Bệnh sốt rét nên uống như thế nào?

Món ăn chữa bệnh

1. Y học hiện đại: Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do muỗi Anôphen (còn gọi là muỗi đòn xóc) mang ký sinh trùng sốt rét gây nên. Muốn tránh được bệnh sốt rét biện pháp duy nhất là tiêu diệt muỗi tận gốc và chống muỗi đốt vào người.

Nếu bị muỗi Anôphen đốt thì thường từ 07 đến 14 ngày kể từ khi muỗi đốt, người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, rồi sốt thành cơn có 03 thời kỳ:

  1. Thời kỳ rét run: Người bệnh cảm thấy rét từ bên trong, dù có đắp nhiều chăn vẫn thấy rét. Nhưng sờ vào người bệnh thì lại nóng sốt. Thời kỳ này kéo dài từ 15 phút đến 01 giờ.
  2. Thời kỳ sốt: Qua cơn rét run là cơn sốt cao. Người bệnh cảm thấy nóng, bứt rứt khó chịu, mặt mày đỏ bừng, đau nhức, mệt mỏi. Thời kỳ này kéo dài từ 01 đến 04 giờ.
  3. Thời kỳ ra mồ hôi: đây là thời kỳ kết thúc cơn sốt. Nhiệt độ cơ thể giảm dần, ra mồ hôi nhiều, khát nước, chóng mặt, đầu vẫn nhức, có thể có nôn mửa. Nhưng rồi người bệnh thấy dần dần dễ chịu.

Cơn sốt ở từng người bệnh có khác nhau. Có người bị nhiều cơn rét run trong ngày, cơn sốt thì liên miên không lúc nào dứt. Có người cơn sốt đến hàng ngày hoặc cách ngày (sốt cách nhật). Sự khác nhau này là do các loại ký sinh trùng sốt rét không giông nhau.

Cứ mỗi cơn rét run, hàng triệu hồng cầu bị ký sinh trùng sốt rét phá huỷ, và cứ như thế người bệnh bị thiếu máu, xanh xao. Nếu điều trị tốt, người bệnh sẽ khỏi hẳn, bằng không bệnh sẽ dai dẳng. Da xạm như da chì. Gan và lá lách bị sưng, bụng ỏng dễ dẫn đến suy kiệt. Có người bị biến chứng nặng trở thành sốt rét ác tính, sốt cao, mê man, cuồng sảng, vàng mắt, vàng da, suy thận, đái ít, hoăc đái nước tiểu màu đen (đái ra huyết sắc tố) dẫn đến nguy kịch dễ chết.

2. Y học cổ truyền: gọi là bệnh sốt rét lá “ngược tật” biểu hiện là sốt rồi rét, rét rồi sốt (hàn nhiệt vãng lai) có từng cơn trong ngày, hoăc cách nhật hoặc 03 ngày một cơn. Hay phát vào cuối hạ sang thu, do tà khí bên ngoài xâm nhập vào chính khí vệ khí của cơ thể. Hai bên tranh chấp nhau mới xảy ra hiện tượng nóng rét qua lại. Vì tà khí lấn vào nhiều, ít, nông, sâu khác nhau, nên có hiện tượng từng cơn không giống nhau.

  1. Chính ngược: Khi bắt đầu làm cơn thì rùng mình, sởn gai ốc, ngáp vặt, kế đó rét run cầm cập, mình mảy, tay chân bải hoải, mạch trầm huyền. Hết rét rồi lên cơn sốt, trong người toàn thân đều nóng như đốt, nhức đầu như búa bổ, mặt đỏ môi hồng, bứt rứt, khát uống nước lạnh, ngực, sườn đầy tức, đắng miệng, dạ cồn cào, mạch hồng đại mà sác. Cuối cùng khắp người đổ mồ hôi, sốt lui rồi người mát, mạch trở lại bình thường.
  2. Ôn ngược: Sốt nhiều mà rét ít, nặng lắm thì có khi chỉ sốt không rét, nhức đầu, tay chân nhức mỏi, khát nứơc, thỉnh thoảng nôn. Ra được mồ hôi là hết sốt, rêu lưỡi vàng hoặc hai bên rìa ở đầu lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
  3. Đản ngược: Từ ôn ngược biến nặng hơn, chỉ sốt không rét, bứt rứt, vật vã, ngắn hơi, miệng khát, uống nhiều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nặng lắm thì lưỡi sáng mà khô, người gầy, mạch huyền tế, sác.
  4. Tân ngược: Rét nhiều mà sốt ít, hoặc chỉ rét không sốt, ngực sườn đầy tức, không khát, mệt mỏi hay nằm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền, trì.
  5. Ngực mẫu: Sốt rét lâu không khỏi, chính khí hư suy, tà khí và đờm ngưng trệ, kết thành báng bên sườn trái, hàn nhiệt vãng lai, lúc phát lúc không, bụng dạ khó chịu, ăn kém, sức yếu, người gầy nhom, mặt vàng ngoách, mạch nhu tiểu.

Ngoài những cơn của “ngực tật” ra, Y học cổ truyền còn có “chướng ngực” gọi là sốt rét rừng do khí độc ở núi rừng, nước độc ở khe, ở nguồn gặp người mà chính yếu thì dễ mắc “chướng ngực” quy ra 02 thể:

– Thể nhiệt chướng:  Sốt nhiều rét ít, ngày đêm cứ sốt nóng nư hòn than, mặt đỏ au, nhức đầu, tức ngực, nôn ói có khi nôn ra máu, khát nước, uống nước lạnh, bứt rứt, đau các khớp, tiểu đỏ, gắt, đại tiện bí hoặc tiêu chảy, chảy máu cam, vàng da, sốt nóng liên miên, tinh thần mê sảng, phát cuồng, mạch huyền sác (như thể sốt rét ác tính của Y học hiện đại).

– Thể lãng chướng: Sợ lạnh, run lẩy bẩy, hơi sốt, đau đầu, đau lưng. Khi rét lắp bao nhiêu chăn mền cũng không ổn. Nặng thì hôn mê. Lưỡi trắng, dày mà nhớt. Khi rét lạnh thì mạch vi trì. Khi nóng sốt thì mạch biến sác.

3. Bệnh sốt rét nên ăn uống như thế nào?

Từ xưa, điều trị sốt rét vẫn là loại thuốc Quinin. Do ký sinh trùng ngày càng kháng thuốc sốt rét, nên cho đến nay đã có nhiều phác đồ phối hợp nhiều loại thuốc như Quinin + SMP (loại Sulfamit chậm), Nivaquin + SMP, Quinin Tetracylin… nhưng chưa có biện pháp điều trị nào mang lại kết quả thoả đáng, nhất là với sốt rét dai dẳng.

Dùng thuốc nhiều, lại nhiều loại, uống nhiều ngày, cơ thể ít nhiều sẽ bị nhiễm độc. Do đó, bằng cách ăn uống hợp lý, tránh được nhiễm độc vì thuốc, máu sẽ không bị toan hoá sẽ hạn chế ký sinh trùng sốt rét phát triển, là một trong những biện pháp điều trị phù hợp với sốt rét dai dẳng.

Do tính chất và diễn biến của bệnh sốt rét, kể cả sốt rét dai dẳng, điều trị vẫn trên nguyên lý quân bình Âm Dương mà điều chỉnh thức ăn trong từng giai đoạn của bệnh. Giai đoạn đầu, dùng Thực đơn I đến khi nào cắt cơn sốt, xét nghiệm máu không thấy ký sinh trùng sốt rét. Nếu có lách to và sưng thì lách phải mềm ra và co lại ít nhất từ 01 đến 02 số. Ví dụ: lách số 04 xuống số 02 hoặc lách số 03 xuống số 02, số 01. Khi bệnh đã bắt đầu ổn định mới chuyển sang Thực đơn II để phục hồi những hậu quả ảnh hưởng do sốt rét gây nên như thiếu máu, dẫn đến tình trạng suy kiệt do sốt rét thường gặp ở bệnh nhân sốt rét dai dẳn trong vùng sốt rét lưu hành bằng những thực phẩm chứa nhiều chất khoáng chế biến dưới dạng lỏng để mau chóng quân bình sự hao hụt do đổ nhiều mồ hôi; bằng những thực phẩm chứa nhiều chất đạm, Vitamin nhóm B, C, E, Acid Folic và chất sắt, đồng, Coban để cung cấp những dưỡng chất cần thiết trong quá trình tạo huyết, giải quyết hậu quả thiếu máu và tăng cường những thực phẩm giàu năng lượng, giàu đạm với người bệnh ở tình trạng suy kiệt.

Thức ăn:

– Rau muống, rau rền, rau mùi, cải bắp, cần tây có nhiều chất sắt trạo huyết cầu tố.

– Rong biển, nước tương chứa nhiều loại khoáng, men, Iốt, Canxi… có tác dụng điều chỉnh ruột rõ rệt và thúc đẩy sinh sôi hồng cầu.

– Khoai sọ, khoai lang… chứa nhiều Vitamin C, nâng cao hiệu suất hấp thu khoáng và đẩy mạnh hoạt động của Acid folic đóng vai trò quan trọng về sinh sản hồng cầu.

– Tôm có chất đồng, liên quan đến chuyển hoá sắt ở tổ chức và quan hệ trực tiếp về tổng hợp huyết cầu tố.

– Sò huyết, trai, cá nhỏ, rau câu… có Vitamin B12, A, C, sắt, Iốt, mangan… là thành phần quan trọng của hồng cầu loại bổ gan

– Bí ngô chứa nhiều Vitamin A, B, C có tác dụng tăng huyết.

Nước uống: Theo thực đơn số I hoặc nước nấu Ngải cứu, nhất là nước ép rau tía tô, cà rốt, cần tây, mơ mận, cải soong có đầy đủ chất diệp lục, chất sắt, VitaminA, B, C… những chất này chữa chứng thiếu máu tốt.

Lưu ý:

  1. Trong trường hợp hay bị ói, mửa có thể dùng nước sắc tai quả hồng và trong trường hợp lách to, cứng nên ép nước gừng nóng và đắp cao khoai sọ (xem phần thực phẩm số 32-33) ngày một lần, cứ 07 ngày thì nghỉ 03 ngày đến khi nào lách mềm và co trở lại bình thường thì thôi
  2. Muốn phòng và trị sốt rét có hiệu quả, tiến tới tiêu diệt sốt rét, phải tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nhằm phát hiện sớm, xử trí kịp thời với đường hướng điều trị toàn diện, điều trị tổng hợp. Bằng không, có hy vọng, nếu chỉ trông chờ ở một loại thuốc nào đó mà coi nhẹ nâng cao sức khoẻ con người.

Qua một số tư liệu có kinh nghiệm khi đi vào vùng sốt rét nên uống thêm Vitamin B1. Trong khi đó lại hết sức coi nhẹ vấn đề thực phẩm, ăn cơm gạo hẫm hoặc gạo đã trà đi sát lại quá kỹ, làm mất hết các Vitamin, trong đó có nhiều Vitamin nhóm B, kể cả Vitamin B12, B15.

Còn đề cập một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt rét là đái ra huyết cầu tố ngày một tăng. Theo lý thuyết, một trong những yếu tố sinh chứng này là do loại men bẩm sinh của người mắc bệnh sốt rét bị phá vỡ vì thiếu chất glutation, mà chất này lại có nhiều trong gạo Lứt. Đặc biệt trong sốt rét dai dẳng, sao tránh khỏi nhiễm độc do uống nhiều thuốc sốt rét… cần phải giải độc, thải độc. Nhiều trường hợp ngừng uống thuốc sốt rét thì giảm sốt. Trong gạo Lứt không thiếu chất Acid Phytin có tác dụng thải độc cho cơ thể qua đường ruột. Ngoài ra, trong gạo Lứt còn nhiều chất có ích khác (xem bảng phân chất gạo Lứt) góp phần bồi bổ sức khoẻ, nâng cao chất lượng điều trị bệnh sốt rét.

Món ăn chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận