Thuốc chỉnh khí sắc (Chỉnh tâm trạng)

Tác dụng thuốc

CÁC MUỐI LITHI

LITHI CARBONAT

Téralithe ® (Specia)

LITHI GLUCONAT

Neurolithium ® (Labcatal)

Tính chất: thuốc dùng trong điều trị chứng loạn tâm thần hưng cảm

trầm cảm, sử dụng các muôi lithi rất thận trọng và cần thường xuyên kiểm tra nồng độ lithi trong máu.

Chỉ định

Phòng các đợt tái phát loạn tâm thần hưng cảm -trầm cảm: tác dụng tốt hơn với các lần tái phát hưng cảm hơn là tái phát trầm cảm.

Điều trị các cơn cấp thao cuồng: do hiệu lực các muôi lithi chỉ thể hiện sau 2-3 tuần, nên thường phối hợp với một thuốc an thần kinh khi mối bắt đầu.

Liều dùng

Liều dùng tăng dần, bắt đầu từ 10-20 mmol/ngày (tức là 500-750 mg/ngày muôi carbonat); sau đó liều dùng được điều chỉnh qua theo dõi lithi huyết vào buổi sáng(nồng độ này phải được duy trì từ 0,5 và 0,8 mmol/1 (tối đa 1 mmol/1); trường hợp các nồng độ chưa đủ, liều dùng được tăng lên đến 3,5 mmol/ngày (125 mg carbonat); liều hàng ngày chia nhỏ làm 2-3 lần với để uống nước lạnh.

Kể từ khi lithi – huyết đạt tới 0,7 mmol /1, liều dùng được duy trì ít nhất trong 2 tuần, sau đó lại tiến hành kiểm tra. Khi lithi- huyết đã ổn định, nên kiểm tra mỗi tháng 1 lần trong năm đầu, sau đó cứ 2 tháng 1 lần trong năm thứ hai, rồi mỗi quý llần nếu tình trạng bệnh nhân ổn định.

Thận trọng

Trước khi tiến hành điều trị: công thức máu, protein niệu, độ thanh thải creatinin, thử nghiệm có thai, thăm khám tim và điện tâm đồ.

Theo dõi lithi huyết, vào buổi sáng trước lần uống đầu tiên, hàng tuần trong tháng đầu tiên, rồi 1 tháng/lần trong 3 tháng, tiếp theo cứ 3 tháng/lần. Sự mất nước (do nôn, sốt, ra nhiều mồ hôi) và dùng đồng thời các thuốc lợi tiểu có thể làm tăng lithi huyết và cần phải giảm liều dùng.

Không bao giờ được dùng thuốc lợi tiểu trong khi điều trị (giảm natri huyết làm tăng độc tính của lithi)

Trước khi bắt đầu và trong khi điều trị, tiến hành thăm khám chức năng tuyến giáp: suy tuyến giáp xảy ra cần được điểu chỉnh trước khi bắt đầu và trong lúc điều trị; ức chế tuyến giáp có thể cần phải dùng đến hormon tuyến giáp.

Kiêng rượu trong thời gian điều trị

Ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong khi điều trị.

Phải ngừng điều trị 2-3 ngày trước khi phẫu thuật.

Chống chỉ định

Suy thận với mức vừa phải.

Suy tim: các muối lithi làm cân bằng nước và natri bị rối loạn nặng thêm; mặt khác điều trị suy tim bằng chế độ ăn nhạt và thuốc lợi tiểu làm nặng thêm độc tính của triệu chứng tăng lithi huyết.

Cao huyết áp

Đau thắt ngực.

Bệnh ở hệ thần kinh trung ương (động kinh, hội chứng Parkinson v.v.)

Giảm natri huyết sau chế độ ăn nhạt hoặc điều trị bằng thuốc lợi niệu thải muôi.

Suy gan.

Loạn chức năng tuyến giáp.

Trẻ em dưới 12 tuổi.

Sốt, chẳng hạn như khi bị cúm (nguy cơ mất nước)

Khi có thai (nguy cơ các dị dạng về tim ở bào thai trong ba tháng đầu thai kỳ, nhất là dị dạng tim mạch và ở vòm khẩu cái); và đang cho con bú (thuốc chuyển vào sữa mẹ)

Tác dụng phụ

Mệ mỏi, buồn ngủ, rối loạn trí nhớ, lú lẫn, ý thức u ám.

Buồn nôn, nôn, đau bụng, phân lỏng.

Khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, giảm natri huyết, phù nề: hội chứng này có thể cộ tính chất như đái tháo nhạt: có khả năng tiến triển thành nhiễm toan ống thận, bệnh lý ống thận và suy thận cấp.

Run rẩy nhẹ, yếu cơ, loạn vận ngôn.

Tăng cân (tới 10%): có thể phòng bằng chế độ ăn giảm năng lượng (nhưng không được cho dùng chế độ ăn nhạt)

Bệnh trứng cá, viêm nang lông.

Rối loạn tuyến giáp: suy giáp, phát triển một bướu giáp với chức năng giáp bình thường hoặc ưu năng giáp.

Có thể phát triển triệu chứng đái tháo nhạt nguyên nhân ở thận.

Biến đổi sóng T trên điện tâm đồ, loạn nhịp, có thể rung sợi cơ kèm thâm nhiễm bạch cầu lympho.

Tăng bạch cầu và giảm bạch cầu có thể phục hồi được.

Lãnh cảm, bất lực.

Phản ứng, dị ứng ngoài da (hiếm gặp)

Trường hợp dùng liều cao (lithi huyết trên 1,5 mmol/1): giảm thính lực, rung giật nhãn cầu, cứng cơ cục bộ, cử động quá mức ở chi, chứng thất điều.

GHI CHÚ: Khi lithi huyết tăng, độc tính của thuốc có thể xuất hiện trong các trường hợp mất nước, dùng thuếc lợi tiểu, toát mồ hôi nhiều, sốt, ỉa chảy nặng, hoặc chế độ ăn nhạt.

Dùng quá liều (nặng từ 2mmol/l) Xem ngộ độc do lithi.

Tương tác: với các thuốc lợi niệu thải muôi (giảm thải lithi qua nước tiểu dễ gây ra tăng lithi huyết; với các thuốc chống viêm không Steroid (tăng độc tính của lithi); với theophylin và dẫn chất (giảm hiệu lực của lithi); với dẫn chất phenothiazin (do tác dụng chống nôn, các thuốc này có thể che dấu các triệu chứng độc của lithi); với haloperidol và flupentixol (nguy cớ gây trạng thái lú lẫn); với các thuốc kháng giáp (tăng hiệu lực kháng giáp); với Carbamazepin (nguy cơ độc thần kinh)

CÁC THUỐC CHỈNH KHÍ SẮC KHÁC

Carbamazepin: Xem mục riêng về thuốc này.

Valpromid

Dépamide ® (Sanofi Winthrop)

Đồng nghĩa: dipropylacetamid

Tính chầt: tương tự như acid valproic, có tác dụng chống kinh giật, an thần và điều chỉnh khí sắc.

Chỉ định

Nên dùng cho các chứng động kinh kèm biểu hiện tâm thần.

Nên dùng để dự phòng các cơn tái phát trong các trường hợp loạn tâm thần hưng cảm-trầm cảm có chống chỉ định với trị liệu bằng muôi lithi

Liều dùng

Trị liệu hỗ trợ các chứng động kinh: liều tăng dần 300-1200 mg/ngày chia 2 lần vào bữa ăn; liều giảm đi ở người cao tuổi.

Cơn hưng cảm: Liều khởi đầu 1200-1800 mg/ngày; liều duy trì 600-1200 mg/ngày

Trạng thái trầm cảm: liều khởi đầu 300-900 mg/ngày; liều duy trì 600-1200 mg/ngày

Chống chỉ định

Khi có thai (chưa xác định tính vô hại) và cho con bú.

Tác dụng phụ

An thần, giảm huyết áp, lú lẫn tâm thần.

Tương tác: với Carbamazepin (nguy cơ viêm gan và hội chứng lú lẫn); với rượu và các chất ức chế thần kinh trung ương (gia tăng tác dụng an thần).

thuốc chống parkinson

Mục đích cuối cùng của điều trị bệnh Parkinson là kích thích hoạt tính tăng tiết dopamin ở các thể viêm: thường chỉ bắt đầu sử dụng các thuốc khi các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng lao động và các giao tiếp xã hội. cần theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh thường xuyên liều dùng trong suốt quá trình tiến triển của bệnh để đảm bảo dung nạp tốt thuốc và thay đổi liều dùng tuỳ theo tình trạng bệnh nhân nặng thêm.

Sau một thời gian nào đó, các trị liệu đều trỏ thành mất tác dụng hoặc do mất dần đi các nơron tiết dopamin, hoặc do kích thích quá mức các thụ thể tiết dopamin. Khi đó khả năng duy nhất là ngừng đột

ngột và hoàn toàn dùng levodopa và carbidopa để thiết lập lại sự nhạy cảm ở các thụ thể, và sau đó tiếp tục điều trị với liều thấp hơn. Biện pháp này đôi khi cho kết quả tốt tạm thời, nhưng chỉ áp dụng được cho bệnh nhân nội trú vì phản ứng bất động khởi đầu xảy ra không tránh khỏi khi ngừng trị liệu có thể gây tử vong.

Các tiền chất của dopamin: levodopa là tiền chất sinh lý của dopamin. Trái với dopamin, levodopa qua được dễ dàng hàng rào máu-não. Tuy nhiên, khi dùng riêng lẻ thì tác dụng đến trung ương thần kinh bị giảm đi, vì phần lớn bị chuyển thành dopamin trước khi xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Do đó thuốc này được dùng đồng thời với một ức chế enzym decarboxylase (carbidopa hay benserazid) không vượt qua được rào máu-não. Điều đó làm ức chế sự biến đổi levodopa ở ngoại vi, chất này chuyển vào dịch não tuỷ nhiều hơn.

Levodopa là thuốc chọn lọc cho bệnh Parkinson. Nó tác động chủ yếu đến hội chứng bất động tăng trương lực. Phối hợp có thể với các thuốc chống tiết cholin hoặc bromocryptin. Sau 2-5 năm điều trị, đáp ứng với levodopa có biến động, hoặc giảm dần tác dụng, hoặc tác dụng trỏ nên không đều và bất thường. Các tác dụng phụ liên quan đến liều dùng, nhất là các chứng loạn vận động, biến đổi tính chất, rối loạn chu kỳ giấc ngủ, các giấc mơ thực tế và các ảo giác, nhiều khi gây khó chịu. Các tác dụng này đôi khi giảm đi khi dùng levodopa dưới dạng thuốc giải phóng dần hoặc chia làm liều nhỏ trong suốt ban ngày. Người ta cũng dự kiến là các tác dụng này có thể chậm lại nếu khởi đầu điều trị với levodopa được chậm lại càng xa càng tốt.

Các thuốc chống tiết cholin:

Trihexyphenidyl và biperiden làm nhẹ đi các triệu chứng Parkinson cấp do thuốc gây ra và ở mức độ thấp hơn – các triệu chứng ở những giai đoạn ban đầu của bệnh Parkinson mạn, có thể do giảm bớt sự mất cân đỗi giữa hoạt tính tăng tiết dopamin và hoạt tính tiết cholin trong các nhân xám trung tâm. Các thuốc này, loại cũ nhất dùng trị bệnh Parkinson, vẫn được dùng cho một số bệnh nhân, nhất là để điều trị chứng run rẩy và tăng tiết nước bọt. Tuy nhiên, các tác dụng phụ gây ức chế tiết cholin có thể nghiêm trọng và đôi khi nguy hiểm cho người cao tuổi.

Biperiden được dùng với liều khởi đầu 2 mg/ngày và tăng dần 1 mg cứ 3-5 ngày (liều trung bình 4-8 mg/ngày). Có thể phối hợp biperiden với levodopa.

Các chất chủ vận tiết dopamin: các thuốc này trực tiếp kích thích các thụ thể sau sinap của dopamin: amantadin là một thuốc chống virus có thể làm tăng giải phóng dopamin ở não và được dùng đơn thuần để điều trị bệnh Parkinson lúc bắt đầu.

Bromocryptin: được dùng để bổ trợ hoặc thay cho levodopa với liều dùng thấp (1,25 đến 2,5 mg/ngày) có thể tăng lên rất chậm tới 30 mg/ngày. Đôi khi có hiệu lực để điều trị một tác dụng phụ nặng của levodopa, hiệu lực “bật-tắt” (cơn bất động gần như hoàn toàn).

Lisurid: có hiệu lực tương tự.

Amantadin: tác dụng đến hội chứng bất động – tăng trương lực; có thể phối hợp với các thuốc chống tiết cholin. Khi nhiều khi ít tác dụng hoàn toàn và tác dụng giảm đi nhanh hay chậm hơn đi.

Apomorphin: nên dùng trong hiện tượng “bật – tắt”nặng.

Piribedil: Xem mục riêng về thuốc này.

SELEGILIN: là một chất ức chế monoamin oxydase B được dùng vừa để tăng cường hiệu lực của levodopa vừa để có thể giảm liều dùng dưới ngưỡng mà các tác dụng phụ bắt đầu gây khó chịu. Vài tác giả coi rằng việc dùng Selegilin ngay từ giai đoạn đầu điều trị bệnh có thể đẩy lùi khởi đầu điều trị với levodopa nhưng ý kiến này vẫn còn đang tranh cãi.

THUỐC CHẸN BETA: Propranolol có thể giảm run rẩy vào lúc đầu.

CÁC BIỆT DƯỢC

Levodopa

Levodopa + carbidopa

Sinemet ® (Dupont)

Sinemet LP ® (Dupont)

Levodopa + benserazid Modopar ® (Roche)

Modopar LP ® (Roche)

Modopar dispersible ® (Roche)

Levodopa là một tiền chất của dopamin dùng để điều trị bệnh

Parkinson nguyên phát và các hội chứng Parkinson sau viêm não.

Levodopa luôn được phối hợp với một chất ức chế decarboxylase ở ngoại vi (benserazid hoặc carbidopa) để ngăn cản sự khử carboxyl levodopa ở ngoại vi và làm tăng mức khả dụng của thuốc ở hệ thần kinh trung ương, tại đó sự chuyển hoá thành dopamin qua enzym có thể tiến hành không trở ngại.

Phối hợp này giúp cho giảm liều dùng của levodopa và các tác dụng không mong muốn đến hệ tim mạch và tiêu hoá.

Loại thuốc levodopa không kèm chất ức chế decarboxylase ngoại vi không có bán trên thị trường nữa.

Chỉ dịnh

Bệnh Parkinson (nhất là ở các thể bất động- tăng trương lực)

Các hội chứng Parkinson (trừ khi do các thuốc an thần kinh gây ra)

Liều dùng

LEVODOPA + CARBIDOPA: Bắt đầu trị liệu với 100 mg levodopa + 10 mg carbidopa, 2-3 lần/ngày. Tăng dần liều dùng này tuỳ theo hiệu lực điều trị và các tác dụng phụ, để đạt tới liều tôl ưu thường là 250 mg levodopa + 25 mg carbidopa, 3-4 lần /ngày vào bữa ăn (tôl đa 2000 mg levodopa + 200 mg carbidopa/ngày).

LEVODOPA + BENSERAZID: Bắt đầu trị liệu với 100 mg levodopa sáng và chiều, trong một tuần; sang tuần sau, 100 mg levodopa sáng, trưa, chiều; đến tuần thứ ba, 100mg 4 lần/ ngày. Nếu dung nạp tốt có thể tăng tới 500mg/ ngày rồi 600 mg/ngày chia 4 lần vào bữa ăn. Xu hướng hiện nay là dùng những liều thấp hơn, chẳng hạn như 100 mg X 3 lần/ngày.

Thận trọng

Dùng thận trọng trong trường hợp trầm cảm, hen, khí thủng phổi, suy mạch vành, loạn nhịp, suy thận hoặc suy gan.

Khi bệnh nhân đã điều trị với một thuốc chống Parkinson khác, từ từ chuyển sang dùng levodopa, phối hợp với một thuốc chống tiết cholin nhiều khi có ích hơn.

Theo dõi đều đặn với các chức năng gan, thận và tim.

Cần đặc biệt lưu ý đến các rối loạn tâm thần có thể xảy ra và dẫn truyền trong tim ở các bệnh nhân đã có loạn nhịp nhĩ, xoang hoặc thất hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim.

Ngừng đột ngột đợt điều trị nhiều ngày có thể gây ra sự tái phát các triệu chứng. Parkinson cũng như sốt, cứng cơ và lú lẫn giống như hội chứng ác tính các thuốc an thần kinh; nên giảm dần liều dùng trong 3-4 ngày.

Gây mê: tránh dùng cyclopropan và halothan.

Chống chỉ định

Đã bị mẫn cảm với levodopa.

Nhồi máu cơ tim mới hoặc cũ kèm tồn dư của loạn nhịp cũ.

Bệnh tim mạch mất bù.

Rối loạn tâm thần nặng.

Glôcôm góc đóng.

u hắc tố đã xác nhận hay nghi ngà (nguy cơ hoạt hoá)

Bệnh nhân đang dùng thuốc chống trầm cảm IMAO.

Khi có thai (nguy cơ gây quái thai)

Tác dụng phụ (thường gặp)

Buồn nôn, biếng ăn và nôn đôi khi khó chịu vào lúc bắt đầu điều trị; nhất là khi liều tấn công cao hoặc khi liều dùng tăng nhanh. Uống thuốc vào sau bữa ăn đôi khi giúp làm giảm các triệu chứng, nếu chúng vẫn còn, kê đơn một chất đôi kháng của dopamin ở ngoại vi như domperidon có thể có ích. Metoclopramid hoặc các thuốc chống nôn khác có tác dụng đến thần kinh trung ương đều không được dùng.

Giảm huyết áp tư thế đứng cũng có thể xảy ra khi mới điều trị, nhất là ở người cao tuổi và những người đang dùng thuốc chống cao huyết áp. Cũng có thể thấy tăng huyết áp.

Cũng thường xảy ra nhiều loại loạn nhịp tim ở người cao tuổi, nhưng hiếm khi gây nguy cơ nặng, trừ trường hợp rối loạn dẫn truyền đã sẵn có.

Hiệu lực kiểu atropin: giãn đồng tử, rối loạn đi tiểu.

Trong số các tác dụng phụ bắt buộc phải hạn chế liều dùng thì các rối loạn tâm thần và thần kinh là thường gặp nhất. Cần tránh dùng các thuốc an thần kinh.. Hơn nửa số bệnh nhân điều trị than phiền đôi lúc những giấc mộng hiện thực, ảo giác hoặc ảo tưởng.

Các triệu chứng loạn thần và trạng thái lú lẫn thường ít gặp hơn .

Các chứng loạn vận động nhẹ gián đoạn thường gặp trong các tháng đầu điều trị, thường thoái lui khi giảm liều dùng hoặc chia nhỏ liều. Theo tiến triển của bệnh, giảm liều dùng có nguy cơ gây ra chứng bất động tiến triển.

Các co thắt loạn trương lực gây đau và những giai đoạn ngắn bất động, tăng trương lực trong vài phút đến vài giờ là đặc trưng cuối của giai đoạn trị liệu.

Các chứng loạn vận động toàn thể do thuốc thường hiếm gặp và chỉ thấy ở các bệnh nhân đã dùng liều cao trong thời gian dài. Ngưng điều trị đột ngột ở các trường hợp này đôi khi gây ra hội chứng ác tính các thuốc an thần kinh. (Xem mục riêng về hội chứng này)

Các giao động tác dụng điều trị: sự chuyển nhanh từ loạn vận động thành bất động được gọi là hiện tượng “bật-tắt”.

Thiếu máu tan huyết tự miễn (thử nghiệm Coomb dương tính)

Dùng quá liều: Tăng huyết áp tiếp theo là hạ huyết áp, mạch nhanh xoang, lú lẫn tâm thần; trong những giờ tiếp theo lần dùng, cần làm cho bệnh nhân nôn hoặc tiến hành rửa dạ dày. Nếu không, cần trị liệu nâng đỡ toàn thể.

Tương tác: với pyridoxin hoặc vitamin B6 (ức chế các tác dụng chống Parkinson của levodopa); với thuốc chống trầm cảm IMAO không chọn lọc (cơn tăhg huyết áp; tránh phối hợp); với thuốc chống trầm cảm ba vòng (tăng cường tác dụng chống tiết cholin); với các thuốc chống tăng huyết áp (nguy cơ giảm huyết áp nặng); với các benzodiazepin, an thần kinh dẫn chất của phenothiazin hoặc các benzamid thay thế, phenytoin (giảm hiệu lực của levodopa); với các thuốc cường giao cảm (nguy cơ loạn nhịp tim); với methyldopa (giảm tác dụng chống Parkinson của levodopa); với các thuốc chống nôn kích thích nhu động ruột (giảm tác dụng của levodopa).

Biperiden

Akinéịon Retard. ® (Knoll)

Thuốc chống Parkinson chống tiết cholin

Chỉ định

Hội chứng Parkinson do sử dụng thuốc an thần kinh, nhất là các thuốc loạn vận động xuất hiện sớm.

Điều trị bổ trợ bệnh Parkinson (các thể bắt đầu, chỉ có run ở tư thế nghỉ) và hội chứng Parkinson thứ phát; thuốc chọn lọc là levodopa, nhưng trong nửa số trường hợp, phối hợp với một thuốc chống tiết cholin là hữu ích, nhất là có thể kiểm soát được triệu chứng run và tăng tiết nước bọt.

Tác dụng của các thuốc chống tiết cholin dùng riêng lẻ bị giới hạn do xuất hiện các tác dụng phụ khi dùng với liều có hiệu lực.

Liều dùng

Đường uống: liều bắt đầu ngày 3 lần X 2 mg hoặc ngày 1 lần 2-4 mg, có thể tăng tối liều tối đa 16 mg/ngày tuỳ theo tác dụng và khả năng dung nạp.

Dạng thuốc tác dụng chậm 4-8 mg/ngày dùng liều 1 lần duy nhất vào buổi sáng.

Thận trọng

Cẩn thận khi dùng cho người cao tuổi vì rất nhạy cảm với các thuốc chống tiết cholin.

Dùng liều tăng dần và không bao giờ ngừng thuốc đột ngột vì có nguy cơ làm nặng thêm các dấu hiệu ngoại tháp (hiện tượng bột phát trở lại)

Đối với hội chứng Parkinson do thuốc an thần kinh, trước hết giảm liều dùng các thuốc này rồi mói cho dùng thuốc chống tiết cholin.

Những người bị loạn nhịp hoặc suy tim hay bệnh mạch vành cần đặc biệt theo dõi chặt chẽ vì nguy cơ bị bloc nhĩ-thất do kích thích giao cảm ở nút xoang Keith – Flack.

Khuyên bệnh nhân nên uống thuốc vào bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Cần cảnh báo cho người bệnh biết khả năng lái xe hoặc vận hành máy có thể bị giảm đi.

Chống Chỉ định

Đã bị mẫn cảm với biperiden.

Nguy cơ glocom góc đóng.

Trở ngại ở đường niệu quản tiền liệt (nhất là phì đại tuyến tiền liệt)

Các chứng loạn thần.

Nhược cơ.

Các bệnh tim mất bù.

Táo bón do tắc ruột liệt.

Cơn co thắt ở thực quản; mất giãn cơ trơn.

Khi có thai (chưa xác định tính vô hại)

Trẻ em dưới 15 tuổi.

Tác dụng phụ: Như atropin.

ở ngoại vi: Khô miệng, rối loạn thị giác, chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp tư thế đứng, rối loạn tiểu tiện, mạch nhanh, loạn nhịp, táo bón.

Ở trung ương thần kinh: buồn ngủ, lú lẫn tâm thần, kích động, sảng khoái (thường gặp khi bị xơ cứng động mạch).

Các rổ! loạn tâm thần từ mức độ mất nhẹ trí nhớ về các sự việc mới xảy ra đến các trạng thái lú lẫn cấp tính, cần lưu ý đặc biệt vấn đề này vì khó phát hiện và thường dễ xảy ra nhất ở người cao tuổi.

Các phản ứng dị ứng ngoài da (hiếm gặp)

Dùng quá liều

Triệu chứng: kích thích cấp hệ thần kinh trung ương tiếp theo là trầm cảm, giãn đồng tử, mạch nhanh, khô các niêm mạc, tăng thân nhiệt, kích thích vận dộng, lú lẫn, ảo giác, kinh giật, ức chế hô hấp, hôn mê.

Điều trị

Rửa dạ dày: (Sau khi đặt nội khí quản) bằng với than hoạt, rồi thuốc tẩy muôi. Các thuốc chống tiết cholin làm chậm nhu động ruột, nên cứ vẫn rửa dạ dày vài giờ sau khi uống thuốc quá liều.

Physostigmin: tiêm tĩnh mạch chậm (kèm theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ thường xuyên) 1-2 mg, nếu cần tiêm nhắc lại sau 10 —15 phút.

Các biện pháp khác: đặt tại chỗ ống thông nước tiểu; khi có kinh giật, tiêm tĩnh mạch phenytoin; nếu tăng thân nhiệt thì ủ lạnh và tiêm tĩnh mạch corticoid với liều thông dụng ; điều chỉnh các rối loạn nước – điện giải, thẩm phân máu không có hiệu lực; có thể cần thiết tiến hành hô hấp nhân tạo.

Tương tác: Với các IMAO không chọn lọc (các phản ứng nghịch ý, run rẩy, toát mồ hôi); với các thuốc chống tiết cholin khác, thuốc chống trầm cảm ba vòng, kháng histamin (tăng cường tác dụng chống tiết cholin; với rượu và các amphetamin (tăng kích thích não); với morphin và các thuốc thay thế tổng hợp (kéo dài tác dụng giảm đau); với các thuốc an thần kinh (tăng nguy cơ các chứng loạn vận động xuất hiện chậm); với amantadin (nguy cơ rối loạn tâm thần); tương tác thuận lợi với levodopa và các thuốc chống Parkinson khác (làm tăng tác dụng)

CÁC THUỐC CHỐNG TIẾT CHOLIN KHÁC

Scopolamin oxyd (hyoscin oxyd) Genoscopolamine ® (Amido)

Liều dùng: 3,75 mg/ngày chia 3 lần.

Trihexyphenidyl Artane ® (Specia)

Parkinane LP ® (Lederle)

Liều dùng: 2-15 mg/ngày dùng 1 lần.

Tropatepin

Lepticur ® (Diamant)

Liều dùng: 5-30 mg/ngày chia 2- 3 lần.

CÁC CHẤT CHỦ VẬN TĂNG TIẾT DOPAMIN

Bromocriptin

Bromo-Kin ® (Irex)

Parlodel ® (Sandoz)

Tính chất: dẫn chất của nấm cựa gà mạnh có tác dụng kiểu dopamin ở thần kinh trung ương, ức chế tiết prolactin và có tác dụng nhẹ tăng trương lực mạch và tử cung. Ở người bình thường, thuốc làm tăng mức hormon tăng trưởng và sẽ giảm mức này trong bệnh to đầu cực; không có tác dụng tăng trương lực mạch máu của tử cung.

Chỉ định và liều dùng

Bệnh Parkinson: dùng điều trị

bổ trợ phối hợp với levodopa khi tác dụng của thuốc này giảm đi; vai trò của bromocriptin để điều trị ban đầu còn chưa được xác định; 1,25 mg ngày đầu; 2,5 mg ngày thứ hai; sau tăng dần dần từng bậc cứ 2 ngày 2,5 mg cho tới liều duy trì (tối 30 mg/ngày) chia 3 lần trong ngày uống vào bữa ăn.         ♦

Tăng prolactin huyết (hội chứng vô kinh-tăng tiết sữa, chứng vú to và bất lực ở nam giới): 1,25 mg ngày đầu; 2,5 mg ngày thứ hai, rồi 5 mg/ngày trong vài tuần (tối đa 15 mg/ngày. Bromocriptin thiết lập lại sự rụng trứng trong 80% trường hợp vô sinh do tăng tiết prolactin huyết.

Úc chế tiết sữa sau khi đẻ: 2,5 mg dùng ngày 2-3 lần trong 2-4 tuần.

Thận trọng

Khi mới điều trị, có khả năng bị chóng mặt (tránh lái xe hoặc vận hành máy)

Thuốc này bao giờ cũng phải uống vào bữa ăn.

Kiêng rượu – dùng thận trọng trong các trường hợp: sa sút trí tuệ, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng.

Trước khi bắt đầu điều trị chứng tăng prolactin huyết, cần tìm xem có u tuyến yên hay không (chụp X quang vùng yên ngựa, thăm khám thị trường). Người ta đã thông báo về những trường hợp thoái lui u tuyến tiết prolactin bằng cách dùng bromocriptin đơn thuần.

Trường hợp vô sinh kèm tăng prolactin huyết, sự phục hồi chu kỳ rụng trứng có thể làm cho thụ thai (ngừng điều trị trong trường hợp thử thai dương tính nếu không mong muốn có thai, cần tránh thai cơ học hoặc bằng thuốc cường progestatin; tránh dùng thuốc loại cường estroprogestatin.

Chống chỉ định

Đã bị mẫn cảm với các alcaloid ở nấm cựa gà.

Bệnh thận khi có thai, tăng huyết áp sau khi đẻ.

Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Bệnh tim mạch nặng.

Khi có thai (chưa biết rõ khi tác dụng kéo dài)

Tác dụng phụ

Buồn nôn, nôn, táo bón.

Hạ huyết áp tư thế đứng.

Nhức đầu, chóng mặt.

Co thắt mạch vành.

Hội chứng ngoại tháp (loạn vận động); kinh giật, bất lực.

Buồn ngủ, lú lẫn, ảo giác, mê sảng, gây gổ, trầm cảm, lo âu.

Xơ hoá sau màng bụng nhận thấy khi trị liệu kéo dài với liều >30 mg/ngày.

Xơ hoá phổi: hiếm gặp, nhất là ở nam giới có nghiện thuốc lá.

Làm cho bệnh Raynaud nặng thêm

Tương tác: với erythromycin và josamycin (tăng nồng độ bromocriptin ở huyết tương); với các thuốc an thần kinh (giảm hiệu lực tiết dopamin)

CÁC THUỐC TƯƠNG TỰ

Lisurid

Arolac ® (Iprad)

Dopergine ® (Schering)

Bệnh Parkinson: điều trị bổ trợ phối hợp với levodopa khi hiệu lực thuốc này giảm; liều khởi đầu 0,1 mg cho tới liều có hiệu lực (tới 2mg/ngày) chia 3 lần.

Tăng prolactin huyết: 0,2 – 0,6 mg/ ngày chia 2-3 lần.

Để cai sữa sau khi đẻ: ngày đầu 0,2 mg, sau đó ngày 2 lần X 0,2mg.

Quinagolid

Norprolac ® (Sandoz)

Tăng prolactin huyết (hội chứng vô kinh-tăng tiết sữa, vô sinh nữ kèm tăng prolactin huyết, chứng vú to và bất lực ở nam giới): 50 – 100mcg/ngày (tối đa 300 mcg/ ngày).

CÁC THUỐC TĂNG TIẾT DOPAMIN KHÁC

Amantadin

Mantadix ® (Duport)

Amin ba vòng không đối xứng được dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm chứng cúm do virus A và trong điều trị bệnh Parkinson.

Liều dùng với các thể mới bắt đầu bệnh Parkinson: 200 – 400 mg/ngày chia vài lần.

Apomorphin: Xem mục riêng về thuốc này

Apokinon ® (Aguettant)

Chất chủ vận tăng tiết dopamin với tác dụng ngắn (45-90 phút) được dùng trong trường hợp giao động hoạt tính của levodopa (hiện tượng “bật-tắt”)

Liều dùng: 20 mg/ngày tiêm dưới da.

Piribedil

Trivastal ® (Euthérapie)

Chất chủ vận tăng tiết dopamin nên dùng cho các thê bắt đầu bệnh Parkinson và làm thuốc giãn mạch.

Liều dùng: 60 mg/ngày chia 3 lần.

Ropinirol

Requip ® (SmithKline Beecham)

Chất chủ vận tăng tiết dopamin dùng riêng lẻ hoặc khi có giao động hoạt tính của levodopa (hiện tượng “bật-tắt”)

Liều dùng: 0,75 -3 mg/ngày đường uống.

CHẤT ỨC CHẾ MONOAMIN OXYDASE TYP B

Selegilin

Déprényl ® (Schering – Plough)

Chất ức chế monoamin oxydase typ B dùng vừa để tăng cường hiệu lực của levodopa khi cạn kiệt vào cuối các liều hoặc trường hợp giảm hiệu lực của thuốc này. Cũng được khuyên dùng ngay lần đầu khi mới có triệu chứng bệnh Parkinson để làm chậm tiến triển.

Liều dùng: 2,5 – 10 mg/ngày chia 1-2 lần.

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận