Đông y chữa Thiếu máu và thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương

Đông y chữa bệnh

Thiếu máu và thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương thuộc phạm vi các chứng huyết hư, hư lao của y học cổ truyền dân tộc.

Nguyên nhân gây ra thiếu máu rất nhiều, có trường hợp cấp tính như chấn thương băng huyết sau đẻ v.v… Các nguyên nhân gây ra thiếu máu kéo dài thường do sự rối loạn hoạt động của các tạng tâm, tỳ, thận gây ra ảnh hưởng đến khí huyết tinh của cơ thể và sinh ra bệnh. Tài liệu này giới thiệu cách chữa chứng thiếu máu do các nguyên nhân chung và phân loại triệu chứng thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Chữa chứng bệnh thiếu máu do các nguyên nhân

Triệu chứng chung: da xanh, niêm mạc mắt nhợt, môi nhợt, ngủ ít, chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhạt, mạch hư, tế đới sác vô lực. Nếu huyết hư gây khí hư thì có hiện tượng thở ngắn gấp mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, mạch hư tế vô lực. Nếu huyết hư gây khí hư thì có hiện tượng thở gấp mệt mỏi, tiếng nói nhỏ, mạch hư tế vô lực.

Phương pháp chữa: bổ huyết nếu kèm thêm khí hư thì bổ khí huyết.

Bài thuốc:

Bài 1.

Rau má                      20 gam                    cỏ nhọ nồi              20 gam

Đẳng sâm                   20 gam                    Huyết dụ               20 gam

Mạch nha            20 gam                        Gừng               4 gam

Hoài sơn                    20 gam                    Hoàng tinh            20 gam

Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên uống ngày 20 gam.

Bài 2. Viên hà thủ ô

Hà thủ ô                     20 gam                    Thục địa     12 gam

Củ mài                       20 gam                    Hà thủ ô    20 gam

Hạt sen                      12 gam                    Ngải cứu    20 gam

Táo nhân         12 gam                        ích mẫu            20 gam

Đảng sâm                   12 gam

Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm viên ngày uống 20 – 40 gam.

Hà Thủ Ô đỏ ( dạ giao đằng) chữa bệnh thiếu máu
Hà Thủ Ô đỏ ( dạ giao đằng) chữa bệnh thiếu máu

Bài 4. Tam thất, ngày dùng 4 gam sao khô tán bột uống với rượu hoặc hấp cách thủy với gà, phủ tạng động vật,

Bài 5. Tứ vật thang gia giảm.

Thục địa 16 gam Cao ban long 12 gam
Bạch thược 12 gam A giao 8 gam
Đương quy 12 gam Ky tử 12 gam
Xuyên khung 8 gam
Bài 6. Hắc quy tỳ thang gia giảm.
Đẳng sâm 16 gam Long nhãn 12 gam
Bạch truật 16 gam Phục linh 8 gam
Hoàng kỳ 12 gam Thục địa 12 gam
Đương quy 6 gam Bạch thược 12 gam
Mộc hương 6 gam Kỷ tử 12 gam
Viễn chí 8 gam Đại táo 12 gam
Táo nhân 8 gam.

Bài 7. Nếu huyết hư kèm theo khí hư dùng bài Bát trân thang hoặc bài Nhân sâm dưỡng vinh thang.

Bài bát trân thang:

Thục địa 16 gam Hoàng kỳ 16 gam
thay nhân sâm
Phục linh 12 gam Cam thảo 6 gam
Bạch truật 8 gam Thục địa 6 gam
Đương quy 10 gam Bạch thược 12 gam
Quế tâm 6 gam Trần bì 6 gam
Ngũ vị tử 10 gam Đại táo 12 gam
Gừng 5 gam

Sắc uống ngày 1 thang

Châm cứu: châm bổ hoặc cứu các huyệt Cách du, Cao hoang, Tỳ du, Tâm du, Túc tam lý, Tam âm giao.

Thiểu năng tạo máu của tủy xương

Thiểu năng tạo máu của tủy xương có thể sinh ra các triệu chứng, thiếu máu, chảy máu, nhiễm trùng, suy tim… Khả năng điều trị bằng y học cổ truyền dân tộc có thể tốt đối với các trường hợp bệnh nhẹ kéo dài, còn các trường hợp bệnh nặng cần phải kết hợp với các phương pháp khác của y học hiên đại. Thường được chia làm 4 loại và được chữa như sau:

  • Thể khí huyết đều hư

Triệu chứng: thở ngắn gấp, da xanh, người mệt mỏi chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, đánh trống ngực, chất lưỡi nhạt mạch như tế sác.

Phương pháp chữa: bổ khí huyết

Bài thuốc:

Bài 1.

Hà thủ ô                 100  gam                    Hoàng tinh               100     gam

Đinh lăng               100  gam                    Tam thất                    20      gam

Thục địa                 100  gam

Tán nhỏ thành bột uống ngày 100 gam.

Bài 2. Cổ phương có thể dùng các bài Tứ vật thang gia giảm Quy tỳ thang, Bổ trung ích khí thang, Bát trân thang, Đương quy bổ huyết thang (đương quy 8 gam, hoàng kỳ 40 gam) uống ngày 1 thang.

Đương quy chữa thiếu máu
Đương quy chữa thiếu máu

Châm cứu: cứu các huyệt Cao hoang, Cách du, Tỳ du, Túc tam lý.

  • Thể can thận âm dư

Triệu chứng: đầu choáng, mắt hoa, đau lưng, mỏi gối, hai gò má đỏ, lòng bàn chân, tay nóng, hồi hộp, di tinh, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ, có thể thấy chảy máu cam, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: bổ can thận âm.

Bài thuốc:

Bài 1. Tạo huyết số 1

Hà thủ ô 20 gam Kỷ tử 12 gam
Ba kích 20 gam Cỏ nhọ nồi 20 gam
Thục địa 40 gam Thiên môn 20 gam
Sơn thù 12 gam Nhục thung dung 20 gam
Thỏ ty tử 20 gam

Bài 2. Cao trâu cổ.

Trâu cổ, đỗ đen sao đường trắng

Nấu thành cao, mỗi ngày uống lượng cao tương đương với 20 – 40 gam trâu cổ.

Bài 3. Lục vị địa hoàng thang gia giảm

Thục địa 16 gam Đan bì 8 gàm
Sơn thù 8 gam Cỏ nhọ nồi 16 gam
Hoài sơn 12 gam Mai ba ba 12 gam
Trạch tả 8 gam Ngẫu tiết 12 gam
Phục linh 8 gam Rễ cỏ tranh 12 gam

Sắc uống ngày 1 thang

Châm cứu: châm bổ các huyệt trên.

  • Thể tỳ thận dương hư

Triệu chứng: sắc mặt trắng bệch, chóng mặt, hoa mắt, tai ù, sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi, ngại nói, tự đổ mồ hôi, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế.

Phương pháp chữa: ôn bổ tỳ thận (kiện tỳ bổ thận)

Bài thuốc:

Bài 1. Tạo huyết số 2

Hà thủ ô 20 gam Đẳng sâm 20 gam
Hoàng tinh 20 gam Đương quy 12 gam
Thỏ ty tử 20 gam Lộc giác giao 20 ga ra
Phá cố chỉ 20 gam Lộc nhung 4 gam
Phục linh 12 gam Đại táo 12 gam
Bài 2. Bát trân thang gia thêm:
Hoàng kỳ 12 gam Ba kích 12 gam
Hà thủ ô 6 gam Cao ban long 20 gam

Châm cứu: cứu các huyệt đã nêu ở trên ở các thể bệnh nặng như can thận âm hư hay tỳ thận dương hư có thể xuất hiện các chứng chảy máu nhiễm trùng. Khi chảy máu phải dùng thêm các vị thuốc cầm máu như cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp, địa du, hoè hoa, tam thất, nếu có truỵ mạch phải dùng Độc sâm thang (nhân sâm 8 gam) một ngày.

Nếu có sốt nhiễm trùng phải dùng các loại thuốc thanh nhiệt giải độc như kim ngân, liên kiều, sơn đậu căn, hoàng cầm, kết hợp với các thuốc thanh nhiệt lương huyết như sinh địa, huyền sâm, đan bì, địa cốt bì v.v… để chữa.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

xem thêm:

Bệnh Thiếu máu: chẩn đoán, xếp loại và xử trí

Thiếu máu tán huyết miễn dịch

Chẩn đoán và điều trị Thiếu máu tán huyết cấp

Thiếu máu ở bệnh thận mạn

Bệnh Thiếu máu thiếu sắt – triệu chứng, điều trị

  • Điều trị theo căn nguyên: Nếu do các bệnh kinh điển phải chữa các bệnh đó. Nếu do giun móc câu, giun đũa phải chữa tẩy giun. Do trĩ phải chữa trĩ. Chế độ ăn, ăn tăng Protid

Thuốc có chất sắt. Nếu dạ dày thiếu toan thì phải cho thêm acid, clohydric 5 % mỗi lần 2 thìa canh pha vào nước uống để tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ chất sắt dễ dàng 2 – 3 lần trong bữa ăn. Thiếu máu ác tính Biermer cho vitamin B12 200-500 hàng ngày, acid Folic uống hoặc tiêm bắp 20-60 mg chia làm 3 lần uống trong ngày dùng 20-30 ngày (acid folic có trong gan, nấm, rau xanh).

  • Truyền máu: Truyền ít một, kích thích cơ thể tạo máu. Nếu mất máu cấp tính: Phải tìm mọi cách cầm máu: Giúp cho tăng yếu tố đông máu: vitamin K Thuốc gây co mạch: hypophyx (glanduix).
  • Bất động
  • Truyền máu bù số lượng bị mất
  • Phẫu thuật cầm máu.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận