Nhu cầu sinh tố (Vitamin) hàng ngày của cơ thể

Món ăn chữa bệnh

Vitamin là những chất hữu cơ có ở hầu hết các sinh vật, nhưng có rất ít và người ta cũng chỉ cần rất ít. Mỗi ngày từ 01-02 Microgram đến mấy chục Miligram. Nhưng không có không được. Nó rất cần để chuyển hóa các loại thực phẩm để sinh nhiệt lượng, để tạo các tế bào ở khắp các bộ phận trong người, để tổng hợp những Enzym, Hormon và kháng thể chống lại bệnh tật sẽ giảm sút, thiếu lâu sẽ sinh bệnh.

Trong hệ tiêu hóa với điều kiện thuận lợi thì một ít Vitamin K và Vitamin nhóm B được sinh ra bởi những vi sinh vật ở cuối đoạn ruột non và đầu ruột già, còn hầu hết các Vitamin đều phải lo thực phẩm mang vào thêm mới đủ nhu cầu.

Vitamin được chia làm 02 loại:

  1. Nhóm tan trong nước: Vitamin B1, B2, B6, B12, PP, C.
  2. Nhóm tan trong chất béo: Vitamin A, D, E, K. Những Vitamin này thường có trong dầu, mỡ thực vật hoặc động vật và có những điểm giống nhau như:

– Chịu được nhiệt độ nên không bị hư hao trong khi nấu chín các thức ăn.

– Thấm qua ruột vào máu cùng với Acid béo của dầu vì thế khi dầu mỡ, không tiêu được thì các Vitamin này cũng không vào máu được.

– Vì không tan vào nước nên khi có thừa cũng không theo nước tiểu ra ngoài mà tích tụ lại trong cơ thể, nhất là ở gan. Nếu quá mức Vitamin A và D có thể sinh độc.

Người ta thường chỉ đề ra nhu cầu một số Vitamin: B1, B2, PP (03 Vitamin này liên quan với nhu cầu năng lượng) và Vitamin A (liên quan với chứng khô giác mạc), Vitamin D (với bệnh Ricket), Vitamin C (với bệnh Scorbut) nên Tổ chức Y tế Thế giới có đề cập bảng quy định như sau:

Vitamin B1 : 0,4mg cho 1.000calo.

Vitamin B2 : 0,55mg cho 1.000calo.

Vitamin PP : 6,6mg cho 1.000calo.

(Tryptophan có thể chuyển thành Niaxin (Vitamin PP)trong cơ thể và người ta đã tính 01mg Niaxin = 60mg Tryptophan).

Vitamin C   : 30mg cho trẻ em và người lớn.

100mg cho phụ nữ có thai.

150 mg cho bà mẹ con bú.

Vitamin D   : 100mcg = 400 đơn vị cho trẻ em và thanh niên.

2,5 mcg = 100 đơn vị cho người đứng tuổi.

Vitamin A: có trong tổ chức động vật nhiều nhất là trong gan cá biển, dưới dạng Este và trong lòng đỏ trứng dưới dạng rượu tự do (Retinol).

Trong thực vật thì Vitamin A (Provitamin A) lá các sắc tố Caorotenoit, khi vào cơ thể được chuyển hóa thành Vitamin A, Beta-Caroten là loại có hoạt tính cao nhất. tuy Vitamin A và Caroten rất phổ biến trong nhiều loại thực phẩm như gan cá, trứng, rau, củ, hoa quả màu vàng, nhưng chứng thiếu Vitamin A gây khô giác mạc dẫn tới mù lòa vẫn thường xảy ra do thiếu hiểu biết về dinh dưỡng. Sau đây là bảng nhu cầu Vitamin A và Beta-Caroten cho các lứa tuổi và đối tượng sinh lý theo Tổ chức Y tế Thế giới:

NHU CẦU VITAMIN A

Lứa tuổi và đối tượng sinh lý Cung cấp từ nguồn động vật Cung cấp từ nguồn thực vật
Reetinol  (mcg) Vitamin A

(đơn vị quốc tế)

Beta-Caroten

(mcg)

Vitamin A

(đơn vị quốc tế)

0-12 tháng 300 1.000 600 2.000
1-3 tuổi 250 833 500 1.667
4-6 tuổi 300 1.000 600 2.000
7-9 tuổi 400 1.333 800 2.667
10-12 tuổi 575 1.917 1.150 3.833
13-15 tuổi 725 2.417 1.450 4.833
16-19 tuổi 750 2.500 1.500 5.000
Người đứng tuổi 750 2.500 1.500 5.000
Phụ nữ có thai 900 3.000 1.800 6.000
Phụ nữ cho con bú 1.050 3.500 2.100 7.000

Chú thích: người ta dùng Vitamin A Axetat để làm chuẩn, 01 đơn vị quốc tế Vitamin A = 0,344 mcg Vitamin A Axetat = 0,300 mcg Retinol = 0,600 mcg tiền Vitamin A.

Món ăn chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận