithromycin kéo dài và lập lại có thể gây nên sự phát triển nấm hoặc vi khuẩn không còn nhạy với thuốc. Nếu xảy ra bội nhiễm, nên ngưng clarithromycin và tiến hành trị liệu thích hợp.

Trên một số ít người, vi khuẩn H. pylori có thể trở nên đề kháng clarithromycin.

Giống như những kháng sinh macrolide khác, việc sử dụng clarithromycin ở những bệnh nhân uống đồng thời với những thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống sắc tố tế bào P450 có thể làm tăng nồng độ những thuốc đó trong huyết thanh.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Tính an toàn của clarithromycin trong lúc mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ chưa được xác minh. Vì vậy không nên sử dụng Klacid trong lúc mang thai hoặc cho con bú trừ khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ. Một vài công trình nghiên cứu trên súc vật gợi ý tác dụng độc tính trên phôi nhưng chỉ ở những liều có độc tính rõ ràng đối với người mẹ. Không tìm thấy clarithromycin trong sữa của những súc vật đang cho con bú và trong sữa mẹ.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Clarithromycin được chứng minh không có tác dụng tương hỗ với những thuốc ngừa thai uống. Giống như những kháng sinh macrolide khác, việc sử dụng clarithromycin đồng thời với uống những thuốc được hóa bởi hệ thống cytochrome P450 (thí dụ warfarin, những alkaloid của ergot, triazolam, lovastatin, disopyramide, phenytoin và cyclosporin) có thể làm tăng nồng độ những thuốc đó trong huyết thanh. Sử dụng clarithromycin cho những bệnh nhân đang dùng theophylline làm tăng nồng độ theophylline trong huyết thanh và độc tính tiềm tàng của theophylline.

Việc sử dụng clarithromycin trên những bệnh nhân đang dùng warfarin có thể làm tăng hiệu lực những tác dụng của warfarin. Nên thường xuyên theo dõi thời gian prothrombin ở những bệnh nhân này.

Hiệu quả của digoxin có thể tăng khi dùng đồng thời với Klacid. Nên theo dõi nồng độ digoxin trong huyết thanh.

Clarithromycin có thể làm tăng hiệu lực của carbamazepine do làm giảm tốc độ bài tiết. Những macrolide được ghi nhận là làm thay đổi chuyển hóa của terfenadine, gây tăng nồng độ của terfenadine. Tình trạng này đi kèm với rối loạn nhịp tim và do đó nên tránh chỉ định clarithromycin cho những bệnh nhân đang dùng terfenadine và bất kỳ những kháng histamin không gây ngủ có liên quan như astemizole.

Việc sử dụng đồng thời clarithromycin với zidovudine cho những bệnh nhân người lớn bị nhiễm HIV có thể làm giảm nồng độ zidovudine ở trạng thái bền. Phần lớn có thể tránh tình trạng này bằng cách bố trí những liều Klacid và zidovudine chéo nhau khoảng 1-2 giờ. Không ghi nhận phản ứng giống như vậy ở trẻ em.

Mặc dù nồng độ trong huyết tương của clarithromycin và omeprazole có thể tăng khi cho cùng một lúc, nhưng không cần phải chỉnh liều lượng. Nồng độ clarithromycin trong huyết tương tăng có thể cũng xảy ra khi được sử dụng đồng thời với Maalox hoặc ranitidine. Không cần phải điều chỉnh liều lượng.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Nhìn chung clarithromycin được dung nạp tốt. Những tác dụng phụ được báo cáo gồm buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, nôn và đau bụng. Viêm miệng, viêm thanh môn và nổi hạt ở miệng đã được báo cáo. Những tác dụng phụ khác gồm nhức đầu, những phản ứng dị ứng từ mề đay và phát ban nhẹ ở da cho đến phản vệ và hiếm hơn là hội chứng Stevens-Johnson. Rối loạn vị giác có thể xảy ra. Mất màu ở lưỡi có hồi phục gặp trong những thử nghiệm lâm sàng khi cho clarithromycin và omeprazole kèm nhau. Có những báo cáo về những tác dụng phụ thoáng qua trên hệ thần kinh trung ương gồm lo lắng, chóng mặt, mất ngủ, ảo giác, loạn tâm thần, ác mộng và lú lẫn, tuy nhiên chưa xác định được mối tương quan nhân quả. Có những báo cáo về mất khả năng nghe khi dùng clarithromycin thường hồi phục khi ngưng thuốc. Viêm đại tràng giả mạc được ghi nhận hiếm gặp khi dùng clarithromycin và có thể từ nhẹ đến đe dọa sinh mạng.

Giống như những macrolid khác, rối loạn chức năng gan đã được ghi nhận (thường có thể hồi phục) gồm những thử nghiệm chức năng gan bị thay đổi, viêm gan và mật có hoặc không có vàng da đi kèm. Rối loạn chức năng có thể trầm trọng và suy gan gây tử vong được ghi nhận rất hiếm.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm:

Người lớn: Liều thường dùng là 250 mg mỗi ngày 2 lần trong 7 ngày mặc dùng trong những trường hợp nhiễm trùng nặng có thể tăng đến 500 mg mỗi ngày 2 lần và kéo dài đến 14 ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng như người lớn.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Sử dụng Klacid dạng nhũ tương dành cho bệnh nhi:

Liều hàng ngày đối với trẻ em là 7,5 mg/kg, mỗi ngày uống 2 lần cho tới liều tối đa 500 mg. Thời gian điều trị thường là 7-10 ngày tùy theo chủng gây bệnh và bệnh nặng hay nhẹ. Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn phải ít nhất 10 ngày. Huyền dịch đã chuẩn bị có thể dùng kèm hoặc không kèm với bữa ăn, và uống cùng với sữa.

Bảng sau đây là hướng dẫn gợi ý cách định liều dùng:

Hướng dẫn liều dùng cho bệnh nhi (dựa trên trọng

lượng cơ thể)

Trọng lượng Liều dùng chuẩn 5 ml (muỗng cà phê), dùng ngày 2 lần
kg lbs 125 mg/5 ml
8-11 18-25 0,5
12-19 26-43 1
20-29 44-64 1,5
30-40 65-88 2

* Trẻ em < 8 kg hoặc < 18 lb cần tính liều theo kg hay lb (khoảng 7,5 mg/kg, ngày 2 lần hoặc 3,4 mg/lb ngày 1 lần).

Diệt trừ H. pylori ở những bệnh nhân loét tá tràng:

Người lớn: liều clarithromycin thường dùng là 500 mg mỗi ngày 2 lần trong 7 ngày. Klacid nên được sử dụng kèm với omeprazole 40 mg uống 2 lần mỗi ngày. Một công trình nghiên cứu quan trọng được thực hiện với omeprazole 40 mg một lần mỗi ngày trong 28 ngày. Những nghiên cứu hỗ trợ được thực hiện với omeprazole 40 mg một lần mỗi ngày trong 14 ngày.

Người già: sử dụng như người lớn.

Suy thận: Thường không cần điều chỉnh liều trừ khi bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút). Nếu cần chỉnh liều nên giảm một nửa tổng liều mỗi nàgy, thí dụ 250 mg mỗi ngày một lần hoặc 250 mg mỗi ngày 2 lần trong trường hợp nặng.

Klacid có thể cho mà không cần quan tâm đến các bữa ăn vì thức ăn không ảnh hưởng đến độ khả dụng sinh học.

QUÁ LIỀU

Những báo cáo cho thấy việc tiêu hóa lượng lớn clarithromycin có thể gây ra những triệu chứng về tiêu hóa. Một bệnh nhân có tiền sử rối loạn lưỡng cực đã tiêu hóa 8 g clarithromycin và cho thấy tình trạng tâm thần bị thay đổi, thái độ hoang tưởng, kali máu giảm và oxy máu giảm. Nên điều trị những phản ứng dị ứng đi kèm quá liều bằng cách rửa dạ dày và điều trị nâng đỡ. Giống như những macrolide khác, nồng độ clarithromycin trong huyết thanh không bị ảnh hưởng bởi lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc.

BẢO QUẢN

Giữ thuốc ở nhiệt độ phòng (15-30oC) trong những hộp đóng kín. Bảo vệ tránh ánh sáng.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận