Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng người lớn

Phác đồ điều trị

Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là hiện tượng nhiễm khuẩn ở nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, bao gồm: Viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Tác nhân gây viêm phổi cụ thể là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, nhưng không phải là trực khuẩn lao.

I. CHẨN ĐOÁN:

Trên bệnh nhân đang sống ở ngoài cộng đồng hoặc không ở bệnh viện trong vòng 2 tuần lể ít nhất trước đó, mới xuất hiện và có ít nhất 3 trong 4 dấu hiệu sau:

  1. Có 1 trong các biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, ớn lạnh (hoặc sốt), chán ăn, sa sút tri giác mới xuất hiện.
  2. Có 1 trong các biểu hiện cơ năng hô hấp: Nặng ngực, khó thở, ho, khạc đàm đục.
  3. Các biểu hiện thực thể khi khám phổi: Tiếng thở bất thường, ran nổ.
  4. Xquang ngực: Hình ảnh thâm nhiễm (tổn thương lấp đầy phế nang) mới.

* CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

  1. Lao phổi:
  2. Tràn dịch màng phổi:
  3. Nhồi máu phổi:
  4. Ung thư phổi:
  5. Dãn phế quản bội nhiễm:

II. ĐIỀU TRỊ:

1. Nguyên tắc chung:

  • Lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh nhưng ban đầu thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc.
  • Thời gian dùng kháng sinh: Từ 7-10 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.
  • Điều trị triệu chứng nếu cần:

Giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol 0.5g x 4 lần/ngày nếu sốt trên 380C. Hồi phục nước điện giải, Vitamin B1, B6 liều cao cho người nghiện rượu, đảm bảo dinh dưỡng.

2. Điều trị:

  • Amoxicillin/A.Clavulanic (Curam, Augmentin, Klamentin…)1gx 3 lần/ ngày
  • Hoặc Clarythromycin 5gì2 lần/ ngày
  • Hoặc Azithromycin N1: 0,25g uống 2 viên /1lần/ ngày.N2-N5:0,25g x 1 viên uống/1 lần/ ngày
  • Hoặc Levofloxacin 0,75g 1 lần /ngày
  • Hoặc Cephalosporin  thế  hệ  2,  3  (Cefuroxim  0,5mg  x  3  lần/ngày  hoặc Cefpodoxim 200mg x 2 lần/ngày).
  • Khi ho khan nhiều gây mất ngủ, có thể cho các thuốc giảm ho như:

+ Terpin codein (biệt dược Acodin…) 15 – 30mg / 24giờ

+ Dextromethophan 10 – 20mg / 24giờ.

  • Khi ho đàm nhiều có thể kết hợp với thuốc long đàm: Acetyl Cystein 200mg x 3gói / 24giờ.

3. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ:

Tốt:

  • Triệu chứng cơ năng và toàn thân tốt lên (đặc biệt là sốt giảm hoặc hết sốt)
  • C-Reactive Protein (CRP) giảm.
  • Có hay không triệu chứng thực thể tại phổi giảm.
  • Có hay không bạch cầu máu giảm.
  • Có hay không tổn thương trên X-quang ngực giảm.

Xấu:

  • Triệu chứng cơ năng và toàn thân diễn biến xấu hơn (đặc biệt là sốt không giảm).
  • CRP không giảm.
  • Triệu chứng thực thể tại phổi (+/-)
  • Có hay không biến chứng (áp-xe phổi, mủ màng phổi, nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, viêm màng nảo, viêm nội tâm mạc…)
  • Tăng bạch cầu (+/-)
  • Có hay không tổn thương trên X-quang ngực.

Xem thêm:

Bệnh Viêm phổi nặng do vi khuẩn tại cộng đồng

Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, viêm phổi liên quan đến thở máy

Phác đồ điều trị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận