Furosemid

Thuốc Tân dược
Thuốc Furosemide
Thuốc Furosemide

FUROSEMID

SANOFI SYNTHELABO VIETNAM

Dung dịch tiêm 20 mg/2 ml: ống 2 ml, hộp 25 ống.

THÀNH PHẦN

cho 1 ống
Furosémide 20 mg

CHỈ ĐỊNH

Phù do nguồn gốc tim, gan hay thận ; phù phổi ; phù não ; nhiễm độc thai ; cao huyết áp nhẹ hay trung bình (trong trường hợp cao nhẹ, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc cao huyết áp khác).

Liều cao dùng để điều trị suy thận cấp hay mãn, thiểu niệu, ngộ độc barbiturate.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mất điện giải, tiền hôn mê, hôn mê gan, suy thận do ngộ độc các độc tố từ gan, thận. Tăng nhạy cảm với furosémide hoặc các sulfamide khác.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Khi dùng liều cao và kéo dài, cần kiểm soát điện giải đồ, bù thêm thực phẩm giàu kali (trái cây, rau) hay bù kali. Huyết áp và cung lượng tim của bệnh nhân trụy mạch phải trở về bình thường trước khi điều trị.

Furosémide phải được dùng thận trọng trong bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến vì nó có thể gây tắt nghẽn đường niệu cấp.

Khi điều trị lâu dài ở những bệnh nhân tiểu đường, cần theo dõi đường huyết và tăng liều insuline nếu cần.

Thận trọng trong những bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa acide urique.

Trong một vài trường hợp cao huyết áp ác tính, có thể phối hợp với mất Natri, dùng lợi tiểu khi đó sẽ có hại.

Trong xơ gan cổ chướng, làm thay đổi quá nhanh cân bằng nước điện giải có thể đưa đến hôn mê gan.

Rượu, barbiturate và diazépam có thể làm tăng tác dụng hạ áp tư thế của furosémide. Khi khởi đầu điều trị, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.

Khi tiêm truyền, không được pha furosémide với các loại thuốc khác.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Ở 6 tháng đầu thai kỳ, chỉ sử dụng khi thấy có lợi ích rõ rệt. Furosémide ức chế sự tiết sữa và hiện diện trong sữa.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Không nên dùng chung với lithium, céphalosporine, aminoglycoside. Dùng thận trọng với các thuốc hạ áp, thuốc tiểu đường uống, corticoide, digitalis.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, rối loạn thị giác, ù tai, điếc thoáng qua, vọp bẻ, dị cảm, hạ huyết áp tư thế đứng, viêm tụy cấp, tổn thương gan, tăng nhạy cảm với ánh sáng. Tiểu quá nhiều sẽ đưa đến choáng váng, mệt mỏi, yếu cơ, khát nước và tăng số lần đi tiểu. Hiếm gặp dị ứng da, ức chế tủy xương (thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu). Rối loạn nước điện giải.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều dùng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và đáp ứng khi điều trị.

  • Người lớn: 1-2 ống (20-40 mg)/ngày, tiêm bắp hay tiêm mạch chậm. Khi cần có thể lặp lại sau mỗi 2 giờ.
  • Suy thận: Liều khởi đầu 240 mg, ngày 2 ống, pha loãng trong 250 ml nước muối sinh lý hay dung dịch Ringer truyền tĩnh mạch trong 1 giờ (tốc độ 80 giọt/phút). Nếu không hiệu quả, thì sau 1 giờ, có thể truyền tiếp 500 Nếu vẫn không hiệu quả, thì sau 1 giờ, có thể truyền tiếp 1000 mg trong 4 giờ. Nếu với liều tối đa 1000 mg, mà vẫn không hiệu quả, bệnh nhân cần phải được lọc thận nhân tạo. Liều hiệu quả có thể được lặp lại mỗi 24 giờ hoặc chuyển sang dùng đường uống.
  • Trẻ em: 0,5-1 mg/kg/ngày.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận