Bệnh Thái âm kinh (Tỳ, phế) trong đông y

Lý luận Đông y

Bệnh thái âm tuy với bệnh dương minh cùng là lý chứng nhưng về tính chất thì lại trái ngược nhau, bệnh dương minh là dương chứng thuộc về nhiệt, về thực, bệnh thái âm là âm chứng thuộc về hư, về hàn. Trên cơ chế thì bệnh dương minh là nhiệt kết táo hoả, bệnh thái âm là hàn kết hóa ra thấp.

Thái âm là người tỳ tạng vốn là nhược mà hoả tà thừa cơ xâm nhập vào. Sự xâm nhập của hàn tà có hai mặt: Trực trúng và truyền bệnh.

Trực trúng có nghĩa là mới mắc bệnh hàn tà đã trúng thẳng vào thái âm, chứ không trải qua tam dương.

Truyền bệnh là do khi bệnh ở tam dương, chẳng nhũng dùng thuốc khu dương trục bệnh hoặc không đúng mức mà lại dùng thuốc hàn lương thái quá, tuy có làm hết được độ nhiệt toả của tà khí, nhưng sự không đúng đó chẳng những bệnh độc không trừ hết, mà lý khí lại chuyển thành hư, không đủ sức chống đỡ bệnh tạo điều kiện cho bệnh dễ dàng tiến vào thành ra hàn hoá.

Chứng trạng của thái âm bệnh

Bụng đầy mà nôn, ăn không tiêu đi ỉa chảy, ngày càng nặng, bụng đau từng cơn, nếu hạ nhầm thì vùng dưới tim kết rắn.

Những hiện tượng trên đều là chủ chứng của thái âm bệnh do thái âm tỳ tạng hư hàn, mà tỳ vị là biểu lý với nhau nên tỳ hàn, thì vị cũng hàn, tỳ vị chỉ tiêu hóa cho nên bệnh phát ra ở thượng vị. Hay nói cách khác là do tỳ khí hư hàn, công năng vận hóa sút kém mà ảnh hưởng đến trường vị, chủ mạch của thái âm là trầm hoà hóa nhiệt, đôi khi có mạch tỳ và vô lực, nếu phong tà phạm vào thái âm thì mạch phải hoãn.

Tất cả các triệu chứng trên đều do tỳ vị hư hàn, thấp tà thịnh trong mà gây ra.

Phép chữa chủ yếu là phải ôn bổ dương khí ở trung tiêu, trừ hàn, táo thấp như bài Lý trung thang, Tứ nghịch thang tuỳ mức nặng nhẹ mà sử dụng.

Lý trung thang: (bài này hay làm thuốc hoàn, nếu để thang gọi là nhân sâm thang). Có tác dụng ôn trung khu hàn

Nhân sâm 12 gam

Bạch truật 20 gam         bổ trung khí, ích tỳ vị

Chích thảo 8 gam

Can khương 12 gam     ôn trung khu hàn.

Phép gia giảm

Trên rốn máy động là thận khí hư, thủy khí nghịch, bỏ bạch truật, gia trần bì để giải nghịch.

Mửa nhiều thuộc khí nghịch bỏ bạch truật, gia sinh khương giáng nghịch chỉ nôn mửa.

Phát mửa, muốn uống nước ở đây là tỳ hư không tán bổ được tân, thủy ẩm đình trệ lại khác hẳn với bệnh thương tổn tân dịch, táo khát, khát này do tỳ hư nên phải lợi dụng bạch truật để bố chế thủy, kiện tỳ vận thấp.

Vùng dưới tim thổn thức là thủy khí lăng tâm gia phục linh để lợi thủy.

Bụng đau là khí hư sinh ra, đau mà thích xoa bóp là trung khí hư nên trọng dụng nhân sâm.

Lý hàn nhiều nên lợi dụng can khương để tán hàn, nếu tay chân mát nhiều hoặc lạnh gia phụ tử 12 gam gọi là Phụ tử lý trung thang (tác dụng ôn bổ tỳ thận).

Tứ nghịch thang

Có tác dụng hồi dương cứu nghịch

Phụ tử 12 gam, ôn trung bổ dương

Can khương 12 gam, ôn trung khí hoà.

Chích thảo 8 gam, điều trung bổ hư

Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bệnh nặng tay chân mình mẩy giá lạnh nhiều, mạch vi dục tuyệt, can khương, phụ tử phải dùng liều cao 24 gam đến 40 gam mà chích thảo chỉ dùng 8 hoặc 12 gam.

Thái âm kiêm biểu

  1. Bệnh thái âm biểu tà chưa hết, dùng pháp hạ sớm quá, bên ngoài nóng rét chưa trừ mà bên trong hàn khí lại tăng thêm biểu tà hãm vào lý phận, hợp với ngoại nhiệt mà gây ra bệnh ỉa chảy, khí nghịch dương bị hãm xuống, khi được âm nghịch lên khiến cho vùng dưới tim bị căng vì trong khí hư lại không chuyên vận được âm dương, công năng thăng giáng đảo ngược cho nên lí chứng không giải được mà biểu chứng cũng không trừ phép chữa phải ôn lý giải biểu dùng bài Quế chi nhân sâm thang.

Quế chi nhân sâm thang:

Tức bài Lý trung thang để ôn lý gia quế chi 16 gam để giải biểu.

Bệnh thái dương biểu tà chưa hết dùng phép hạ sớm quá mạch hư bụng đầy có khi đau là chứng hư không nên hạ nữa cho uống bài Quế chi thang bội bạch thược để điều hoà tỳ trung. Bạch thược bình can, can khí bình không khắc tỳ thì bụng khỏi đau.

  1. Nếu chứng trạng như trên, nhưng mạch trầm thực, đại tiện táo kết mà bụng đau dữ, tay đè vào không chịu được, nên phải hạ ngay dùng bài Quế chi gia đại hoàng thang.

Quế chi gia đại hoàng thang.

Tức là bài Quế chi thang bỏ bạch thược ở trên gia thêm đại hoàng 8 gam để khu trục tích trệ.

Bệnh này do người tạng thực mà có táo kết nên biểu hiện ra dương chứng, thực chứng, có lẽ quy vào thái dương sinh hợp bệnh thì đúng hơn.

Âm hoàng, bệnh thái mà hàn thấp uất lại có thể sinh ra chứng phát hoàng, nhưng sắc vàng tối sẫm không có hiện tượng phát nóng, khác với dương minh do thấp nhiệt kết lại mà sinh ra chứng vàng da, vàng mắt, sắc vàng tươi sáng gọi là chứng dương hoàng. Thái âm tỳ hư thấp thịnh, hàn thấp ứ trệ mà gây ra chứng âm hoàng.

Chữa âm hoàng chủ yếu là: ôn trung khu hoàng như các bài Lý trung thang hoặc Tứ nghịch thang gia nhân trần tuỳ theo mức độ của bệnh, nhân sâm chủ trị bệnh phát hoàng nên dùng liều cao từ 20 đến 40 gam.

Phân biệt thái âm bệnh với dương minh bệnh

Bệnh ở trường vị nếu thực nhiệt là dương minh, hư hàn là thái âm, vì vậy phương pháp điều trị rất xa, về mặt chẩn đoán phải lưu tâm phân biệt cho khỏi nhầm.

Chứng trạng đầy của thái âm có lúc giảm bớt như cũ, ấn tay và thở không có sức chống đõ, ấn mạnh tay xuống đáy bụng bệnh nhân không kêu đau, trái lại chứng trạng của dương minh thì không có lúc nào giảm, ấn tay vào không có sức chống lại, ấn mạnh tay thì bệnh nhân kêu đau thì bệnh nhân không chịu được.

Chứng đau bụng của thái âm là tỳ vị hư hàn mà bụng tự đau cho nên bụng đau từng cơn, nghĩa là lúc nào được khí trị cho đầy đủ ấm áp thì không đau, còn chứng bụng của dương minh vì có phần táo nên lúc nào cũng đau đau nghĩa là vì bản thân tỳ tạng hư hàn mà đau, chứ không phải vì tà khí ứ trệ mà đau.

Phân biệt chứng ỉa chảy của thái âm và thiếu âm

Chứng ỉa chảy của thái âm và thiếu âm tuy cùng loại hư hàn mà có khác nhau chút đỉnh. Thái âm là tỳ tạng hư hàn mà thấp khí nhiều cho nên không khát nước. Thiếu âm là thận dương hư nhược hơn nữa có tính chất toàn thân chứng trạng suy yếu mà tân dịch (suy yếu) thiếu thốn cho nên có chứng trạng khát nước. Tuy thái âm bệnh có phần nhiệt hơn thiếu âm nhưng tỳ tạng hư hàn quá nên có khi phải dùng phép (lúc tắc bổ mẫu) bổ thận hoả để sinh tỳ thì thì dùng Tứ nghịch thang là phương dược của thiếu âm, Lý trung thang mới là phương dược chính của thái âm.

Lý luận Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận