Thuốc tương tự hormon chống bài niệu

Tác dụng thuốc

Hormon chống bài niệu do thuỳ sau tuyến yên bài tiết là vasopressin, có tác dụng chống bài niệu, tác dụng làm tăng trương lực tử cung (rất yếu); tác dụng co mạch (rất mạnh) và có thể gây các cơn huyết áp cao hay đau thắt ngực ở người bị cao huyết áp. Hormon cùng có tác dụng làm tăng nhu động ruột.

Desmopressin

Minirin ® (Ferring)

Tên khác: DDAVP

Tính chất: chất tổng hợp tương tự hormon chống bài niệu tự nhiên (vasopressin), có tác dụng kéo dài (8-12 giờ), cũng có tác dụng cầm máu (giảm thời gian máu chảy, tăng yếu tố VIII và yếu tố Willebrand).

Chỉ dịnh và liều lượng

Đái tháo nhạt có nguyên nhân trung ương: bơm thuốc vào mũi. Người lớn: 10-12 pg/lần, 1-2 lần/ngày. Trẻ em: một nửa liều trên. Tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp hoặc dưổi da):  1- 4pg/ngày. Trẻ < 1 tuổi; 0,4-lpg/ ngày.

Tai biến xuất huyết ở người bị bệnh ưa chảy máu typ A nhẹ (nồng độ yếu tố VIII>5%), bệnh Willebrand (trừ thể nặng và II B), thời gian máu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân trong suy thận mạn, biến chứng do điều trị chống kết tụ tiểu cầu: truyền tĩnh mạch chậm (15-30 phút) 0,3 – 0,4 pg/kg (giảm một nửa liều ở người già hoặc người có bệnh tim mạch).

Được sử dụng để nghiên cứu khả năng cô đặc của thận.

Điều trị đái dầm ban đêm nguyên phát ở trẻ < 5 tuổi: liều 20(ig/trước lúc ngủ (bơm mũi: tới 40pg). Không được uống nước sau khi dùng desmopressin. Chú ý: đái dầm ban đêm thường tự khỏi; thuốc có thể gây nhiễm độc nước.

Thận trọng

Phải tính toán cân bằng nước trước khi dùng thuốc theo đường tiêm (nguy cơ giữ nước).

Nếu cần, phải điều trị thiếu ACTH

Hai lần dùng thuốc (bơm mũi hoặc tiêm) phải cách nhau 12 giờ.

Thận trọng với người bị huyết áp cao hoặc bị suy mạch vành.

Chống chỉ định

DỊ ứng với chế phẩm

Tổn thương động mạch lan toả (nguy cơ kết tụ tiểu cầu)

Khi có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ (nếu không bị hạn chế nước): nhức đầu, cơn rối loạn vận mạch, rét run, đau bụng, chảy máu cam, viêm kết mạc, viêm mũi, natri huyết giảm.

Quá liều: máu loãng, ngộ độc nước có natri huyết thấp. Dùng furosemid để gây lợi niệu.

Tương tác thuốc: với Clofibrat và indometacin (làm tăng tác dụng chống bài niệu); với glibenclamid và Carbamazepin (làm giảm tác dụng chống bài niệu).

Bảo quản: + 4°đến + 8°c.

Lypressin

Diapid ® (Sandoz)

Tên khác: LVP

Tính chất: thuốc tương tự ADH của thuỳ sau tuyến yên có tác dụng ngắn.

Chĩ định và liều dùng

– Đái tháo nhạt nguyên nhân trung ương: bơm mũi 3 – 6 lần/ ngày.

Thận trọng: điều trị thiếu hormon kích thích vỡ thượng thận. Các lần dùng cách nhau 4 giờ.

Chống chỉ định: dị ứng với thuốc, khi có thai.

Tác dụng phụ: nhức đầu, cơn rối loạn vận mạch, đau bụng.

Quá liều\ máu loãng, ngộ độc nước có hạ natri huyết. Có thể dùng furosemid để gây lợi tiểu.

Tướng tác thuốc: với Clofibrat và indometacin (làm tăng tác dụng chống bài niệu); với glibenclamid và Carbamazepin (làm giảm tác dụng chống bài niệu).

Bảo quản: 8 – 15°c.

CÁC THUỐC TƯƠNG Tự Terlipressin

Glypressin ® (Ferring)

Điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hoá do vỡ phình tĩnh mạch (trong lúc chờ điều trị đặc hiệu).

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận