Trà Kỷ tử hoa Cúc – Tác dụng và cách làm

Sức khỏe đời sống

Kỷ tử được người xưa mạnh danh là “Minh Nhãn Tử” – hay còn gọi là “hạt sáng mắt”; thi gia đời Tống – Tô Triệt ca ngợi vẻ đẹp của hoa Cúc thế này: “Bạch cúc Nam Dương hữu kỳ công, Người ở trên đầm đa phần thọ”. Cúc hoa có công hiệu sơ phong thanh nhiệt, bình can minh mục; chủ trị phong nhiệt cảm mạo, đau đầu chóng mặt, hoa mắt, mắt đỏ sưng đau. Là những loại thuốc chứ danh thường dùng nhất tại Trung Quốc, hai vị thuốc này đơn giản kết hợp với nhau thành trà Kỷ tử hoa Cúc, đây là loại trà truyền thống của quốc gia đông dân nhất thế giới này, nó thuộc vào loại trà phối phương của Trung y, có công dụng thanh can minh mục, khứ can hoả, giúp điều trị các chứng về mắt,… rất tốt.

Phương thức uống trà Kỷ tử hoa Cúc rất đơn giản, không cần theo hướng dẫn cụ thể của Trung y, bạn có thể phối hợp chúng một cách dễ dàng ngay tại nhà mình, vậy trà Kỷ tử hoa Cúc có những công hiệu và tác dụng gì? Cách uống trà Kỷ tử hoa Cúc thế nào mới đúng, hôm nay chúng ta cùng phân tích nhé các bạn!

Công hiệu và tác dụng của trà Kỷ tử hoa Cúc

1, Thanh nhiệt khứ hoả, (Ban Thảo Cương Mục) viết về Kỷ tử hoa Cúc như thế này: “vị ngọt, tính bình, có công hiệu tán phong nhiệt, bình can minh mục”. Can hoả có thể làm vàng lòng trắng mắt, nếu như vậy thì không đẹp chút nào rồi. Uống trà Kỷ tử hoa Cúc thường xuyên giúp bình can, sáng mắt, làm mắt có sức hấp dẫn hơn.

Vị thuốc câu Kỷ tử
Vị thuốc câu Kỷ tử

2, Bảo vệ mắt, làm sáng mắt; nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, hoa Cúc hàm hàm chứa lượng vitamin A phong phú, là một chất quan trọng để giữ gìn sức khoẻ cho mắt.
Trà hoa Cúc giúp đầu óc tỉnh táo, hai mắt tinh tường, có tác dụng đặc biệt tốt với những người bị khô mắt do can hoả vượng, lao động thị lực quá nhiều; ngoài ra những người thường cảm thấy khó chịu ở mắt do làm việc văn phòng thường xuyên, uống trà hoa Cúc sẽ có nhiều lợi ích tốt. Mắt không bị khô nữa, không cận thị nữa, giống như người ta vẫn nói là sáng mắt chắc răng vậy.

3, Giảm mệt mỏi cơ thể, “bổ thận sinh tinh, dưỡng can, minh mục, cứng gân cốt, khứ hư lao, dưỡng nhan sắc, trắng da, minh mục an thần, làm người ta trường thọ”. Y học hiện đại chứng minh rằng, Kỷ tử có tác dụng rõ rệt đối với những người hay cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức lực – hay còn gọi là những người có tình trạng sức khoẻ mất cân bằng. Thoát khỏi tình trạng này, và làm cho đôi mắt của bạn có sức hấp dẫn hơn.

4, Cải thiện tình trạng khô mắt, giảm thị lực: cho thêm lá Dâu, Kỷ tử vào trà hoa Cúc, đây chính là ba loại thuốc bảo vệ mắt, nước trà này cũng chính là trà Cúc Khởi chứ danh; đặc biệt những người phải làm việc bằng máy vi tính, học sinh phải thâu đêm ôn luyện bài tập đều sẽ xảy ra tình trạng mỏi mắt, những người cận thị cũng thường xuyên cảm thấy khô mắt, thì nên thường xuyên uống trà hoa Cúc để cải thiện tình trạng khó chịu ở mắt, giảm bớt các triệu chứng nêu trên.

Cách pha trà Kỷ tử hoa cúc

Chuẩn bị: Cúc Hàng Châu 10g (cần chú ý một chút, Cúc hoa yêu cầu là Cúc trắng Hàng Châu), Kỷ tử 10g.
1, Trước khi pha trà, mọi người cần đem Kỷ tử và hoa Cúc rửa sạch bằng nước, sau đó cho lượng vừa đủ Kỷ tử và hoa Cúc vào trong cốc thuỷ tinh, cho nước sôi vào rồi đậy nắp lại, đợi từ 2-3 phút là có thể thưởng thức được.

Tác dụng của trà Kỷ tử hoa Cúc
Tác dụng của trà Kỷ tử hoa Cúc

2, Đợi nước trà đủ nguội là có thể uống được, sau đó lại có thể cho thêm 3-4 lần nước sôi nữa.

Chú ý: không nên uống trà Kỷ tử hoa Cúc vào buổi tối, tốt nhất uống sau khi ngủ dậy 1 tiếng, hoặc sau ăn 30 phút, vì hoa Cúc có tính mát, Kỷ tử sinh huyết, nên uống vào buổi tối sẽ gây mất ngủ. Ngoài ra do hoa Cúc có tính mát, Kỷ tử còn hàm chứa hormon thực vật gây ảnh hưởng đến nội tiết nên những người bị lạnh bụng, hay đi ngoài, phụ nữ hành kinh, mang thai, người dưới 18 tuổi không nên sử dụng.

 

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận