Thuốc giảm đau dùng trong điều trị

Tác dụng thuốc

Các thuốc giảm đau làm giảm hay mất cảm giác đau mà không gây ra mất tri giác. Người ta phân biệt:

ĐAU THỰC THỂ: các cảm giác đau này gắn với sự kích thích quá mức các sợi thần kinh cảm giác của cơ thể và nội tạng nằm trong da, các khớp xương, các cơ vân và các tổ chức khác. Các thuốc giảm đau có tác dụng ngoại vi (aspirin, paracetamol và giảm đau không Steroid) thường có hiệu quả. Khi không có kết quả, người ta phối hợp các loại thuộc nhóm opi nhẹ (codein, dextropropoxyphen).

Các cơn đau dai dẳng có nguồn gốc ung thư phải được chữa thường xuyên (và không phải theo yêu cầu) bằng morphin bắt đầu bằng đường uống, không kết quả thì bằng tiêm dưới da.

ĐAU DO THẦN KINH: cơn đau này liên đối với thần kinh của một dây thần kinh ngoại vi (chèn ép, sự hình thành một khối u, đau của chi ma), một tổn thương ở hệ thần kinh trung ương (chèn ép tủy sống, hội chứng đồi) hay cường giao cảm gây đau. Các cơn đau này thường kháng lại các thuốc giảm đau ngoại vi và cả với thuốc giảm đau họ opi. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng hay là Carbamazepin có thể có tác dụng hơn.

Bảng 1.1. Một số thuốc được lưu hành dưới tên thông dụng quốc tế hay tên thông dụng của hoạt chất trong thuốc

Acebutolol Dinitrat isosorbit Naloxon
Adrenalin Diosmin Neomycin
Allopurinol Dipyridamol Nifepidin
Alphachymotrypsin Dopamin Nifuroxazid
Altizid Spironolacton Doxorubixin Ornidazol
Amoxicillin Doxycyclin Oxybuprocain
Ampicillin Econazol Papaverin
Atenolol Erythromycin Paracetamol
Atropin Etoposid Pilocarpin
Bacitracin Fenofibrat Piperacillin
Benzododecinium Fenproporex Piperazin
Bleu methylene Fentanyl Piroxicam
Bromazepam Flunitrazepam Procain
Bropacestrol Fluoro uracil Propanolol
Butobarbital Folinat calci Protamin
Calcitonin Furosemid Pyrodoxin
Carbocistein Gentamicin Quinin
Carnitin Glucagon Rifamycin
Cefalexin Heparin calci Somatostatin
Cefalotin Heparin natri Sorbitol
Cefalozin Dầu parafin Spiramycin
Cefradin Hyalunoridase Spironolacton
Chloramphenicol Hydrocortison Succinimid
Chlorua benzalbonium Ibuprofen Sucralfat
Chymotrypsin Indapamid Sultoprid
Cimetidin Isoprenalin Testosteron
Cisplatin Ketamin Tetracyclin
Citicolin Ketoprofen Thiocolchieosid
Citrat betain L.thvproxin Thiotepa
Clonidin Lactulose Thrombase
Codethylin Lidocain Tiaprid
Colchicin Loperamid Tobramycin
Cortison Manitol Tretitoin
Cotrimazol Medryson Trimebutin
Cotrimoxazol Meprobamat Trinitrin
Cromoglycat natri Methotrexat Tropicamid
Desonid Methyldopa Urokinase
Diazepam Methylprednosilon Valproat natri
Diclofenac Metoclopramid Vancomycin
Digitalin Metronidazol Verapamil
Digoxin Mianserin Vinblastin
Dihydro ergotamin Minoxidril Vincristin
Dihydro ergotoxin Morphin Yohimbin
Diltiazem Nalorphine

ĐAU TÂM LÝ: người ta nhận thấy đau khi không có tổn thương thực thể để giải nghĩa cơn đau và đôi khi phối hợp với một trạng thái trầm cảm (có thể nặng, với xu hướng tự sát) hay với một rối loạn thần kinh chức năng; cơn đau không giảm nhẹ bằng các thuốc giảm đau nhưng cần đến các thuốc an thần (benzodiazepin), các thuốc hướng thần khác và tâm lý liệu pháp.

Trong mỗi trường hợp, cần dùng các thuốc giảm đau thích hợp nhất theo mức độ và loại cơn đau, vừa tôn trọng thứ tự sử dụng các thuốc như sau:

Thuốc giảm đau với tác dụng ngoại vi (không có thuốc phiện)

Thuốc chống viêm không steroid dùng liều thấp như thuốc giảm đau

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc giảm đau trung ương (Morphin hay thuốc phiện)

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận