Lục bệnh truyền biến trong y học cổ truyền

Lý luận Đông y

Then chốt của lục bệnh truyền biến là quyết định ở 3 mặt.

  1. Cảm thụ tà khí nông hay sâu?
  2. Cơ thể người bệnh khoẻ hay yếu?
  3. Phương pháp điều trị đúng hay không?

Như tà khí thịnh, chính khí suy thì sinh ra truyển biểu, chính khí thịnh tà khí suy thì bệnh khỏi. Người khoẻ thì phần nhiều bệnh truyền biến ở ba kinh dương, người yếu thì dễ truyền vào ba kinh âm. Ngoài ra hạ nhầm, phát hãn nhầm cũng là nhân tố đưa đến bệnh truyền biến của ngoại cảm, bệnh ba kinh dương nhiều thì biểu truyền vào bệnh lý ba kinh âm gần nhau do thực chuyển thành hư.

Ba kinh âm nhất định là tự biểu truyền vào lý, mà bệnh tà có thể trúng thẳng ngày vào được.

Chứng hậu của Sáu kinh, tuy kinh nào cũng có chủ chứng, chủ mạch, nhưng trên lâm sàng thường thấy kinh chứng lẫn lộn mà thành ra “hợp bệnh” “tinh bệnh” nay đem quy luật truyền biến tính chất khác nhau trình bày sơ lược như sau:

  1. ĐẠI CUƠNG VỀ ÔN BỆNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁCH CHỮA TRONG ÔN BỆNH

Trong y học phương Đông, chữa các bệnh vẫn dựa vào bát pháp. Tuy vậy ôn bệnh có đặc thù riêng về nguyên nhân, về cơ chế bệnh sinh, nên việc vận dụng các pháp cũng có khác.

Diệp Thiên Sỹ viết: “bệnh ở vệ thì phát hãn. Bệnh ở kinh thì thanh khí. Bệnh ở doanh thì thấu nhiệt chuyển ra phần khí. Bệnh tà vào huyết thì sợ hao huyết động huyết”.

Ngô Cúc Thông viết: “trị thượng tiêu như vũ, phi khinh bất an. Trị hạ tiêu như quyền phi trọng bất trân”. Rõ ràng chữa bệnh ở thượng tiêu dùng thuốc ôn hoà không khinh thanh, không trọng trọc. Bệnh ở hạ tiêu cần dùng thuốc nặng (trọng trọc).

Như vậy khi chữa ôn bệnh cần chú ý:

Giải nhiệt sinh tân: Chú ý bảo tồn tân dịch.

Dùng phép hãn, thổ, hạ không dùng thuốc quá nhiệt, quá hàn.

Cường tâm, an thần, cứu thoát

Do nhiệt cao mà người bệnh có thể mê sảng, cuồng loạn, co giật, làm tâm tạng suy, biểu hiện ra ngoài là mạch vi tế.

Thuốc thanh nhiệt không dùng các loại như thạch cao, tri mẫu, hoàng liên, hoàng cầm.

Cường tâm, không nên dùng khương, quế, phụ tử… nên thay bằng các vị như: ngưu hoàng, tê giác, chu sa, huyền sâm, cường tâm để thần bằng xạ hương. Nhiệt quá độ nên dùng các bài như Ngưu hoàng hoàn, Tử thuyết đan, Chí bảo đơn.

Chữa ôn bệnh cần chú ý phân biệt bộ vị

  • Thượng tiêu

Thượng tiêu có tâm phế, phế chủ khí thuộc vệ, tâm chủ huyết thuộc doanh. Nhiệt ở thượng tiêu chia ra:

Nhiệt ở vệ: dùng thuốc tân lương làm chủ như Ngân kiều tán, Tang cúc ẩm.

Nhiệt ở khí dùng Bạch hổ thang, Bạch hổ gia nhân sâm.

Nhiệt ở doanh: dùng thuốc khổ hàn làm chủ.

Nhiệt thượng doanh âm; khí nhiệt tà từ khí phận chuyển vào doanh phận, dùng Thanh doanh thang bỏ hoàng liên để đẩy nhiệt tà ra khí phận.

Nhưng nhiệt tả ở doanh phận (mạch tế sác) thì không bỏ Hoàng liên.

Nhiệt phạm tâm bào: dùng thanh tâm khai khiếu (tức bài như Thanh dinh thang. Tống phục an cung ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đơn, Tử tuyết đan).

Nhiệt vào huyết phận: gây nói nhảm dùng Thanh dinh thang.

Nhiệt kiêm uế trọc (rêu lưỡi cáu nhờn) thì phối hợp thuốc lạnh với thuốc phương hương như: An cung ngưu hoàng hoàn, Tử tuyết đan, Chí bảo đơn.

Nhiệt kiêm thấp trọc (rêu lưỡi trắng trơn) thì dùng phương hương khai khiếu, tuyên hóa thấp trọc như Hoắc hương chính khí tán.

Khi có ban dùng hóa ban thang.

Phát chẩn dùng ngân kiều tán bỏ đậu sị, thêm sinh địa, huyền sâm, đan bì…

Đổ máu cam, nôn máu dùng Tê giác địa hoàng thang.

  • Nhiệt ở trung tiêu

Trung tiêu chứa tỳ vị.

Tỳ vị biểu hiện ra ôn nhiệt, tà ở tỳ biểu hiện thấp.

Phép thanh: sử dụng khi thấy mạch khí phù hồng – dùng thuốc tân lương, phối hợp với thuốc cam hàn, như bài Bạch hổ thang.

Nếu mạch phù đại, khâu dùng bạch hổ gia nhân sâm.

Nếu có ban chẩn thì dùng Thanh nhiệt hóa ban thang.

Phép hạ: Được dùng trong thực chứng dương minh phủ, biểu hiện táo kết… có thể dùng thừa khí thang.

Khi táo bón kèm suyễn thở, cần phải hạ phối hợp tuyên phế – như bài Tuyên bạch thừa khí thang.

Nếu có mê sảng, dùng Ngưu hoàng thừa khí thang vừa có tác dụng hạ, vừa thanh tâm khai khiếu.

Táo bón thêm nước tiểu đỏ, phiền khát dùng Đạo xích thừa khí.

Đại tiện táo mà mạch vi sác vô lực dùng Tăng dịch thang nhưng nếu mạch trầm nhược, trầm sác dùng Tân gia hoàng long thang.

Chữa thấp ôn ở trung tiêu

Có thể linh hoạt sử dụng:

Phương hương hóa trọc.

Đạm thẩm để lợi thấp.

Thuốc khổ hàn thanh nhiệt,

Chữa ôn nhiêt ở hạ tiêu

Hạ tiêu gồm túc thiếu âm thận và túc quyết âm can. Nếu âm hư, tâm phiền, không nằm yên được dùng Hoàng liên giao kê tử hoàng thang.

Nếu chân âm suy tổn, tân dịch khô kiệt, mạch hư đại hoặc kết đại dùng Phục mạch thang.

Nếu âm hư, dương cang phải tư âm tiền dương.

Thận âm hư, can phong động cần dưỡng âm tức phong.

Nếu tay chân lạnh, mạch tế sác dùng tiểu định phong châu.

Hôn mê co giật, mạch hư nhược sắp tuyệt dùng đại định phong châu.

Cách chữa ôn bệnh: vận dụng các phép: Giải biểu thanh hóa thấp, hoà giải thông hạ, thanh dinh khai khiếu, lương huyết, tức phong, tư âm.

  • Vận dụng phép giải biểu trong ôn bệnh

Chỉ định: ôn bệnh mới phát, tà khí còn ở phần vệ chú ý tà này rất dễ hóa táo, gây tổn thương tân dịch cho nên dung tân lương giải biểu, dùng tân ôn thì nhiệt tà càng làm tổn thương tân dịch, có thể dùng hai nhóm:

Tân ôn giải biểu: bệnh mới phát, sốt cao, sợ lạnh không ra mồ hôi, khát, mạch phù, sác, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi, rìa lưỡi đỏ. (Ngân kiều tán, Tang cúc ẩm).

  • Phép thanh khí

Nhiệt tà còn ở phần khí tác dụng thanh nhiệt sinh tân chỉ khát.

Phép thanh khí gồm:

  • Khinh thanh tuyên khí

Dùng các bài như Chi tử sị thang cho chứng tâm phiền buồn bã, nằm không yên.

  • Tân hàn thanh nhiệt

Dùng Bạch hổ thang cho loại mạch hồng đại, rêu lưỡi vàng.

  • Khổ hàn thanh nhiệt

Dùng Hoàng cầm thang, khí ôn tà ở thiếu dương đởm, miệng đắng, rêu vàng, lưỡi đỏ, mạch huyền sác. Khi ôn tà ở thiếu dương tam tiêu dùng Hoàng liên ôn đởm thang (nóng rét từng cơ, tức ngực, đầy bụng, trướng, tiểu ít, lưỡi nhờn).

Khi biểu chứng chưa giải dùng pháp tuyên khí thấu biểu.

Khi nhiệt ở khí phận thịnh mà tân dịch suy thì dùng phép thanh nhiệt sinh tân.

Khi nhiệt bế ở phế, phần khí của phế uất trở dùng phép thanh nhiệt tuyên phế.

  • Vận dụng phép hoà

Chỉ định phép này là hoà giải biểu lý, phân tiêu trên dưới, tà lưu ở thiếu dương. Phép điều trị là thanh kết thiếu dương. Dùng bài Cao cầm thanh đảm thang

Sốt rét miệng đắng, đau sườn, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ mạch huyền hoạt, sác.

Phân tiêu tẩu tiết. Dùng Ôn đởm thang, khi ôn tà lưu ở tam tiêu phần khí, làm cản trở hóa khí hành thủy, gây thấp đàm ngăn trở khí tan tiêu.

Biểu hiện: phát sốt, ngực đầy, buồn nôn, rêu lưỡi vàng nhờn. Phép điều trị là khai đạt mộ nguyên – khi ôn bệnh lan truyền, tà khí ẩn nấp mộ nguyên – ôn dịch thấp nhiệt, uất bế, biểu hiện triệu chứng: rét run, nóng nhiều, bụng trên đầy, nôn mửa, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch sác.

Dùng bài Đạt nguyên ẩm.

  • Vận dụng phép hóa thấp

Tác dụng trừ thấp hóa trọc, thích dụng với chứng có nhiệt lại kiêm thấp, càng thích dụng với thấp nhiều hơn nhiệt. Bao gồm các cách:

  1. Phương hương hóa trọc: Dùng cho chứng sốt vừa, sợ lạnh, đầy bụng, buồn nôn, rêu lưỡi trơn, không khát. Dùng bài thuốc Hoắc hương chính khí tán gia giảm. Hoặc Phác hạ linh thang.
  2. Tân khai khổ giáng: Dùng cho chứng sốt vừa, ra mồ hôi mà bệnh không giảm, hơi sợ lạnh, khát không muốn uống. Rêu lưỡi trắng mạch hoãn. Dùng bài Vương thị Liên phác ẩm.
  3. Đạm thảm lợi thấp: Dùng cho chứng mình nóng, miệng đắng, khát không muốn uống, ngực bụng đầy tức, buồn nôn, tiểu ít, rêu lưỡi vàng trơn. Dùng Phục linh bì thang. Thấp ở hạ tiêu, tiểu ít người nóng hâm hấp, không khát. Rêu lưỡi trắng, mạch nhu. Hoặc dùng bài Tam nhân thang.
  • Vận dụng phép thông hạ

Phép này có tác dụng công trục nhiệt tà, tán trừ tích trệ, khi có tà nhiệt tích trệ, hoặc thấp nhiệt uế trọc. Thuốc vị đắng dễ hóa táo, gây tổn thương tân dịch không đùng sớm nhóm thuốc này vì thuốc nê trệ dễ giữ tà lại khó giải.

Chứng ở phần khí, nhiệt mạnh dễ tổn thương tân dịch biểu hiện: đái ít, màu vàng đỏ, thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu, càng hại tân dịch. Thông hạ chia ra:

  1. Khổ hàn thông hạ: Khi có nhiệt uất ở lý, miệng đắng, phiền khát, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, tiểu đỏ. Dùng bài Hoàng cầm thang, điều vị thừa khí thang, thích ứng bệnh dương minh phủ.
  2. Tân hàn thanh nhiệt. Khi nhiệt tà nung đốt khí phần, sốt cao, khát ra nhiều mồ hôi, mạch hồng đại. Bài bạch hổ thang.
  3. Khinh thanh tuyên khí: Nhiệt tà mới vào phần lý, mức độ còn nhẹ. Sốt, rêu vàng, hồi hộp vật vã nằm ngồi không yên. Dùng bài Chi tử sị thang.
  4. Thông phá kết: Bài Đào nhân thừa khí thang. Dùng cho ôn bệnh ở hạ tiêu xúc huyết, biểu hiện táo bón, bụng dưới cửng đầy đau nhiều, mạch trầm thực, chất lưỡi đỏ tía.
  5. Phối hợp: có thể phối hợp công bổ. Như công hạ dùng thuốc phù chính thí dụ trong chứng của Dương minh phủ con mà chính khí hư.

Công hạ có thể phối hợp tuyên phế, khai khiếu, thanh hoả v.v…

  • Vận dụng phép thanh doanh

Ôn tà ở doanh phần, chưa vào phần huyết. Thanh doanh bao gồm:

  1. Thanh doanh tiết nhiệt: dùng An cung ngưu hoàng hoàn, hoặc bài Thanh doanh thang, chữa các chứng bệnh của doanh phận xuất hiện ban chẩn lờ mờ, vật vã không yên, có khi nói mê sảng. Chất lưỡi đỏ không có rêu.
  2. Thanh nhiệt: Dùng bài Ngọc nữ gia giảm, hóa ban thang khi tà còn cả ở doanh và đã ra phần khí. Sốt cao, khát, vật vã, phát ban, mạch hồng sác lưỡi đỏ, rêu vàng.
  • Vận dụng phép lương huyết

Ôn tà vào phần huyết, cần dùng nhóm thuốc có tác dụng thanh hoả giải độc, lương huyết, tán huyết.

  1. Lương huyết tán huyết: Dùng bài Tê giác địa hoàng thang, thích hợp với chứng huyết nhiệt gây chảy máu nhiều nơi như nôn máu, chảy máu cam, đái máu, hoặc bàn chân đen hoá, cuồng loạn, lưỡi đỏ tía. Nhóm thuốc này phải có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết tán huyết.
  2. Thanh nhiệt giải độc: Dùng bài thanh ôn bại độc ẩm. Thích dụng chứng hậu như trên, nhưng rêu lưỡi vàng, chất lưỡi khô, miệng thở ra hôi. Sốt cao miệng khát, hoảng loạn. Các vị thuốc phải có tác dụng thanh nhiệt giải độc tà ở khí và huyết nhận.
  • Vận dụng phép khai khiếu

Dùng phép khai khiếu khi nhiệt tà lấp bế ở tâm bào gây hôn mê, khi ôn tà xâm nhập che lấp thanh khiếu.

Nguyên nhân tâm bào có nhiệt bế uất thấp nhiệt với đờm khác nhau, cho nên phân khai khiếu ra thanh tâm khai khiếu và khoan đờm khai khiếu.

  1. Thanh tâm khai khiếu: Dùng bài An cung ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đơn, Tử tuyết đan, thuốc này có tác dụng vừa thanh nhiệt, vừa hóa đàm.
  2. Khoan đàm khai khiếu: dùng trong chứng thấp hóa đàm đè vít thanh khiếu, thần chí mờ tối, lúc tỉnh lúc lơ mơ, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác. Có thể dùng bài Xương bồ uất kim thang.
  • Vận dụng phép tức phong

Dùng phép này chủ yếu để dập tắt can phong, phòng co giật. Trong ôn bệnh, nhiệt tà thường quá mạnh, chân âm suy giảm, can phong nội động. Do tính hư thực mà pháp này được chia làm:

  1. Lương can tức phong: Khi nhiệt tà quá mạnh, sốt cao, co giật, hôn mê, mạch sác. Dùng bài Linh giác câu đằng thang.
  2. Tư âm tức phong: Chứng âm suy kiệt, thủy không nuôi được mộc, hư phong động bên trong, tinh thần mệt mỏi, chân tay máy động, co giật, mạch hư. Dùng bài Định phong châu.
  • Dùng phép tư âm

Vận dụng trong các trường hợp âm dịch bất túc, nhằm bổ âm dịch, nhuận táo ghìm dương. Trong ôn bệnh ít nhiều đều làm tổn thương tân dịch nhất là giai đoạn cuối của bệnh. Phép tư âm gồm:

  1. Tư âm, nhuận táo: Dùng khi nhiệt tà đã giải, tân dịch bị tổn thương miệng khô, họng ráo, lưỡi khô, đại tiện bí táo. Dùng bài Tăng dịch thang.
  2. Hàm hàn tăng dịch: Khi nhiệt tà xâm nhập hạ tiêu, làm hao tổn chân âm. Biểu hiện mình nóng, mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng hơn mu bàn tay bàn chân, miệng khô, cổ họng ráo, răng đau, lưỡi xám, mạch tế sác. Dùng bài gia giảm Phục mạch thang.

Phối hợp phép tư âm trong ôn bệnh hay được vận dụng, tuy vậy phải phân biệt tuỳ chứng để phối hợp, có các pháp như: Tư âm giải biểu, tư âm thanh nhiệt, tư âm thanh nhiệt, tư âm tức phong. Không dùng phép tư âm khi ôn tà gây thực chứng, dùng tư âm sẽ lưu tà lưu. Nhiệt tà thịnh mà âm dịch bất túc không dùng pháp tư âm. Thấp nhiệt dùng tư âm lưu tà lại.

  1. CÁC PHÉP CHỮA KIÊM CHỨNG CỦA ÔN BỆNH

  • Ôn bệnh kiêm đàm ẩm

Đàm và ẩm đều thuộc tân dịch, trong cơ thể vận hóa không bình thường mà sinh ra. Đàm thì đục đặc, ẩm thì trong loãng.

Ôn bệnh kiêm đàm ẩm chia 2 loại chính là đậm ẩm và nhiệt đàm.

  1. Đàm ẩm do ôn tà lưu trệ ở khí phần làm mất công nảng khí hoá, tân dịch đình trệ mà sinh ra biểu hiện: Đầy tức ngực vì thượng vị đầy, lợm giọng, khát nước uống nóng, rêu lưỡi nhờn dính. Có thể dùng: ôn đởm thang.
  2. Nhiệt đàm, do nhiệt nung, tân dịch cô kiệt sinh đàm trọc, tuỳ nơi phát mà có triệu chứng khác nhau:

+ Đàm nhiệt ở phế vị: ho, khạc đờm vàng dính, nặng hơn thì toát mồ hôi, rêu lưỡi vàng mạch hoạt.

+ Nhiệt cực sinh phong. Phong đàm vào lạc mạch xuất hiện chứng lưỡi cứng, nói giọng, nôn rốt rãi, mạch huyền hoạt.

+ Nhiệt đàm vào tâm bào sinh hôn mê, hoặc mê sảng hoặc cấm khẩu mạch hoạt sác.

Chữa đàm nhiệt, đều dùng thuốc thanh nhiệt hóa đàm như Hạnh Nhân, Qua Lâu Bì, Toàn Phúc Hoa, Xuyên Bối Mẫu, Thiên Trúc Hoàng, Trúc Nhự, Trúc Lịch.

  • Ôn bệnh kiêm thực trệ

Nguyên nhân thức ăn chưa kịp tiêu thì mắc ôn bệnh, hoặc khi bị bệnh thì lại ăn quá nhiều chất khó tiêu biểu hiện triệu chứng: đầy bụng, tức ngực, Ợ hơi nuốt chua sợ mùi thức ăn, sôi bụng và hay trung tiện, rêu lưỡi dày, mạch trầm sác hoặc hoạt thực. Khi chữa chú ý thêm thuốc tiêu thực hoà vị (ở trên dùng Bảo hoà hoàn). Dùng phép đạo trệ thông phủ khi bệnh ở dưới. Dùng các vị thuốc như: Chỉ thực đạo trệ hoàn.

  • Ôn bệnh kiêm khí uất

Do tình chí không bình thường, mừng giận, lo nghĩ, bực tức quá độ mà gây nên.

Biểu hiện ở ngực sườn đầy tức, mạch trầm phục hoặc huyền sác.

Bệnh có các triệu chứng thuộc can phận, Dùng các vị thuốc như Hương Phụ, Thanh Bì, Xuyên Luyện Tử, Diên Hồ Sách, Cát Cánh.

  • Ôn bệnh kiêm ứ huyết

Ứ huyết có thể xuất hiện trước ôn bệnh, như trong va quệt, đụng dập. Hoặc trong khi bị ôn dịch bệnh, do nhiệt quá mà bức huyết vọng hành. Triệu chứng biểu hiện: tức ngực, đau 2 bên mạng sườn, đau bụng dưới, sắc lưỡi đen tím. Cách chữa: ngoài thuốc chữa Ôn bệnh cần thêm thuốc tán ứ huyết: Đào Nhân, Hồng Hoa, Xích Thược, Qui Vĩ v.v…

  1. ĐIỀU LÝ BỆNH ÔN KHI BỆNH VỪA HỒI PHỤC

Khi hết ôn tà, cần biết điều lý để sức khoẻ mau hồi phục tránh hậu quả bất lợi. Cách điều lý bao gồm chế độ ăn uống, thuốc bổ và thuốc thanh trừ dư nhiệt.

  • Phép bổ gồm: bổ khí, huyết, tỳ, tâm v.v..Cụ thể như sau:

+ Khí huyết đều hư biểu hiện chất lưỡi nhợt, mạch hư, có thể dùng: Tập linh cao (Sâm, Kỷ Tử, Thiên Môn, Mạch Môn, Sinh Địa, Thục, Ngưu Tất).

+ Khí hư và tân dịch thương tổn, (người mệt mỏi, lưỡi khô tân dịch ít) nên dùng Tam tài thang (Thiên Môn, Địa Hoàng, Nhân Sâm), hoặc Tiết thị sâm mạch thang (Sâm, Mạch Môn, Thạch Hộc, Mộc Qua, Cam Thảo, Cốc Nha, Liên Tử).

  • Thanh trừ dư nhiệt, cần lưu ý phân biệt, thuộc nhiệt hay thấp. Thấp nhiều hay nhiệt nhiều.

Nếu khí, dịch đều hư, dư nhiệt chưa hết, cần thêm thanh tiết dư nhiệt như bài Trúc diệp Thạch cao thang.

  • Ôn bệnh mới khỏi, tân dịch của tràng vị chưa hồi phục (biểu hiện: miệng khô họng ráo, môi nẻ, táo bón) cần dùng thuốc ích vị sinh tân, tăng dịch nhuận tràng, có thể dùng thuốc phương hương tỉnh vị, thanh trừ dư nhiệt, có thể dùng bài: Tiết thị ngũ diệp lề căn thang (gồm: Hoắc Hương, Bạc Hà, Hà Diệp Tỳ Bà Diệp, Bội Lan Diệp, Lô Cải, Đông Qua Nhân).
  • Nếu tỳ vị hư, không vận hóa được thủy thấp, sinh ra thấp tà: ăn không tiêu, tay chân mỏi, đại tiện lỏng, phù thũng, rêu lưỡi trắng mỏng. Cần kiện vị, hoà trung, lý khí hóa thấp có thể dùng bài: Sâm linh bạch truật tán.
  1. ĐIỀU TRỊ LAO PHỤC

Lao phục là hậu quả của lao động quá mệt nhọc khi mới khỏi ôn bệnh, cơ thể chưa bình phục, hoặc còn dư tà. Người bệnh sốt lại. Khi chữa phải tuyên giải dư tà và bổ ích hư tổn. Tuỳ mức độ, có thể chia ra:

  • Dư tà ở khí phần (lao phục hiệp tà): Biểu hiện: sốt, tâm phiền, ảo não, trong ngực đầy tức. Cần thuyên giải dư tà; tiết nhiệt trừ phiền, hành khí khoan trung. Dùng bài Chỉ thực chi tử thang (gồm: Chỉ thực, chi tử, đậu si)
  • Nếu kiêm đàm thường có biểu hiện lợm giọng, đầy tức, cần thêm bán hạ, trúc nhị để hoà vị trừ đàm.
  • Nếu kiêm thực trệ, biểu hiện ngực tức, bụng trên đầy, thêm sơn tra, mạch nha để đạo trệ hoà trung.
  • Nếu có biểu hiện cả ngoại cảm đau đầu, sợ lạnh, cần thêm bạc hà, thông bạch để giải biểu tà.
  • Nếu dư tà còn ở thiếu dương, biểu hiện hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn tức đầy, có thể cùng tiểu sài hồ thang.
  • Nguyên khí hư tổn mà lao động mệt nhọc sớm, gây chứng lao phục hiệp hư. Biểu hiện bằng: Sốt nhẹ, sợ lạnh tay chân mệt mỏi, lưỡi không rêu, nhuận, ngực không có cảm giác đầy chướng nhưng khó chịu, mạch hư. Nên bổ ích nguyên khí, dùng Bổ trung ích khí. Nếu có mồ hôi, sợ lạnh dùng Qui tỳ kiến trung thang.
  • Nếu thận âm hư tổn, nhân lao động mà sốt, là do âm hư sinh nội nhiệt.

Cần tư âm dưỡng dịch. Dùng bài Phục mạch thang gia giảm.

  • Nêu có thêm biểu hiện của phần vệ cần tư âm giải biểu có thể dùng Chi tử sị thang thêm Thông Bạch, Bạc Hà, Sinh Địa, Mạch Môn.
  1. CHỮA THỰC PHỤC

Ôn mới khỏi, dư tà chưa hết hoàn toàn đã vội ăn uống quá nhiều, vị khí nhược, thức ăn không vận hóa được đình trệ lại mà thành thực phục.

Nếu phát sốt, phiền muộn, bụng đầy, chán ăn, rêu lưỡi đầy, mạch hoạt, có thể chữa như lao phục thực trệ (thêm Sơn Tra, Mạch Nha, Chỉ Thực).

Nếu không sốt, bụng trên đầy, không có cảm giác đói, không thư thái, có khi chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn không nhất thiết phải dùng thuốc thấp ôn mới khỏi, bị thực phục thì không dùng phép thực trệ thông thường phải chú ý biện chứng để luận trị.

  1. HỘ LÝ

Việc chăm sóc phục vụ người bệnh là một khâu quan trọng, riêng đối với ôn bệnh càng cần thiết. Phải được lưu tâm không kém phần điều trị cho nên khi trình bày về ôn bệnh có riêng 1 chương về công tác hộ lý.

  • Phòng bệnh cần được thoáng, ấm, sạch, không quá sáng và quá tối.
  • Người bệnh cần được động viên, chăm sóc, làm sao cho người bệnh tin tưởng, yên tâm điều trị.
  • Ôn bệnh hay lây nên cần cách li, chú ý phòng chống loét.
  • Trong chế độ ăn cần lưu ý bồi phụ nước, sinh tố. Hạn chế ăn no quá hay lao động quá sớm.
  1. CÁC THỂ BỆNH ÔN NHIỆT

Ôn bệnh có thể gặp trong cả 4 mùa, nguyên nhân và bệnh cơ khác nhau, khi bệnh mới phát có những đặc điểm nhất định. Tuỳ mùa phát bệnh mà người xưa chia ra: phong ôn, xuân ôn, thử ôn, thấp ôn. Phục thử, thu táo, đông ôn.

Tuy vậy có thể quy vào 2 loại lớn là: ôn nhiệt và thấp nhiệt là chứng trạng và cách chữa ở các giai đoạn phần vệ, phần khí. Nếu thấp nhiệt hóa tác thì chứng trạng và cách chữa giống ôn nhiệt.

Cần nắm qui luật chung ấy, thì có thể linh hoạt để chữa, hiểu rõ tính của mỗi loại ôn bệnh trong 4 mùa. Trong cái giống nhau tìm cái khác nhau, trong cái khác nhau tìm cái giống nhau. Nắm cái giống nhau, hiểu cái khác biệt, mới nắm vững qui luật điều trị các loại ôn bệnh.

Lý luận Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận