Hormon vỏ thượng thận

Tác dụng thuốc

CÁC GLUCOCORTICOID DÙNG ĐƯỜNG TOÀN THÂN

(Các thuốc chống viêm không phải steroid)

Phân loại

Các glucocorticoid tự nhiên:

cortison và hydrocortison (cortisol) dùng trong điều trị thay thế suy vỏ thượng thận; khi cấp cứu dùng hydrocortison hemisuccinat.

Các glucocorticoid tổng hơp

Tác dụng ngắn: predinison, prednisolon, methylprednisolon.

Tác dụng trung gian: paramethason, triameinolon.

Tác dụng kéo dài: betamethason, dexamethason, cortivazol.

Tính chất

Tác dụng chống viêm: ức chế sự thực bào và huy động các bạch cầu (sự tách rìa các bạch cầu đa nhân, giảm lympho bào, giảm sự di chuyển các tế bào có hoá hướng động: giãn nở các mao mạch, giảm quá trình tổng hợp các prostaglandin.

Tác dụng mất miễn dịch: ức chế phản ứng miễn dịch tế bào.

Tác dụng chuyển hoá: kích thích sản tạo glycogen từ các protein ở mô và giảm sử dụng glucose ở ngoại vi, từ đó dẫn đến tích tụ glycogen ở gan, tăng glucose huyết và sự đề kháng với insulin: cân bằng nitơ âm tính kèm teo cơ; phân phối lại mô m3, mô này có xu hướng đi từ các chi đến cố định ở mặt và thân. Các corticoid ức chế hoạt tính tạo cốt bào và có tác dụng kháng vitamin D.

Tác dụng khoáng corticoid (rất ít với các glucocorticoid): ứ natri do tăng hấp thụ lại ở ống thận xa ion Na+ từ đó gây tăng dịch ngoại bào; tăng thải trừ ion Kali và ion H+ (gây nhiễm kiềm tăng kali – huyết).

Tất cả các glucocorticoid gây ra trạng thái nghỉ ở tuyến thượng thận theo cơ chế ức chế vùng dưới đôi tuyến yên.

Chỉ định

Để cấp cứu (với các glucocorticoid tan trong nước dùng đường tiêm):

Phù nề viêm gây nguy cơ đến chức năng sống: viêm thanh quản cấp dưới lưỡi gà ở trẻ sơ sinh và trẻ em, phù nề Quincke hầu thanh quản, viêm thanh quản gây nghẹn, viêm nắp thanh quản, viêm cơ tim cấp nặng, phù não.

Cơn hen nặng (tiêm tĩnh mạch).

Suy vỏ thượng thận cấp: cortison hoặc hydrocortison tiêm băp hoặc tĩnh mạch, có khi phối hợp với desoxycorton hoặc fludrocortison.

Sốc phản vệ (bổ trợ cho epinephrin), bệnh huyết thanh.

Điều trị kéo dài (tác dụng chữa triệu chứng):

Thấp khớp cấp phối hợp với penicillin.

Viêm đa khốp dạng thấp nặng ở đợt tiến triển sau khi các trị liệu khác đã thất bại.

Viêm quanh động mạch nút và các chứng viêm động mạch khác với phức hợp miễn dịch.

Các bệnh tự miễn dịch: thiếu máu tan huyết tự miễn dịch, ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát; lupus ban đỏ rải rác đang đợt tiến triển, bệnh viêm da đa cơ, xơ cứng bì, viêm gan mạn tiến triển, viêm động mạch thái dương (bệnh Horton) và chứng viêm đa khốp giả gốc chi, vài hội chứng hư thận.

Suy vỏ thượng thận: cortison hoặc hydrocortison, có khi phối hợp với một khoáng corticoid (desoxycorton hoặc íludrocortison); không dùng các glucocorticoid tổng hợp mà tác dụng chuyển hoá kém hơn.

Một số bệnh nội tiết khác: tăng calci huyết cận ung thư; viêm tuyến giáp bán cấp.

Các bệnh ở phổi: cơn hen kháng lại các thuốc giãn phế quản, một số trường hợp viêm màng phổi và viêm màng quanh tim, bệnh sarcoid (nhất là các thể nội tạng); chứng xơ hoá phổi.

Các trạng thái viêm nặng: các hội chứng ác tính ở những bệnh nhiễm khuẩn; phù não quanh u, phù nề phổi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc; viêm màng bồ đào, chứng lồi mắt phù nề, phù nề thanh quản, viêm thanh quản gây nghẹn, viêm nắp khí quản.

Bệnh Crohn, cơn tiến triển viêm trực tràng – kết tràng xuất huyết.

Tiêm trong và quanh khớp các dịch treo vi tinh thể: vô khuẩn tuyệt đôi do nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thụt rửa trong các chứng viêm ruột kết loét phía xa.

Các kem bôi ngoài da: xem các corticoid dùng ngoài da.

Thận trọng

Liệu pháp corticoid kéo dài ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận, lưu giữ tuyến thượng thận ở trạng thái nghỉ và làm cho bệnh nhân dễ bị nguy cơ suy thượng thận; một trị liệu ngắn, dưới 1 tháng thì bị ít hoặc không bị nguy cơ này.

Giảm liều dùng ngay khi tác dụng điều trị đã đạt được.

Khi các liều thấp cũng đủ để đạt được hiệu lực mong muốn thì dùng liều này vào ban ngày (hơn là vào chiều tối) và nên cách ngày 1 lần.

Theo dõi huyết áp động mạch và trọng lượng cơ thể trong 2 tuần đầu trị liệu; nếu có glucose niệu thì giảm liều dùng.

Ở trẻ em, theo dõi xuất hiện thuỷ đậu hoặc lên sởi vì các biến chứng có thể nặng do hiệu lực làm mất miễn dịch của các corticoid.

Chế độ ăn giàu protein và calci (để phòng chứng loãng xương).

Chế độ ăn ít natri ở trị liệu kéo dài với các liều thấp.

Chế độ ăn không muôi ở trị liệu với các liều cao (> 0,5 mg/kg/ ngày prednisolon); trong trường hợp tăng cân, phù nề, tăng huyết áp.

Cần duy trì cung cấp natri trong trị liệu suy vỏ thượng thận.

Trường hợp sử dụng kéo dài với liều cao, theo dõi kali – huyết, nhất là khi dùng phối hợp với các thuốc lợi tiểu; nếu cần, bổ sung kali.

Không bao giờ ngừng đột ngột trị liệu, cả với liều thấp; vì có nguy cơ suy vỏ thướng thận cấp hoặc hội chứng thiếu thuốc (buồn rầu, suy nhược, biếng ăn, đau khóp, khó chịu, buồn nôn, da bóc vảy). Khi dừng điều trị corticoid kéo dài cần giảm liều lượng dần dần, chẳng hạn như giảm liều đi 10% cứ 8-15 ngày. Nếu có dấu hiệu suy thượng thận, cho dùng 20-30 mg/ ngày hydrocortison trong 2 tuần.

Trường hợp sử dụng kéo dài, tăng liều dùng ở các tình trạng nặng nề (như nhiễm khuẩn, stress, chấn thương, phẫu thuật, v.v…)

Chống chỉ định

Các bệnh nhiễm khuẩn: bất cứ nhiễm khuẩn nào đều là chống chỉ định với liệu pháp corticoid; tuy nhiên, sự xuất hiện một bệnh nhiễm khuẩn gian phát trong liệu pháp corticoid không được làm ngừng trị liệu này, mà yêu cầu một trị liệu kháng khuẩn đặc hiệu.

Loét dạ dày – tá tràng tiến triển: trước hết cần điều trị chứng loét này và đảm bảo thật khỏi trước liệu trình corticoid qua kiêm tra nội soi. Nếu cần thiết sử dụng các corticoid thì phải được dùng có bảo vệ bằng trị liệu chống loét.

Bệnh vảy nến: các corticoid chỉ có thê kê đơn cho dùng ngoài da.

Herpes, thuỷ đậu; tuy nhiên nếu các bệnh này xảy ra trong khi người bệnh đang dùng corticoid thì trị liệu corticoid phải được tiếp tục.

Các bệnh ký sinh trùng: các bệnh này có thể bùng lên khi dùng corticoid, nhất là chứng nhiễm giun lươn.

Tiêm chủng bằng các vaccin virus sống.

Bệnh lao, bệnh nấm toàn thân: các bệnh này phải được điều trị trước và trong khi tiến hành trị liệu corticoid.

Glôcôm: có thê nặng lên do trị liệu corticoid; nhưng nếu trị liệu này là cần thiết, bệnh nhân glôcôm cần được điều trị và có thầy thuốc khoa mắt theo dõi.

Đái tháo đường: kiểm tra chặt chẽ đường huyết.

Cao huyết áp, suy tim: các bệnh này cần được điều trị trước và trong khi trị liệu corticoid, chế độ ăn ít muôi và giàu kali.

Tiền sử loạn tâm thần: các rối loạn tâm thần có thể nặng lên do trị liệu corticoid.

Khi có thai: trừ khi cần thiết tuyệt đối, các corticoid phải được tránh dùng, nhất là trong 3 tháng đầu (nguy cơ suy thượng thận sơ sinh ở trẻ em).

Tác dụng phụ

Hội chứng kiểu Cushing: bộ mặt phì nộn, rậm lông, trứng cá, mất kinh.

Chứng loãng xương do cortison, nhất là ở cột sống (tiến triển thầm lặng); chứng loãng xương vô khuẩn nhất là ở đầu xương đùi hoặc xương cánh tay.

Tăng đường huyết và đường niệu (làm nặng lên chứng đái tháo đường tiềm ẩn hoặc thứ phát kháng lại insulin).

Thủng vết loét dạ dày – tá tràng (có vẻ bên ngoài dễ nhầm lẫn, được gọi là suy nhược do bản thân trị liệu làm nhẹ đi, nên che dấu đi phần nào về mặt triệu chứng).

Xuất huyết dạ dày – tá tràng: các corticoid ít gây xâm hại hơn các thuốc chống viêm không phải steroid với niêm mạc đường tiêu hoá.

Các rối loạn tâm thần (cơ địa sẵn có nhiều khi không biết): sảng khoái, trầm cảm, cơn hoang tưởng, kích động, lú lẫn.

Thiếu hụt kali, nhiễm kiềm giảm kali huyết.

ứ natri và nước (tác động khoáng corticoid tồn căn), có thể gây ra cao huyết áp.

Giảm sức đề kháng với các nhiễm khuẫn (nhất là bệnh lao), virus (thuỷ đậu, sởi) và ký sinh trùng; lưu ý là chứng tăng bạch cầu có thể xảy ra trong khi liệu pháp corticoid mà không có nhiễm khuẩn nào và là do hiện tượng tách rìa của các bạch cầu.

Rối loạn thị giác, đục thể thuỷ tinh (nhất là ở phần thấp dưới bao); glôcôm.

Bệnh do có cortison: yếu cơ ở các cơ gần điểm bám cơ; các chứng teo cơ gây bất động ảnh hưởng tới các cơ thắt lưng và cơ bôn đầu.

Ngừng phát triển ở trẻ em.

Các rối loạn tâm thần: cảm giác sảng khoái, rối loạn tính tình và giấc ngủ, đôi khi giai đoạn lú lẫn tâm thần hoặc hoang tưởng.

Các tai biến cai thuốc (cơn suy thượng thận): sự mất tiết dịch của tuyến thượng thận có thể kéo dài tới 1 năm sau khi ngừng trị liệu corticoid; trường hợp nghi ngờ tiến hành định lượng cortisol huyết tương vào buổi sáng. Sự giảm đi quá nhanh các liều có thể gây ra suy vỏ thượng thận cấp hoặc đôi khi các dấu hiệu không điểm hình: chứng thấp khớp giả steroid (hiện tượng trỗi dậy); tăng huyết áp nội sọ lành tính (nhất là ở trẻ em); lú lẫn tâm thần trong trường hợp lupus ban đỏ rải rác; cảm tưởng buồn bã, suy nhược, biếng ăn (phụ thuộc tâm lý vào các corticoid).

Tương tác: với các vaccin virus sống (phối hợp bị chống chỉ định); với các thuốc chống viêm không steroid (tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng); với thuốc lợi tiểu thải kali (tăng sự thiếu hụt kali); với digitalin (tăng độc tính thuốc này vì giảm kali huyết); với các barbituric, phenytoin, rifampicin (làm giảm hiệu lực các corticoid); với dẫn chất salicylat, sulffamid hạ đường huyết, thuốc kháng vitamin K, vitamin D, cyclophosphamid (các corticoid làm giảm hiệu lực các thuốc này).

CÁC GLUCOCORTICOID TỰ NHIÊN

Hydrocortison

Hydrocortisone (Roussel).

Hydrocortisone (Pharmacial & Upjohn).

Đồng nghĩa: cortisol

Glucocorticoid do vỏ thượng thận tiết ra.

Chỉ định và liều dùng (thời gian tác dụng 8 giờ):

Điều trị thay thế suy vỏ thượng thận mạn (bệnh Addison) : uống 20 – 200mg/ ngày chia 4 lần (ở trẻ em 20mg/ m2/ ngày): nhiều khi do mất Natri cần phối hợp với một vô cơ – corticoid (fludrocortison hoặc desoxycorticosteron).

Suy vỏ thượng thận cấp: tiêm truyền tĩnh mạch (natri succinat) 100 – 200mg hoặc hơn ngay tức khắc, sau lặp lại tùy theo tiến triển; trẻ em và trẻ sơ sinh tới 5mg/ kg.

Viêm đa khớp dạng thấp: tiêm quanh và vào khớp (dịch treo acetat): liều dùng thay đổi tuỳ theo thể tích khớp xương.

Viêm ruột kết loét xa: dạng thuốc bọt để thụt ngày 1 – 2 lần tối khi khỏi, sau 2 – 3 lần/ tuần.

Tác dụng phụ: xem trên.

CÁC THUỐC TƯƠNG TỰ

Cortison

Cortisone (Roussel).

Thời gian tác dụng: 12giờ.

Liều dùng: 25 – 75mg/ngày chia 2 lần uống.

CÁC GLUCOCORTICOID TỔNG HỢP

Prednisolon

Hydrocortancyl ® (Roussel) Solupred ® (Hondé)

Đồng nghĩa: deltahydrocortison; metacortandrolon.

Tính chất: là thí dụ một glucocorticoid tổng hợp dùng uống, có tác dụng ngắn và gần như không có tác dụng khoáng corticoid.

Liều dùng

Các bệnh cấp tính: 40 – 80 mg/ ngày chia 4 lần (tối đa 250mg/ ngày); dùng các thành phẩm tan trong nước tiêm tĩnh mạch ở trường hợp cấp cứu như sốc phản vệ hoặc cơn hen nặng, 25 – 50 mg lặp lại tuỳ theo tiến triển.

Các bệnh bán cấp: 30 – 60 mg/ ngày chia 3 – 4 lần.

Các bệnh mạn tính: 5 – 40 mg/ ngày; liều duy trì cần được tìm ra thật cẩn thận ở mỗi trường hợp bằng cách giảm dần liều dùng sau giai đoạn cấp hoặc bán cấp; liều này được cho dùng làm 1 lần vào buổi sáng; để giảm đi các tác dụng phụ, người ta dùng gấp đôi liều duy trì cứ 2 ngày 1 lần.

Tiêm quanh khớp và vào khớp các dịch treo vi tinh thể: vô khuẩn thật tuyệt đối vì có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thụt rửa trong các chứng viêm ruột kết loét xa; các kem bôi ngoài da.

Thận trọng, chống chỉ định, và tác dụng phụ: xem trên.

Tưdng tác: với các thuốc chống viêm không phải steroid (tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng); với các thuốc lợi tiểu thải kali (tăng thiếu hụt kali); với digitalin (tăng độc tính thuốc này vì giảm kali huyết); với các barbituric, phenytoin, rifampicin (làm giảm hiệu lực các corticoid); với dẫn chất salicylat, sulffamid hạ đường huyết, thuốc kháng vitamin K, vitamin D, cyclophosphamid (các corticoid làm giảm hiệu lực các thuốc này).

CÁC GLUCOCORTICOID TỔNG HỢP KHÁC DÙNG TOÀN THÂN

Betamethason

Betnesol ® (Glaxo Wellcom«)

Célestène ® (Schering – Plough) Diprostène ® (Schering – Plough)

Tương               đương:          0,75mg

betamethason = 5mg prednisolon.

Liều dùng: 0,5 – 2mg/ ngày dùng uống. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: 2 – 20mg/ ngày.

Dexamethason

Décadron ® (MDS – Chibret) Dectancyl ® (Roussel) Soludécadron ® (MDS – Chibret)

Tương               đương:          0,75mg

dexamethason = 5mg prednisolon.

Liều dùng: 0,5 – 2mg/ ngày dùng uống. Tiêm tĩnh mạch hoặc bắp: 2 – 20mg/ ngày.

Methyl prednisolon

Methyl prednisolon – tên thông dụng

Dépo-Médrol ® (Pharmacia & Upjohn).

Médrol ® (Pharmacia & Upjohn).

Solu- Médrol ® (Pharmacia & Upjohn).

Tương đương:             4mg methyl-

prednisolon = 5mg prednisolon.

Liều dùng: 4 – 12mg/ ngày dùng đường uống. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: 20 – 60mg/ ngày.

Paramethason

Dilar ® (Cassenne).

Tương đương: 2mg paramethason = 5mg prednisolon.

Tiêm bắp (dạng thuốc chậm): 40mg cứ 2 – 10 ngày / lần.

Prednison

Cortancyl ® (Roussel).

Tương đương: 5mg prednison = 5mg prednisolon.
Liều dùng: 5 – 15mg/ngày dùng uống.
Triamcinolon

Hexatrion longue durée ® (Lederle). Kénacort Retard ® (Squibb). Tédarol ® (Specia).

Tương đương: 4mg triamcinolon = 5mg prednisolon.

Tiêm bắp: 40 – 120mg cứ 3 – 6 tuần/ lần.

CÁC KHOÁNG CORTICOID DÙNG TOÀN THÂN

Desoxyco rton

Syncortyl ® (Roussel).

Đồng nghĩa:      desoxycorticosteron, deoxycorton, DOCA, syncortin.

Tính chất: hormon vỏ thượng thận tự nhiên, hiện nay sản xuất bằng tổng hợp, có các tác dụng vô cơ corticoid như: giữ nước và natri, thải kali (tác động đến hấp thụ lại ở ống thận).

Thời gian tác dụng: 24 giờ.

Chỉ định và liều dùng

Suy thượng thận cấp (cơn bệnh Addison); tiêm bắp, dùng bơm tiêm thuỷ tinh cứ 12 giờ 1 liều 10mg trong 48 giờ đầu, rồi cứ 24 giờ/ 1 lần trong 2 ngày tiếp theo (trẻ em: 10mg/ m2/ ngày); sau đó, liều dùng tuỳ theo tiến triển.

Suy thượng thận mạn (bệnh Addison): 5mg dùng 2 – 3 lần/ tuần.

Phối hợp với glucocorticoid và chế độ ăn mặn bình thường.

Thận trọng

Dùng thận trọng khi bị cao huyết áp, suy tim.

Suy thận hoặc gan.

Giảm liều dùng nếu có ứ natri hoặc giảm kali huyết.

Dùng quá liều: ứ natri và nưổc, tăng cân, phù nề, cao huyết áp, giảm kali- huyết.

Tương tác: với digitalin (giảm kali huyết làm tăng độc tính của digitalin; với các barbituric, phenytoin và rifampicin (giảm hiệu lực của desoxycorton do cảm ứng enzyme ở gan); với các thuốc lợi tiểu làm tăng thải kali (gia tăng nguy cơ thiếu hụt kali).

CÁC KHOÁNG CORTICOID KHÁC

Fludrocortison

Do hiệu thuốc trung tâm bệnh viện cung cấp.

Liều dùng: 25 – 100mg/ ngày chia 1 – 2 lần uống.

CÁC CORTICOID DÙNG QUA TRỰC TRÀNG

THỤT RỬA

Betamethason

Betnesol ® (Glaxo Wellcome). Tixocortol

Rectovalone ® (Jouveinal).

CÁC THUỐC BỌT TRỰC TRÀNG

Hydrocortison

Colofoam ® (Norgine)

Proctocort ® (Boehringer Ingelheim).

Chỉ định

Thụt rửa: viêm trực kết tràng xuất huyết.

Thuốc bọt trực tràng

(hydrocortison):  các thể trực tràng – sigma của bệnh viêm trực tràng xuất huyết, bệnh Crohn ruột kết, viêm trực tràng sau chiếu xạ.

Chống chỉ định: loét dạ dày – tá tràng tiến triển, các nhiễm virus (herpes, zona, viêm gan virus) nhiễm khuẩn hoặc vi nấm; bệnh ký sinh trùng đường ruột, nghẽn ruột, áp xe, lỗ rò.

Tác dụng phụ: có khả năng hấp thụ lại ở ruột và các tác dụng phụ toàn thân, nguy cơ bội nhiễm tại chỗ.

CÁC CORTICOID DÙNG TIÊM THẤM

Chỉ định

Tiêm trong khốp: các chứng viêm thấp khốp mạn, hư khớp dịch rỉ, tràn dịch sau chấn thương. Trước khi tiến hành bất kỳ tiêm thấm trong khốp, phải hút chất lỏng hoạt dịch để đưa xét nghiệm nhằm xác định đặt vị trí đúng của kim và để giảm nhẹ đau.

Tiêm quanh khớp: viêm quanh khớp vai – cánh tay hoặc háng, viêm ban hoạt dịch, viêm gân, viêm bao gân, hội chứng ống cổ tay, viêm mỏ lồi cầu, các chứng đau gót chân.

Tiêm ngoài màng cứng: đau lưng, đau dây thần kinh hông.

Chống chỉ định

Viêm khớp nhiễm khuẩn (mới hoặc cũ).

Tổn thương hoặc nhiễm khuẩn ngoài da ở lân cận.

Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Nhiễm virus (nhất là herpes, zona, thuỷ đậu), nhiễm khuẩn (nhất là lao tiến triển), nhiễm vi nám.

Điều trị chống đông máu.

Tiểu đường.

Gãy xương, hoại tử xương.

Phụ nữ có thai, nuôi con bú.

Thận trọng

Vô khuẩn ngoại khoa nghiêm ngặt: chọc hút cần tiến hành trên da lành lặn, khử trùng với cồn iod, bơm tiêm chứa sẵn thuốc, hoặc dụng cụ tiệt trùng ở nồi hấp, găng tay vô khuẩn. Các lần tiêm lặp lại làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Ở trường hợp chẩn đoán không chính xác, tiến hành chọc hút khớp trước và xét nghiệm chất lỏng hoạt dịch là cần thiết.

Sau khi đã thông báo cho bệnh nhân biết về các nguy cơ có thể gặp phải, thấy thuốc cần được bệnh nhân đồng ý và đảm bảo là cách tiến hành sẽ được một người thứ ba biết đến.

Tác dụng phụ

Nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ: viêm khốp nhiễm khuẩn (nhiều khi do tụ cầu khuẩn) xảy ra 24 – 72 giờ sau khi tiêm vào trong khổp: viêm quanh màng cứng và viêm màng não sau khi tiêm vào ngoài ống sống; viêm bao khớp nhiễm khuẩn; apxe sau tiêm quanh khốp. Các tai biến nhiễm khuẩn này đều rất nặng nhưng hiếm gặp và ước tính từ 2 – 5 lần trên 100.000 lần tiêm.

Viêm khớp cấp có vi tinh thể, tự thoái lui trong vòng 24 – 48 tiếng.

Trị liệu kéo dài có thể gây ra những tác dụng không mong muốn toàn thân: giảm kali huyết, ứ nước và natri, hội chứng Cushing, teo vỏ thượng thận.

Teo da tại chỗ, các mô dưới da và các mô cơ – gân (nguy cơ đứt gân): tác dụng này thường xảy ra hơn với các cách tiêm dịch treo so với các lần tiêm dung dịch.

CÁC BIỆT DƯỢC

Betamethason

Betnesol ® tiêm (Glaxo Wellcome) Célestène ® (Schering-Plough) Diprostène ® (Schering-Plough) Cortivazol

Altim ® (Roussel) Dexamethason

Dectancyl ® (Roussel) Soludécadron ® (M.S. & D- Chibret) Hydrocortison

Hydrocortison ® (Roussel) Methylprednisolon

Dépo – Médrol ® (Pharmacia & Upjohn)

Paramethason

Dilar ® (Cassenne)

Prednisolon

Hydrocortancyl ® (Roussel) Triamcinolon

Hexatrione LD ® (Lederle)

Kénacort Retard ® (Squibb) Tédarol ® (Specia)

CÁC THUỐC KHÁNG CORTISOL

Aminoglutethimid

Orimétène ® (Ciba – Geigy).

Tính chất: Thuốc kháng cortisol tổng hợp tác động ở tuyến thượng thận do ức chế sự tổng hợp các steroid của tuyến này và ở ngoại vi sự biến đổi các androgen thành estrogen. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng ức chế đến tuyến giáp.

Chỉ định

Các ung thư vú phụ thuộc nội tiết đã di căn ở sau tuổi mãn kinh.

Chứng tăng cortisol: bệnh Cushing, các u tuyến và carcinoma ở thượng thận, các hội chứng Cushing cận ung thư.

Liều dùng

Ung thư vú: các liều tăng dần tới 500 – 1000 mg/ ngày (tối 2g trong trường hợp chứng tăng cortisol).

Chứng tăng cortisol: liều dùng từ 500 mg đến 2 g/ ngày; điều chỉnh tuỳ theo mức cortisol huyết; cần phối hợp 30 – 50 mg/ ngày hydrocortison và có khi với 50 – 150 pg/ ngày íludrocortison để tránh suy thượng thận do hiệu lực ức chế của aminoglutethimid.

Thận trọng

Theo dõi huyết áp, huyết đồ và chức năng tuyến giáp.

Khả năng lái xe có thể bị giảm đi trong khi điều trị.

Kiêng rượu trong thời gian trị liệu.

Dùng biện pháp tránh thai tại chỗ có hiệu quả cho các phụ nữ trong tuổi sinh sản.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với aminoglutethimid hoặc glutethimid.

Rối loạn chuyển hoá porphyrim.

Có thai (nguy cơ lưỡng tính giả ở bào thai); cho con bú.

Tác dụng phụ

Buồn ngủ, chứng thất điều, nhức đầu.

Nổi mẩn ngoài da, ban đỏ.

Giảm bạch cầu và tiểu cầu; có khả năng mất bạch cầu hạt.

Có khả năng viêm phế nang dị ứng.

các hormon tuyến giáp

Levothyroxin

L – Thyroxin ® (Roche) Lévothyrox ® (Merck – Clévenot).

Tên khác: tetra – iodothyronin, T4 quay trái, L – T4.

Tính chất: thuốc lựa chọn để điều trị thay thế suy tuyến giáp.

Chỉ định

Điều trị thay thế trong chứng suy tuyến giáp nguyên phát hoặc nguyên nhân ở tuyến yên ở chứng phù niêm, bướu cổ đơn thuần, viêm tuyến giáp mạn, adenocarcinoma tuyến giáp.

Không nên dùng ngoại trừ cho chứng suy tuyến giáp đã xác định.

Liều dùng: trong điều trị thay thế, liều dùng thay đổi tuỳ theo mức trầm trọng của chứng suy giáp, thường bắt đầu từ 5 – 12,5 pg/ ngày dùng uống, sau tăng dần tối liều tối ưu (100 – 150fig/ngày); nếu chưa đạt được đáp ứng , cần nghĩ tối chẩn đoán sai lầm hoặc rối loạn hấp thụ.

Thận trọng

Thận trọng ở người cao tuổi hoặc có bệnh mạch vành và trong trường hợp phù niêm mạn (mẫn cảm thường hay gặp) hoặc tiểu đường.

Trong trường hợp suy giáp do tuyến yên hoặc suy vỏ thượng thận phối hợp, cần điều chỉnh chứng suy thượng thận này trước khi sử dụng levothyroxin (nguy cơ suy vỏ thượng thận cấp).

Chống chỉ định

Cường năng tuyến giáp, bệnh Basedow.

Các bệnh tim mất bù, đau thắt ngực, xơ cứng động mạch.

Tác dụng phụ

Các dấu hiệu ưu năng tuyến giáp (dùng quá liều): thần kinh dễ kích thích; mất ngủ, nhức đầu, tăng thân nhiệt, toát mồ hôi, gầy sút quá mức, tiêu chảy, run rẩy.

Rối loạn tim mạch: mạch nhanh, loạn nhịp nhanh, đau vùng tim, loạn nhịp: trường hợp suy mạch vành, nhồi máu cơ tim.

Phản ứng dị ứng ngoài da.

Tưdng tác: với các thuốc chống đông uống (tăng cường tác dụng các thuốc này mà liều dùng phải giảm
đi); với insulin và các thuốc hạ đường huyết uống (giảm tác dụng hạ đường huyết; nhiều khi cần điều chỉnh liều dùng); với các thuốc giống giao cảm và chống trầm cảm ba vòng (tăng cường tác dụng lẫn nhau; cần điều chỉnh liều) với cholestyramin (giảm tác dụng như tuyến giáp).

CÁC THUỐC TƯƠNG TỰ

Liothyronin (L  T3)

Cynomel ® (Marion Merrell)

Liều dùng: người lớn 75pg/ ngày. Levothyroxin + liothyronin Euthyral ® (Merck – Clévenot).

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận