Phác đồ điều trị trúng độc da do thuốc

Phác đồ điều trị

Trúng độc da do thuốc là một tình trạng bệnh lý thường gặp, do cơ thể phản ứng khác thường với một hoặc nhiều loại thuốc được đưa vào bằng đường uống hoặc đường tiêm hoặc sử dụng tại chỗ. Dị ứng có thể từ mức độ nhẹ, thoáng qua, dễ khỏi nên dễ bị bỏ qua cho đến mức độ nặng như hội chứng Stevens – Jonhson, hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc, có thể gây tử vong. Hiện nay khi các thuốc mới được sử dụng ngày càng nhiều, việc mua bán thuốc quá dễ dàng càng làm cho nguy cơ dị ứng thuốc dễ xảy ra.

Các thuốc gây dị ứng có tỉ lệ cao như kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, kháng viêm.

Một số yếu tố nguy cơ như: Cơ địa dị ứng, tiền định gia đình, đường sử dụng thuốc … làm gia tăng khả năng dị ứng thuốc.

Chẩn đoán: Dựa vào

  • Bệnh xuất hiện đột ngột, tiền sử có tiếp xúc hoặc sử dụng thuốc
  • Triệu chứng lâm sàng:
    • Phát ban dát sẩn
    • Mày đay
    • Hồng ban đa dạng
    • Hội chứng Stevens-Jonhson
    • Hội chứng Lyell
    • Hồng ban nút.
    • Hồng ban sắc tố cố định tái phát.
    • Phát ban nhạy cảm ánh sáng.
    • Ban xuất huyết
    • Đỏ da toàn thân
    • Sạm
    • Phát ban dạng mụn trứng cá
    • Rụng tóc.
    • Chàm.
  • Cần chẩn đoán phân biệt tùy theo bệnh cảnh lâm sàng.

Điều trị:

1/ Nguyên tắc:

  • Ngưng ngay các thuốc nghi ngờ.
  • Xử trí các vấn đề có liên quan đến tổng trạng
  • Chống nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân.
  • Vitamin C liều
  • Kháng Histamin nếu ngứa
  • Corticoid chỉ nên sử dụng trong những ngày đầu và khi cần thiết

2/ Chăm sóc một bệnh nhân d ứng thuốc nặng:

  • Nằm phòng vô khuẩn, drap hấp, rắc bột Tale hấp
  • Xoay trở chống loét, hút đàm nhớt để thông đường thở, chăm sóc mắt tránh loét kết giác mạc gây dính khi bệnh lành. Nếu thương tổn tiết dịch nhiều có thể sử dụng các Tulgas đắp để giảm đau, giảm mất nước
  • Điều chỉnh thăng bằng điện giải, cung cấp đủ lượng nước hằng ngày qua đường truyền và uống
  • Nuôi ăn qua đường miệng, dịch truyền hoặc đặt sonde nếu cần
  • Thuốc: Kháng sinh, dịch truyền, vitamin C, kháng histamine, corticoid nếu cần
  • Theo dõi: dấu hiệu sinh tồn, lượng nước xuất nhập mỗi ngày, tình trạng tiết dịch, theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng mới của dị ứng thuốc

Phòng ngừa:

Phải sử dụng thuốc đúng chỉ định, đúng liều, tránh tương tác thuốc có hại. Cần hết sức thận trọng khi người bệnh có tiền sử dị ứng trước đó ngay trong lần kê toa đầu tiên.

Phác đồ điều trị
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận